Đề ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8

doc 16 trang hatrang 24/08/2022 12800
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_on_tap_hoc_ki_1_mon_ngu_van_8.doc

Nội dung text: Đề ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8

  1. ĐỀ SỐ 1 Phần I: Đọc hiểu Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn. Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta. Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều. (Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. Câu: “Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Câu 3. Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, ta cần phải làm gì? II. Phần làm văn Câu 4: Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tinh thần tương thân tương ái trong phòng, chống COVID -19. Câu 5:Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn nghiện game của giới trẻ hiện nay. ĐỀ 2: PHẦN II. Làm văn Viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường hiện nay ở trường THCS. ĐỀ 3: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành” (Bài văn nghị luận sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm). ĐỀ 4: 1
  2. Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới: Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi: – Bạn cua ơi, bạn làm sao thế? Cua trả lời: – Tớ đang lột xác bạn à. – Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế? – Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ. – À, bây giờ thì tớ đã hiểu. (Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009) a. Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích trên. b. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau đây: “Cá chép con dạo chơi trong hồ nước”. c. Theo câu chuyện, vì sao cua phải lột xác? Từ đó liên hệ đến con người, để trưởng thành, theo em cần phải làm gì? (Em hãy trả lời bằng vài câu văn) Câu 2: Con hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ họ khi mình có thể làm được. Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục. Con hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng hãy giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào về lòng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã chiếm chỗ. (Việt Quang – Trở lại thiên đường) Từ nội dung gợi dẫn trên, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống. ĐỀ SỐ 5: Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới: Nhà gác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn. (Thăm cõi Bác xưa – Tố Hữu) a. Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cũng nói về nếp sinh hoạt của Bác? Tác giả là ai? b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. 2
  3. c. Đặt một câu cảm thán bày tỏ tình cảm của em đối với Bác Hồ. d. Từ nội dung đoạn thơ trên, bản thân em sẽ làm gì để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Nêu 2 hành động cụ thể). Câu 2: Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay. ĐỀ 6: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người. (Quê hương – Đỗ Trung Quân) a. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ? b. Chỉ ra các loại hoa được nhắc đến trong khổ thơ sau: Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi c. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. d. Hãy đặt một câu cảm thán có nội dung nói về đoạn thơ trên và nêu chức năng của câu cảm thán? II. TẬP LÀM VĂN Câu 1. Quê hương luôn là tình cảm thiêng liêng trong trái tim của mỗi con người. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương. Câu 2. Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện game trong một số học sinh hiện nay. 3
  4. ĐỀ 7: Phần I: Đọc hiểu văn bản Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! Câu 1. Lời nhận xét viết về bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2. Em hãy chép nguyên văn bốn câu thơ mà em thích trong bài thơ ấy? Câu 3. “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” thuộc kiểu câu gì? Nó được dùng để làm gì? Câu 4. Vì sao nói bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em, thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình? Phần II: Tạo lập văn bản Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Hãy viết một văn bản nghị luận trình bày ý kiến của em về nội dung lời căn dặn của Bác. ĐỀ 8: Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi : TRUYỆN NGẮN Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Do đó truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện. Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những “lát cắt” của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu của truyện ngắn 4
  5. thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề. Do đó mà truyện ngắn thường là ngắn. Truyện ngắn tuy ngắn nhưng có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời. Tác phẩm của nhiều bậc thầy trong thể loại này đã cho ta biết điều đó. (Theo Từ điển văn học) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu chủ đề của phần trích trên? Câu 2. Tìm 4 từ thuộc trường từ vựng truyện ngắn trong phần trích ? Câu 3. Trong phần trích trên, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép có tác dụng gì? Câu 4. Đoạn 2 và đoạn 3 trong phần trích được liên kết với nhau bằng việc sử dụng phương tiện liên kết nào? Câu 5. Dựa vào gợi ý của phần trích trên, em hãy viết đoạn văn(từ 10 – 12 câu) thuyết minh về một trong các đặc điểm của truyện ngắn trên cơ sở truyện ngắn “Lão Hạc” – Nam Cao PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN An-đéc-xen là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em. Những truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích mang lại cho trẻ thơ nhiều niềm vui nhưng cũng tràn ngập nỗi buồn để ta phải suy ngẫm. Bằng hiểu biết về truyện Cô bé bán diêm (SGK Ngữ văn 8 – Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? ĐỀ 9:Phần 1: Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gươngng trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng 1. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng gợi hình, gợi cảm của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ trên. 2. Những câu thơ ấy gợi cho em nhớ tới bài thơ nào cũng của nhà thơ Tế Hanh mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chỉ ra điểm tương đồng giữa bài thơ em được học với những câu thơ trên. 3. a) Chép thuộc một đoạn em thích nhất trong bài thơ đã học đó. b) Hãy trình bày cảm nhận của em về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ em vừa chép bằng một đoạn văn khoảng 10 câu, trong đó có sử dụng câu phủ định (gạch chân và chú thích rõ), Phần II:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 5
  6. Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những mơ ước rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò — lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như mọt ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức (Theo Phạm Lữ Ân, “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, NXB Hội Nhà văn) 1. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Nội dung của đoạn trích là gì? 2. Cho câu: “Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn.” a) Xét theo mục đích nói, câu văn trên thuộc kiểu câu gì? b) Câu văn trên thực hiện hành động nói nào? 3. Từ đoạn trích đã cho kết hợp với những hiểu biết của bản thân, hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của ước mơ đối vơi tuổi học trò. ĐỀ 10: Đề: Hồ Chủ Tịch có dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Em hiểu lời dạy trên như thế nào? ĐỀ 11: I. ĐỌC- HIỂU Bao giờ cho tới mùa thu Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm Bao giờ cho tới tháng năm Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao Ngân hà chảy ngược lên cao Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm Bờ ao đom đóm chập chờn Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi 6
  7. Mẹ ru cái lẽ ở đời Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn Bà ru mẹ mẹ ru con Liệu mai sau các con còn nhớ chăng (Trích “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” - Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. Câu 2: Xác định 2 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên? Câu 3: Cảm nhận của em vềnội dung chính của đoạn thơ? II. TẬP LẬP VĂN Câu 1:(3,0 điểm) Từ hai câu thơ : “Mẹ ru cái lẽ ở đời – sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn”, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử. Câu 2: Phân tích bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh. ĐỀ 12: “Văn học và tình thương có mối liên hệ qua lại rất mật thiết. Văn học bồi đắp tình thương và tình thương trở thành nguồn gốc, động lực của văn học.” Hãy viết một bài văn nghị luận có kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên ĐỀ 13: “Văn học là tình thương”. Bằng những hiểu biết và cảm nghĩ riêng của bản thân mình, em hãy viết một bài văn nghị luận sử dụng những tác phẩm văn học đã học ở chương trình Ngữ Văn 8 học kì 1để trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên. ĐỀ 14: Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết: “Ta đi trọn kiếp con người Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”. Câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử? Hãy viết một bài văn nghị luận có kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm trình bày suy nghĩ của em. ĐỀ SỐ 15 Câu 1 : (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà Mái chèo nghiêng mặt sông xa Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa 7
  8. Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe đổ cơn mưa giữa trời (Trần Đăng Khoa) a. Xác định thể thơ của đoạn văn bản trên? Cho biết phương thức biểu đạt ở đây là gì? b. Hãy đặt nhan để cho đoạn thơ. Vì sao em đặt nhan đề đó? c. Xác định một phép tu từ và một từ tượng thanh có trong đoạn thơ . Câu 2 : Viết một đoạn văn bản nghị luận ngắn khoảng 10-15 câu nói về lòng biết ơn . Câu 3: Gia đình là nơi em được nuôi dưỡng trong tình yêu thương của cha mẹ. Hãy viết một bài văn kể chuyện về một việc làm mà em đã khiến cha mẹ vui lòng. ĐỀ 16: PHẦN 1: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi: [ ] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [ ] (Vũ Quần Phương) 1) Phần văn bản trên viết về bài thơ “Ông đồ” thuộc phong trào Thơ mới, em hãy cho biết tên tác giả của bài thơ. Kể tên 2 bài thơ khác thuộc phong trào Thơ mới mà em đã học. 2) Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy? 3) Cho biết tên và tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ sau: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay.” 8
  9. 4) Từ nội dung bài thơ “Ông đồ”, em rút ra được những bài học gì trong cuộc sống? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu suy nghĩ của em về những bài học ấy. PHẦN 2. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1. Từ nội dung văn bản “ Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, hãy viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về vấn đề học tập. Câu 2. Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam. ĐỀ 17: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào với tới sự phát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”.Nhà vua rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Thật cảm động một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc: “Dân khỏi chịu cảnh ngập lụt”. Nơi đây dân sẽ được hưởng no ấm thái bình vì“muôn vật cũng rất mực tốt tươi ”. Nhà vua đánh giá kinh đô mới “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của của đế vương muôn đời”.Chính vì thế nhà vua mới bày tỏ ý muốn:“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”. (Nguồn Internet) Câu 1: Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập II? Cho biết tác giả và thời điểm ra đời của tác phẩm đó? Câu 2: Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn trích trên ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ? Câu 3: a. Xác định kiểu câu của hai câu sau: (1)“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.(2) Các khanh nghĩ thế nào?”. b. Hãy cho biết mỗi câu văn trên thực hiện hành động nói nào? Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày cảm nghĩ của em về tác giả, người được nhận định là“một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân”. PHẦN II: Tạo lập văn bản 9
  10. Câu 1: Lịch sử hơn mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp Những người anh hùng ấy đã làm nên những chiến thắng vẻ vang, mở ra những trang sử vàng cho đất nước. Tự hào về những trang sử vẻ vang ấy, tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc, tuổi trẻ hôm nay sẽ làm gì để xứng đáng với tiền nhân? Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về chủ đề “Tuổi trẻ và tương lai đất nước”. Câu 2: Qua bài “Chiếu dời đô” em hãy làm sáng tỏ vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời đô. ĐỀ 18: I. ĐỌC – HIỂU: Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi (Từ câu 1 - câu 4): Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ (Trích: Bài học đầu cho con - Đỗ Trung Quân) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? Câu 2: Kí ức về quê hương của tác giả được gợi lên từ những hình ảnh nào? Câu 3: Trong hai câu thơ “Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. II. TẬP LÀM VĂN Câu 1 : Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương. Câu 2: “Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao”. (Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập I, Nhà xuất bản Giáo dục). Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm, hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trên. ĐỀ 19: 10
  11. I. Đọc hiểu: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới: Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự. - Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi. - Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. - Ồ, ước gì tôi Cậu bé ngập ngừng. Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. - Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói: - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé. (“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? Câu 3. Theo em câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm” có ý nghĩa gì? Câu 4. Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? II. PHẦN LÀM VĂN Câu 1. Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề được gợi từ câu chuyện trên. Câu 2. “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (T.Sêkhốp) Qua truyện ngắn “Lão Hạc”- của Nam Cao, em hãy chứng minh. ĐỀ 20: I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Cánh cò cõng nắng qua sông Chở luôn nước mắt cay nồng của cha Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn. Quê nghèo mưa nắng trào tuôn Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm Thương con cha ráng sức ngâm 11
  12. Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa. Lúa xanh, xanh mướt đồng xa Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy Cánh diều con lướt trời mây Chở câu lục bát hao gầy tình cha. (“Lục bát về cha"- Thích Nhuận Hạnh) 1. Liệt kê những từ ngữ/ hình ảnh khắc họa người cha trong văn bản trên? 2. Em hiểu gì về ý nghĩa của từ « hao gầy » trong bài thơ? 3. Tác dụng của phép tu từ nổi bật trong 2 câu thơ: Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn. 4. Thông điệp của bài thơ là gì? (Trình bày bằng một đoạn văn không quá 10 dòng). II. TẬP LÀM VĂN Câu 1. Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của người cha trong gia đình. Câu 2. “Trên trang sách cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn nôi niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.” Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua hai văn bản”Trong lòng mẹ”của Nguyên Hồng và”Lão Hạc’”của Nam Cao. (Ngữ văn 8, tập 1) ĐỀ 21: Phần I. Đọc phần văn bản sau và trả lời câu hỏi cho bên dưới “ Bạn biết chăng, thế gian này có điều kì diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực. Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật, thì bạn cũng có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện. Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những 12
  13. giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó”. (Bản thân chúng ta là những giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của phần văn bản trên. 2. Em hiểu thế nào về quan niệm: Thế gian này có điều kỳ diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả? 3. Nêu những yếu tố làm nên sức hấp dẫn cho phần văn bản trên. 4. Điều kỳ diệu trong thế gian này mà đoạn văn đề cập đến đã có ý nghĩa gì đối với bản thân em? Phần II . Làm văn Câu 1: Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”. Câu 2: Nhận xét về hai bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “Khi con tu hú” (Tố Hữu), có ý kiến cho rằng: Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên, thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài khác nhau lại hoàn toàn khác nhau. Bằng hiểu biết của mình về hai tác phẩm, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ĐỀ 22: Câu1: Có một câu chuyện như sau: Một vị tướng người Pháp, khi hành quân ngang qua trường học cũ của mình đã ghé thăm trường. Gặp lại thầy giáo dạy mình hồi lớp Một, ông kính cẩn: - Thưa thầy, thầy còn nhớ em không? Em là Người thầy giáo già hoảng hốt; - Thưa ngài, ngài là thống tướng - Không, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công của ngày hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào. a. Hai nhân vật đã tham gia hội thoại với những vai xã hội nào? b. Cả hai nhân vật đều cắt lời người đối thoại. Như thế có bất lịch sự không? Tại sao? c. Hãy nhận xét về vị tướng trong câu chuyện. Câu 2: Cho hai câu thơ: Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu (Ông đồ – Vũ Đình Liên, Ngữ Văn 8, Tập 2) 13
  14. a. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ. b. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. Câu 3 : Cảm nhận của em về dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh. (Ngữ Văn 8, Tập 1) ĐỀ 23: I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Nắm tay tôi chôn góc phù sa sông Mã Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ. Con hến, con trai một đời nằm lệch Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng. Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp Cả những khi rổ rá đội lên đầu Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau. (Một góc phù sa, Nguyễn Minh Khiêm, NXB Hội Nhà văn, 2007) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ. Câu 3. Em hiểu thế nào về hai câu thơ sau ? Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng Câu 4. Qua đoạn thơ, em hãy rút ra bài học cuộc sống có ý nghĩa với bản thân mình? II. LÀM VĂN Câu 1. Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với tâm hồn mỗi con người. Câu 2. 14
  15. Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam. ĐỀ 24: I.ĐỌC- HIỂU Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: Sau tất cả mọi vui buồn chết sống Đôi khi cây thành chỗ nhớ cho người Tôi viết về cây giữa mùa hạt giống Đang trồng gieo trên khắp nước non ta Cây của rừng sâu, đồng ruộng, vườn nhà Cây xanh biếc của đường xuyên Nam Bắc Cây dằng dịt ôm cuộc đời ấm áp Người ở giữa cây, cây ở bên người. Bài thơ xanh cây viết dưới mặt trời Cho ta đọc những lời yêu mặt đất. (Tạ ơn cây, Vũ Quần Phương ) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên Câu 3. Chỉ ra hai biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm sau đây của tác giả không? Vì sao? “ Người ở giữa cây, cây ở bên người” II. TẬP LÀM VĂN Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về tầm quan trọng việc trồng và bảo vệ cây xanh. ĐỀ 25: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tum con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất. tình yêu là một hành trình, chứ không phải là một đích đến, hãy đi theo con đường đó mỗi ngày.” (Trích “Con có biết” - Nhã Nam tuyển chọn) Câu 1: Theo em, người mẹ đã dạy con điều gì? Câu 2: Tìm một trường từ vựng có trong đoạn trích trên? Xác định các từ thuộc trường 15
  16. từ vựng ấy. Câu 3: Tại sao trong cuộc sống, con người lại cần phải có tình yêu thương? Câu 4: Kể tên một tác phẩm em đã học trong chương trình Ngữ văn 8 nói về tình yêu thương giữa con người. ĐỀ 26: Đọc hiểu văn bản Thầy khép lại bài giảng Trang cuối cùng hôm nay Bàn tay khép cánh cửa Đong nắng hạ vơi đầy Đêm khép một ngày dài Sen khép mùa xoan nở Hạ men vào khung cửa Khép tàu dừa đêm sao Tiếng trống trường chênh chao Khép một mùa hoa nắng Tuổi học trò Im lặng Khép vụng về câu thơ! Cửa khép để rồi mở Nụ khép rồi đơm hoa Em khép thời áo trắng Đến bao giờ mở ra? (Cầm Thị Đào, ”Khép”, Văn học và tuổi trẻ-số 5/2004, trang 49) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ? Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản ? Câu 3. Chỉ ra ý nghĩa của các dấu ba chấm, dấu chấm than và dấu hỏi chấm trong bài thơ? Câu 4. Chỉ rõ ý nghĩa, cái hay của từ " khép" trong các khổ thơ? Câu 5. Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ: ” Tiếng trống trường chênh chao Khép một mùa hoa nắng” Phần II. Tập làm văn Học tập dưới mái trường trong tình yêu thương của thầy cô, bè bạn là hạnh phúc và là ước mơ của bao trẻ thơ. Hãy viết về ngôi trường mà em yêu mến. 16