2 Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8

docx 3 trang Phương Ly 05/07/2023 4720
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx2_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8.docx

Nội dung text: 2 Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Đề A Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Con người vốn được sinh ra từ thiên nhiên. Từng tế bào hữu cơ hay vô cơ tạo nên bạn đều có thể được bắt gặp trong bất kỳ thực thể nào. Đặt mình vào giữa lòng thiên nhiên, bạn ngang hàng với mọi sinh vật sống. Trong vô thức, bạn được nhắc nhở về sự không phân biệt, nhìn nhận mọi việc nhẹ nhàng hơn. Thiên nhiên giúp con người sống bao dung hơn từng được chứng minh qua một báo cáo của Juyoung Lee, Dacher Keltner (giám đốc GGSC) và một số nhà nghiên cứu của Đại học California, Berkeley. Những người tham gia khảo sát được xem nhiều bức ảnh thiên nhiên có mức độ đẹp khác nhau và được yêu cầu xếp hạc giấy từ thiện. Bức ảnh thiên nhiên càng đẹp, số lượng hạc giấy từ thiện càng nhiều. Kết luận là ta có xu hướng sống bao dung hơn khi tiếp xúc với thiên nhiên nhiều hơn. Hãy tìm đến vẻ đẹp của thiên nhiên ngay khi xuất hiện có những dấu hiệu cảm xúc tiêu cực. Ngay khi đặt chân vào thiên nhiên chính là lúc bạn đang tự chữa lành những tổn thương bên trong. Chỉ khi lấy lại tinh thần lạc quan nội tại, bạn mới mang đến sức sống tươi mới cho những mối quan hệ xung quanh. Hãy lắng nghe cảm xúc của chính mình để tìm về thiên nhiên kịp lúc! ( Nguồn Internet) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu “ Bức ảnh thiên nhiên càng đẹp, số lượng hạc giấy từ thiện càng nhiều”. Đây là loại câu gì? Câu 3. Nêu tác dụng của dấu ngoặc đơn trong câu “ Dacher Keltner (giám đốc GGSC) và một số nhà nghiên cứu của Đại học California, Berkeley” Câu 4. Em hiểu như thế nào về câu: “Ngay khi đặt chân vào thiên nhiên chính là lúc bạn đang tự chữa lành những tổn thương bên trong.” II. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1. Từ ý nghĩa về môi trường trong nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn không quá 200 chữ nghị luận về tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người. Câu 2. Thuyết minh về trang phục áo dài truyền thống Việt Nam.
  2. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Đề B Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) III. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Công việc tại các thành phố lớn khiến tâm trí của bạn liên tục bị xao động và đòi hỏi bạn xử lý nhanh chóng. Thế nên, bạn cần phải dùng suy nghĩ, lý trí để phân tích và ra quyết định nhiều hơn. Trong vô thức, chính bạn đang khiến phần cảm xúc của mình dần chai sạn. Một bí quyết nhỏ để giúp bạn cân bằng cảm xúc và suy nghĩ chính là tăng cường mảng xanh xung quanh tầm mắt của mình để có thể thư giãn tốt hơn. Một nghiên cứu ở Mỹ vào thập niên 90 cho thấy: những gia đình có cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh thường sống hòa thuận và ít mâu thuẫn hơn những gia đình sống trong không gian kín. Một môi trường sống gần thiên nhiên sẽ giúp bạn có được khoảng lặng để cân bằng giữa lý tính và cảm xúc. Đó cũng là lúc bạn cho phép bản thân bỏ qua những phiền nhiễu và lắng nghe tâm tư mình nhiều hơn. Vì thế, bạn có được sự cân bằng nội tại và dễ dàng kiềm chế cảm xúc trong các mối quan hệ. Bạn đã có mảng xanh trong không gian sống và làm việc của mình chưa? Nếu có những nhịp dừng tạm thời, ta hãy cho mình cơ hội về lại với thiên nhiên và nhìn lại bản thân. Chính thiên nhiên sẽ giúp ta xoa dịu những thương tổn đó, bởi tâm trí không bị nhiễu loạn từ tiếng còi xe, cảm xúc không bị tù túng giữa rừng bê- tông, không khí không bị ô nhiễm vì khói bụi. Khi hòa mình vào thiên nhiên, bạn có được sự an yên thật sự vì được hít thở bầu không khí trong lành và cảm nhận được sự tĩnh lặng từ bên trong tâm hồn. ( Nguồn Internet) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu “ Chính thiên nhiên sẽ giúp ta xoa dịu những thương tổn đó, bởi tâm trí không bị nhiễu loạn từ tiếng còi xe, cảm xúc không bị tù túng giữa rừng bê-tông, không khí không bị ô nhiễm vì khói bụi”. Đây là loại câu gì? Câu 3. Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong câu: “Một nghiên cứu ở Mỹ vào thập niên 90 cho thấy: những gia đình” Câu 4. Em hiểu như thế nào về câu: “Chính thiên nhiên sẽ giúp ta xoa dịu những thương tổn đó ” IV. TẠO LẬP VĂN BẢN
  3. Câu 1. Từ ý nghĩa của môi trường trong nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn không quá 200 chữ nghị luận về tác hại của bao bì ni lông trong đời sống con người. Câu 2. Thuyết minh về món bánh chưng ngày Tết.