Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

doc 6 trang hatrang 27/08/2022 8620
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_nam_hoc_2020_2021_mon_thi.doc
  • docĐÁP ÁN.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. UBND TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn thi: Hóa Học 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 6 trang, 50 câu trắc nghiệm) Họ và tên học sinh : Số báo danh : Mã đề 339 Cho biết nguyên tử khối của một sốnguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng? A. CrO3 có tính oxi hóa mạnh. B. Cr2O3 tan trong dung dịch KOH loãng. C. Fe2O3 có màu nâu đen. D. FeO là một quặng giàu sắt nhất. Câu 2. Cho hỗn hợp M gồm ancol X (đa chức), ancol Y (không no, có một liên kết đôi, mạch hở) và axit propionic Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp M, sau phản ứng thu được 14,56 lít khí CO2 (đo đktc) và 13,5 gam H2O. Khối lượng của X là A. 6,2 gam.B. 2,3 gam. C. 9,2 gam. D. 4,6 gam. Câu 3. Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được dung dịch X. Cho X lần lượt tác dụng với các chất: NaOH, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2 và Al. Số chất phản ứng được với dung dịch X là A. 4.B. 6.C. 5. D. 3. Câu 4. Tổng số liên kết π trong phân tử trilinolein là. A. 6.B. 3. C. 9.D. 2. Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nhiệt độ càng cao tính dẫn điện của kim loại càng tăng. B. Điện phân dung dịch CaCl2 thu được kim loại Ca ở catot. C. Các nguyên tố nhóm IA đều là kim loại và có tính khử mạnh. D. Ăn mòn điện hóa học và ăn mòn hóa học có cùng bản chất với nhau. Câu 6. Cho các phát biểu sau về photpho và hợp chất của photpho: (a) H3PO4 có thể tạo được 3 gốc axit khác nhau. (b) P trắng hoạt động mạnh hơn P đỏ. (c) Có thể điều chế H3PO4 trực tiếp từ đơn chất photpho. (d) Thành phần chính của supe lân là Ca3(PO4)2. Số phát biểu sai là A. 3. B. 4.C. 1.D. 2. Câu 7. Cho hỗn hợp khí X gồm metan, etilen, propin, vinyl axetilen và hiđro. Dẫn 22,4 lít X (đo ở đktc) qua Ni nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với X là 1,25. Dẫn Y qua lượng dư dung dịch Br2 trong CCl4 thấy có 24 gam Br2 phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn lượng Y trên thu được x mol CO2. Giá trị của x là A. 1,20.B. 1,15. C. 1,10.D. 0,95. Câu 8. Thực hiện sơ đồ phản ứng từ hợp chất hữu cơ E (C7H12O6, mạch hở) với hệ số phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sau: + (1) E 2NaOH → X + Y + H2O. (2) X + H2SO4 → Z + Na2SO4. Trang số 1/6 - Mã đề 339
  2. (3) Triolein + 3NaOH → 3T + Y. Số công thức cấu tạo phù hợp với E là A. 4.B. 5. C. 3. D. 2. Câu 9. Hòa tan hết 9,18 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe(OH)2 vào 47,6 gam dung dịch HNO3 45% thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni). Cho Y phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 2M, thu được kết tủa E và dung dịch Z. Nung E trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 9,2 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3. Cô cạn dung dịch Z, thu được hỗn hợp chất rắn khan T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 22,74 gam hỗn hợp chất rắn khan. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong Y có giá trị gần nhất với A. 15,4. B. 13,6C. 13,9. D. 14,6. Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm một ankan, một anken và một ankin. Sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 23 gam kết tủa, khối lượng dung dịch giảm 7,66 gam. Mặt khác, đun nóng hỗn hợp X trên với 1,12 lít H2 (đo ở đktc, xúc tác Ni) thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với He bằng 5,375. Dẫn toàn bộ Y lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được m1 gam kết tủa, bình (2) đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng m2 gam; đồng thời thoát ra 2,688 lít (đo ở đktc) hỗn hợp 2 hidrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tổng giá trị m1 và m2 gần nhất với A. 3,2.B. 5,2. C. 4,2. D. 6,2. Câu 11. Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hết Y thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (đo ở đktc). Thành phần phần trăm theo thể tích của HCHO trong X là A. 53,85%. B. 65,00%. C. 46,15%.D. 35,00%. Câu 12. Cho các phản ứng sau: (a) NaHSO4 + NaHS → Na2SO4 + H2S (b) BaS + H2SO4 (loãng) → BaSO4 + H2S (c) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (d) K2S + 2HCl → 2KCl + H2S 2- + Số phản ứng có phương trình ion rút gọn S + 2H → H2S là A. 4.B. 1. C. 2.D. 3. Câu 13. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng. (b) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (c) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư. (d) Nhiệt phân AgNO3. (e) Điện phân nóng chảy Al2O3. (g) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm không thu được kim loại là A. 5.B. 1.C. 2. D. 3. Câu 14. Cho sơ đồ phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + N2 + H2O. Biết tỉ lệ số mol các khí lần lượt là NO : N2O : N2 = 2 : 3 : 4. Số phân tử HNO3 bị khử là A. 48. B. 70.C. 258.D. 16. Câu 15. Hòa tan hoàn toàn 295t gam hỗn hợp X gồm FexSy, Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, FeCO3 (oxi chiếm 24,407% khối lượng trong X) vào 500 ml dung dịch HNO3 1,0M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và 137,25t gam hỗn hợp khí Z gồm CO2, NO, NO2. Dung dịch Y hòa tan tối đa 5,04 gam Cu, thu được dung dịch G (khối lượng chất tan trong G nhiều hơn trong Y là 4,545 gam) và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Mặt khác, dung dịch Y phản ứng tối đa 0,2175 mol Ba(OH)2, thu được 22,6 gam kết tủa Thành phần phần trăm khối lượng CO2 trong Z là A. 54,64%. B. 16,03%. C. 4,04%.D. 29,33%. Câu 16. Cho các phát biểu sau: (a) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc Trang số 2/6 - Mã đề 339
  3. (b) Vải làm từ nilon-6,6 bền trong nước xà phòng có tính kiềm. (c) Xăng sinh học E5 là xăng được pha chế (theo thể tích) từ 95% xăng A92 và 5% etanol. (d) Dùng xà phòng để giặt quần áo trong nước cứng sẽ làm vải nhanh hư hỏng. (e) Glucozơ thuộc loại monosaccarit. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3.C. 4. D. 5. Câu 17. Trong thành phần của khí than ướt và khí than khô đều có chứa khí Y. Y là chất khí không màu, không mùi, rất độc Y có tính khử mạnh và được sử dụng trong quá trình luyện gang. Y là A. CO2. B. CO. C. H 2.D. NH 3. Câu 18. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ mô tả dưới đây: Kết luận nào sau đây đúng? A. Khí Y có thể làm nhạt màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường. B. Dẫn khí Y vào dung dịch CaCl2 thấy có kết tủa trắng tạo thành. C. Dung dịch nước brom dư có tác dụng hấp thụ H2S trong hỗn hợp X. D. Hỗn hợp khí X sinh ra làm nhạt màu nước brom trong bìnhA. Câu 19. Axit propionic có công thức là A. C2H3COOH. B. C 2H5COOH.C. HCOOH. D. CH 3COOH. Câu 20. Cho hỗn hợp bột gồm Mg, Zn và Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch gồm 3 muối. Số chất chắc chắn phản ứng hết là A. 2. B. 4. C. 3.D. 5. Câu 21. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng, dư. (b) Đốt nóng hỗn hợp Fe và S (trong chân không). (c) Cho kim loại Fe vào lượng dư dung dịch HCl. (d) 0,15 mol Fe tan hết trong dung dịch chứa 0,5 mol HNO3 (NO là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được muối sắt (II) là A. 3. B. 2.C. 1. D. 4. Câu 22. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho FeO vào dung dịch H2SO4 loãng. (b) Cho Fe2O3 vào dung dịch HI. (c) Cho FeO vào dung dịch HNO3 đặc nguội. (d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch KHSO4 dư. (e) Đốt dây Fe trong bình chứa khí Cl2. (g) Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là A. 4.B. 2. C. 3. D. 5. Trang số 3/6 - Mã đề 339
  4. Câu 23. Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat, glixeryl trifomat và phenyl axetat. Thủy phân hoàn toàn 36,3 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng, thu được m gam hỗn hợp muối và 15,6 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho Y tác dụng với Na dư, thu được 5,6 lít khí H2 (đo ở đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 36,3 gam X bằng oxi dư, thu được 61,6 gam CO2 và 17,1 gam H2O. Giá trị của m là A. 43,8. B. 39,8.C. 44,7.D. 40,7. Câu 24. Từ 10 tấn nho chín có chứa 46% glucozơ có thể điều chế được V m3 rượu vang 11,5°. Biết hiệu suất lên men là 90%, khối lượng riêng của rượu là 0,8 g/ml. Giá trị của V gần nhất với A. 11. B. 28.C. 22. D. 14. Câu 25. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp Y rồi chia thành 2 phần: Phần 1 có khối lượng 13,65 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư, đun nóng thu được dung dịch Z và 0,15 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Phần 2 đem tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,672 lít khí H2 (đo ở đktc) và còn lại 4,48 gam chất rắn. Công thức của oxit sắt và giá trị của m lần lượt là: A. Fe2O3 và 22,75.B. Fe 2O3 và 26,70. C. Fe3O4 và 22,75. D. FeO và 26,70. Câu 26. Cho sơ đồ chuyển hóa: CO2 → X → Y → Z → T → Cao su Buna Chất Z là A. đivinyl.B. etanol. C. glucozơ. D. anđehit axetic Câu 27. Hỗn hợp X gồm các chất Y (C5H14N2O4) và Z (C5H10N2O3); trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 45,8 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol hỗn hợp các chất hữu cơ ở thể khí, đều làm xanh quỳ tím ẩm. Mặt khác, cho 45,8 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là A. 60,4.B. 71,3. C. 67,7. D. 78,6. Câu 28. Cao su buna – S được điều chế bằng phản ứng nào dưới đây? A. Đồng trùng hợp.B. Trùng hợp. C. Trùng ngưng. D. Đồng trùng ngưng. Câu 29. Hỗn hợp X gồm 3 peptit mạch hở. Thủy phân hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X (có khối lượng 6,67 gam) bằng một lượng vừa đủ 50 gam dung dịch NaOH 8%, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y gồm các muối của glyxin, alanin, glutamic, trong đó số mol muối của axit glutamic chiếm 1/9 tổng số mol muối trong hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho toàn bộ sản phẩm khí hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch Z chứa Ca(OH)2 1,2M và KOH 0,5M thấy xuất hiện m gam kết tủa Giá trị của m là A. 10. B. 11.C. 12. D. 18. Câu 30. Cho các hỗn hợp chất rắn: (a) Na, BaO, Al2O3 (tỉ lệ mol 1:1:1). (b) Al, K, Al2O3 (tỉ lệ mol 1:2:1). (c) Na2O, Al (tỉ lệ mol 1:2). (d) K2O, Al2O3 (tỉ lệ mol 1:1). Số hỗn hợp tan hết trong nước dư là A. 1.B. 2. C. 3. D. 4. Câu 31. Cho 0,1 mol chất X có công thức là C2H12O4N2S tác dụng với dung dịch chứa 0,35 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 26,4.B. 20,2.C. 28,2. D. 15,0. Câu 32. Hòa tan 17,07 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe(NO3)2, Fe2O3 vào dung dịch chứa 0,81 mol KHSO4. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa muối sunfat trung hòa (không có ion Fe3+) và 2,24 lít (đo ở đktc) hỗn hợp Z gồm 2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí T và V (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 và MT > MV). Tỉ khối hơi của Z so với H2 bằng 9,4. Tổng số mol của Fe(NO3)2 và Fe2O3 có trong lượng X trên là A. 0,060. B. 0,065.C. 0,070. D. 0,075. Câu 33. Xà phòng hóa một hợp chất hữu cơ X (C10H14O6) trong dung dịch NaOH dư, thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (đều không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối có thể là: A. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH≡C-COONa - - B. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3 CH2 COONa - - C. CH2=CH-COONa, CH3 CH2 COONa và HCOONa - - D. CH3 COONa, HCOONa và CH3 CH=CH-COONa Câu 34. Nhiệt phân 12,8 gam tinh thể muối X đến khối lượng không đổi, thu được 2 gam chất rắn Y và hỗn Trang số 4/6 - Mã đề 339
  5. hợp Z gồm khí và hơi. Hấp thụ toàn bộ Z vào nước, thu được dung dịch T. Cho T tác dụng với 100 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch chỉ chứa 10,1 gam một muối duy nhất. Thành phần trăm khối lượng của kim loại trong X là A. 34,043%. B. 9,375%. C. 31,111%. D. 23,140%. Câu 35. Kim loại tác dụng với H2O tạo dung dịch bazơ là A. K. B. Be C. Mg. D. Al. Câu 36. Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch chứa CuCl2 0,4M và FeSO4 0,4M. Sau một thời gian thu được dung dịch X và hỗn hợp chất rắn nặng 25 gam. Lọc tách chất rắn rồi cho 14,4 gam Mg vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 29,8 gam chất rắn xuất hiện. Giá trị của m là A. 26,0.B. 32,0. C. 28,6. D. 27,3. Câu 37. X là một trieste mạch hở được tạo bởi glixerol với các axit đơn chức Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Biết rằng b – c = 6a Mặt khác, a mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 12,8 gam Br2 thu được 18,12 gam sản phẩm hữu cơ. Cho a mol X tác dụng với 80 gam dung dịch NaOH 4,5%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 10,76.B. 5,80. C. 5,88. D. 7,08. Câu 38. Cho 5,04 gam hỗn hợp gồm Mg và AI (tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2) tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,896 lít (đo ở đktc) hỗn hợp gồm hai khí N2 và N2O có tỉ khối hơi so với H2 bằng 18. Số mol HNO3 bị khử trong quá trình trên là A. 0,590. B. 0,110. C. 0,080. D. 0,095. Câu 39. Chất nào dưới đây không làm mất màu dung dịch brom? A. Axetilen. B. Metan. C. Buta-1,3-đien. D. Etilen. Câu 40. Để làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài, một trong những chất liệu cần dùng là những mảnh vàng lấp lánh cực mỏng. Tính chất vật lí nào của vàng được ứng dụng khi làm tranh sơn mài? A. Mềm, có tỉ khối lớn.B. Có khả năng khúc xạ ánh sáng. C. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt. D. Tính dẻo và có ánh kim. Câu 41. Hỗn hợp T gồm ba chất hữu cơ X, Y, Z mạch hở (MX < MY < MZ). Cho T tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa NaOH, thu được 15,3 gam một muối duy nhất của axit cacboxylic no, đơn chức và hỗn hợp M gồm hai ancol no, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 8,96 lít khí CO2 (đo ở đktc) và 10,8 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng của nguyên tố hidro trong Y là A. 7,85%. B. 6,08%.C. 8,11%. D. 4,34%. Câu 42. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây: – Bước 1: Cho 1 ml C6H5NH2 (D = 1,02 g/cm3) vào ống nghiệm có sẵn 2 ml H2O, lắc đều, sau đó để yên ống nghiệm. – Bước 2: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để yên. – Bước 3: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch NaOH 2M vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để yên. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Thay NaOH bằng cách sục khí CO2, sau bước 3, thu được dung dịch ở dạng nhũ tương. B. Sau mỗi bước, dung dịch trong ống nghiệm đều tách thành hai lớp. C. Sau bước 3, dung dịch trong ống nghiệm đồng nhất, trong suốt. D. Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm đồng nhất, trong suốt. Câu 43. Một phân tử fructozơ ở dạng mạch hở có bao nhiêu nhóm hyđroxyl liên tiếp? A. 5.B. 4.C. 2. D. 3. Câu 44. Cho các phát biểu sau: (a) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí. (b) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Val có 4 nguyên tử oxi. (c) Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm. (d) Thủy phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp α-amino axit. Trang số 5/6 - Mã đề 339
  6. (e) Anilin tham gia phản ứng thế với brom khó hơn benzen. Số phát biểu đúng là A. 5.B. 4. C. 2. D. 3. Câu 45. Cho dãy các chất: Ba, Al, Ba(OH)2, NaHCO3, BaCO3, Ba(HCO3)2, BaCl2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaHSO4 dư vừa tạo chất khí vừa tạo kết tủa là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 46. Số đồng phân amin bậc 2 của C4H11N là A. 4. B. 8. C. 3. D. 1. Câu 47. Trong phòng thí nghiệm, HNO3 thường được điều chế từ A. NaNO3 rắn và dung dịch H2SO4 đặc B. NaNO3 rắn và dung dịch HCl loãng. C. NaNO3 rắn và dung dịch HCl đặc D. NaNO3 rắn và dung dịch H2SO4 loãng. Câu 48. X là axit mạch hở CnH2n-2O2, Y là este CmH2mO2, Z là este hai chức tạo bởi C2H4(OH)2 và axit X. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp T gồm X, Y, Z (trong đó số mol nX = nZ) cần dùng 30,016 lít O2 (đo ở đktc) thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 78,96 gam. Mặt khác, cũng lượng hỗn hợp T ở trên làm mất màu tối đa dung dịch chứa 0,56 mol Br2. Thành phần phần trăm khối lượng của X có trong T là A. 18,85%.B. 73,17%C. 8,20%. D. 7,98%. Câu 49. Cho các phát biểu sau: (a) Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch Br2. (b) Ancol etylic và phenol đều tác dụng với Na và dung dịch NaOH. (c) Ancol etylic phản ứng với Na nhưng không phản ứng CuO, đun nóng. (d) Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HBr. Số phát biểu sai là A. 3.B. 4.C. 2. D. 1. Câu 50. Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí X được thực hiện như hình vẽ sau: Cho các phát biểu về thí nghiệm trên như sau: (a) Đá bọt được sử dụng có thành phần hóa học là CaCO3 tinh khiết. (b) Thay dung dịch Br2 bằng dung dịch KMnO4 có kết tủa xuất hiện. (c) Bông tẩm NaOH có tác dụng hấp thụ khí SO2 và CO2. (d) Dung dịch Br2 bị nhạt màu dần. (e) Khí X đi vào dung dịch Br2 là C2H4. Số phát biểu đúng là A. 2.B. 5. C. 1. D. 4. HẾT (Liên hệ zalo: 0582399026 tải thêm đề thi HSG các sở theo hình thức trắc nghiệm – và nhận đáp án chi tiết) Trang số 6/6 - Mã đề 339