Đề kiểm tra giữa học kì I năm học 2021-2022 môn Ngữ Văn Lớp 8 - Trường THCS Gia Thụy (Có đáp án)

docx 12 trang Phương Ly 05/07/2023 4200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I năm học 2021-2022 môn Ngữ Văn Lớp 8 - Trường THCS Gia Thụy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_nam_hoc_2021_2022_mon_ngu_van_lop.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I năm học 2021-2022 môn Ngữ Văn Lớp 8 - Trường THCS Gia Thụy (Có đáp án)

  1. Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 8 Phần I: Văn bản Tên văn Thể Nội dung Tác giả Ý nghĩa Nghệ thuật bản loại chính – Nghệ thuật tự sự Những kỉ niệm Buổi tựu xen lẫn nghệ thuật trường miêu tả và nghệ không thể Thanh Truyện về ngày đầu thuật biểu cảm. Tôi đi học nào quên Tịnh ngắn tiên được đến – Nhiều hình ảnh so trường của tác trong kí ức sánh mới mẻ và gợi giả. của nhà cảm trong lòng văn Thanh người đọc. Tịnh. Tình yêu – Sử dụng những Nỗi cay đắng thương hình ảnh so sánh và Trong tủi cực và tình cháy bỏng những hình ảnh liên tưởng táo bạo. lòng Nguyên yêu mẹ mãnh của nhà mẹ (trích liệt của chú bé văn thời kì Hồng Hồi kí từ Những Hồng khi xa mẹ thơ ấu đối – Tự sự kết hợp trữ ngày thơ và khi được với người tình, kể truyện kết ấu) nằm trong lòng mẹ bất hợp miêu tả và biểu mẹ. hạnh của cảm. mình. – Vạch trần được bộ mặt tàn ác, – Bằng ngòi bút bất nhân hiện thực tái hiện Cảnh anh Dậu của xã hội sinh động. bị bọn cai lệ bắt thực dân – Xây dựng tình Tức nước trói và hình ảnh phong kiến vỡ Ngô Tất Tiểu chị vùng lên lúc bấy huống truyện bất bờ (trích Tố thuyết đánh ngã tên cai giờ. ngờ. Tắt đèn) lệ và người nhà – Vẻ đẹp lí trưởng để bảo tâm hồn vệ chồng. của người Nghệ thuật miêu tả nông dân, nhân vật. phụ nữ, vừa có sức sống tiềm
  2. tàng mạnh mẽ vừa giàu tình yêu thương cao đẹp. – Cảm thông trước số phận đau thương của người nông dân Câu chuyện về trong xã người nông dân hội cũ. – Nghệ thuật: miêu nghèo phải bán tả tâm lí nhân vật Nam Truyện đi cả con chó thật tài tình. Cao ngắn – Tấm lòng Lão Hạc của mình, thậm – Cách kể chuyện yêu chí là dùng bả đặc sắc, chân thực. chó để tự tử. thương, trân trọng phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Nghệ thuật kể Lòng chuyện hấp dẫn, Hình ảnh cô bé thương bán diêm trong cảm, xót đan xen giữa thế An-đéc- Truyện thương sâu Cô bé bán giới hiện thực và thế xen cổ tích đêm giao thừa sắc của tác diêm giới mộng tưởng giả đối với cùng với các tình một em bé giá rét. tiết diễn biến hợp bất hạnh lý. đến vậy. Phê phán Đánh nhau thói sống Câu chuyện về Tạo nên cặp nhân với cối thực dụng, Tiểu sự thất bại của vật tương phản bất xay gió Xéc- thiển cận thuyết hủ trong văn học thế (Trích Đôn van-tét của con giới: Đôn Ki-hô-tê Ki-hô-tê) Đôn Ki-hô-tê người trong và Xan-chô Pan-xa. khi anh ta đánh đời sống xã hội, chế
  3. nhau với cối giễu lí xay gió. tưởng hiệp sĩ hão huyền, – Nhiều tình tiết rất Ca ngợi hấp dẫn, lí lẽ được Câu chuyện tình yêu sắp xếp chặt chẽ và cảm động về thương cao khéo léo. Chiếc O Hen- Truyện tình yêu thương cả giữa – Kết cấu đảo lá cuối ri ngắn cao đẹp giữa những con ngược tình huống cùng những người người có hai lần, gây hứng nghệ sĩ nghèo. đời sống thú và tạo ra rung nghèo khổ. cảm cho người đọc. Phần II: Tiếng Việt 1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ – Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. – Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. – Một từ ngừ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, nhưng vẫn có thể có nghĩa hẹp đối với những từ ngữ khác. Ví dụ: Giáo dục: + Thầy giáo: Thầy giáo dạy Toán, thầy giáo dạy thể dục, thầy giáo dạy Văn + Học sinh: Học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, học sinh yếu 2. Trường từ vựng Trường từ vựng là tập hợp của những từ mà có ít nhất một nét chung về nghĩa. • Lưu ý: – Một trường từ vựng thì có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
  4. – Một trường từ vựng thì có thể bao gồm những trường từ vựng khác biệt nhau về từ loại. – Do hiện tượng nhiều nghĩa (đa nghĩa), một từ có thể nằm trong nhiều trường từ vựng khác nhau. 3. Từ tượng hình, từ tượng thanh. a. Khái niệm: – Từ tượng hình: là những từ gợi tả hình ảnh sinh động, cụ thể và có giá trị biểu cảm cao, giúp người nghe hoặc người đọc có thể tưởng tượng ra hình ảnh hoặc khung cảnh mà người nói hoặc người viết đang đề cập. – Từ tượng thanh: là từ mô phỏng lại âm thanh tự nhiên mà con người có thể nghe thấy và ghi nhận. b. Tác dụng: – Từ tượng hình, từ tượng thanh đều có tác dụng gợi tả được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao. – Trong một bài văn thì từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng để tự sự, tường thuật lại và miêu tả. 4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. a. Khái niệm: – Từ địa phương: là từ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. – Biệt ngữ xã hội: là từ chỉ được dùng bởi một tầng lớp xã hội nhất định. b. Những lưu ý khi sử dụng: – Phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp lúc đó. – Trong thơ và văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ ở hai tầng lớp nhằm để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội được thể hiện trong ngôn ngữ giao tiếp và tính cách nhân vật.
  5. – Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, chỉ nên sử dụng khi cần thiết. 5. Trợ từ, thán từ. a. Trợ từ: – Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm với một số từ ngữ trong câu có tác dụng nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được ám chỉ bởi từ ngữ đó. Ví dụ: Những, đích, có, chính, ngay, b. Thán từ: – Thán từ: là những từ có khả năng bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc là dùng để gọi đáp. Thán từ thường sẽ đứng đầu câu, có khi thì được tách ra thành câu đặc biệt. – Thán từ gồm 2 loại chính: + Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ôi, ối, ái, ô hay, chao ôi, thân ôi + Thán từ gọi đáp: Ê, dạ, này, vâng, 6. Tình thái từ: a. Khái niệm: Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu với mục đích tạo câu nghi vấn, câu cảm thán và câu cầu khiến để biểu thị sắc thái, thái độ, cảm xúc, tình cảm của người nói. b. Phân loại: – Tình thái từ nghi vấn → à, ư, hử, hả, chăng, chứ, – Tình thái từ cầu khiến → đi, mà, nào, với, – Tình thái từ cảm thán → sao, thay, làm sao,
  6. – Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm → cơ, ạ, nhé, mà, Phần III: Tập làm văn – Văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm Ví dụ: Kể lại một kỉ niệm đẹp và ấn tượng sâu sắc đối với em. DÀN Ý A. Mở bài: Tình huống, hoàn cảnh diễn ra kỷ niệm ấy khiến em nhớ mãi không quên. B. Thân bài: – Kỉ niệm đó xảy ra cùng với ai? Ở đâu? Vào thời gian nào? – Tường thuật lại toàn bộ câu chuyện một cách chi tiết và theo một trình tự rõ ràng (nguyên nhân, diễn biến, kết quả). – Sau khi sự kiện ấy kết thúc, em có những suy nghĩ gì? Cảm xúc của em lúc đó như thế nào? Thái độ, hành động trong cuộc sống của em thay đổi ra sao? – Từ sau sự kiện đó, mối quan hệ của em với mọi người xuất hiện trong câu chuyện ra sao? C. Kết bài: – Ở thời điểm hiện tại, nhớ lại ký ức ấy, em có cảm xúc và suy nghĩ như thế nào? Hãy diễn tả chi tiết. – Nói rõ về sự trân trọng của em với kỷ niệm ấy. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 8/11/2021 (Đề kiểm tra gồm hai trang) I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái in hoa trước câu trả lời em cho là đúng nhất vào bài làm Câu 1. Tác phẩm “Lão Hạc” được viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắn C. Truyện dài
  7. B. Truyện vừa D. Tiểu thuyết Câu 2. Nhân vật chính trong văn bản "Tôi đi học” là ai? A. Người mẹ C. Ông đốc B. Người thầy giáo D. Nhân vật “tôi” Câu 3. Câu văn nào không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi” trong văn bản “Tôi đi học”? A. “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. B. “Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”. C. “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. D. “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ”. Câu 4. Dòng nào nhận xét đúng về diễn biến thái độ của chị Dậu với tên cai lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”? A. Từ thiết tha van xin đến cãi lí và tiếp tục van xin. B. Từ nhẫn nhục đến phản ứng quyết liệt bằng vũ lực rồi bằng lí lẽ. C. Từ nhẫn nhục đến phản kháng bằng lời, chống trả bằng hành động quyết liệt. D. Từ nhẫn nhục đến phản kháng quyết liệt bằng lí lẽ. Câu 5. Câu trả lời của chị Dậu trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” khi nghe anh Dậu khuyên can: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” nói lên thái độ gì của chị? A. Thái độ không chịu khuất phục C. Thái độ kiêu căng B. Thái độ bất cần D. Cả A, B, C đều đúng Câu 6. Dòng nào thể hiện đầy đủ kết quả cuộc đánh nhau của Đôn Ki-hô-tê với cối xay gió trong đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”? A. Chiếc khiên bị vỡ tan tành, ngọn giáo bị quằn, người và ngựa không việc gì. B. Ngọn giáo gãy tan tành, chiếc mũ bị văng ra xa, thanh kiếm bị mẻ. C. Cả người và ngựa ngã văng ra xa, ngựa bị toạc nửa vai, ngọn giáo gãy tan tành. D. Ngọn giáo gãy tan tành, chiếc khiên bị vỡ đôi, con ngựa bị què chân. Câu 7. Trong văn bản “Cô bé bán diêm”, mộng tưởng nào không hiện lên sau những lần quẹt diêm của cô bé? A. Ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh. B. Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. C. Bàn ăn thịnh soạn với khăn trải bàn trắng tinh; người bà và cảnh hai bà cháu bay lên trời. D. Cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy. Câu 8. Đối với Giôn-xi, nhân vật trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào? A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa. B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ. C. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa. D. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô.
  8. PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1 (3 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Xe chạy chầm chậm Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.” 1. Xác định từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn trích và nêu rõ tác dụng của các từ tượng hình, tượng thanh ấy. 2. Vì sao khi người mẹ vừa xoa đầu thì chú bé Hồng òa lên khóc rồi cứ thế nức nở? Câu 2 (3,5 điểm) Bằng đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, em hãy làm rõ tình yêu thương con của nhân vật lão Hạc trong văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao. Trong đoạn có sử dụng trợ từ hoặc thán từ (Gạch chân dưới một trợ từ hoặc thán từ. Chú thích rõ). Câu 3 (1,5 điểm) Đọc đoạn trích “Cô bé bán diêm” của An- đéc- xen, mỗi người đọc không khỏi xót xa, thương cảm cho cô bé bán diêm bất hạnh. Từ văn bản, em nghĩ mình cần làm gì để thể hiện lòng nhân ái trong cuộc sống hôm nay. Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn dài khoảng 1/2 trang giấy. Chúc các con làm bài tốt TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TỔ XÃ HỘI MÔN NGỮ VĂN 8 ĐỀ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 12/11/2021 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái in hoa trước câu trả lời em cho là đúng nhất vào bài làm. Câu 1. Văn bản “Tôi đi học” được viết theo thể loại nào? A. Tiểu thuyết C. Truyện dài B. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết Câu 2. Văn bản “Lão Hạc” được viết vào năm nào? A. 1940 B. 1941 C. 1942 D. 1943 Câu 3. Câu văn nào không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi” trong văn bản “Tôi đi học”? A. “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. B. “Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”.
  9. C. “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. D. “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ”. Câu 4. Nhận định nào không đúng về ý nghĩa cái chết của lão Hạc – nhân vật trong văn bản “Lão Hạc” ? A. Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa của một người nông dân. B. Tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng C. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử cao đẹp, sâu sắc, rất đáng trân trọng D. Để giải thoát những trận ốm dai dẳng, giải thoát khỏi nỗi cô đơn đau khổ vì mất vợ Câu 5. Dòng nào nhận xét đúng về diễn biến thái độ của chị Dậu với tên cai lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”? A. Từ thiết tha van xin đến cãi lí và tiếp tục van xin. B. Từ nhẫn nhục đến phản ứng quyết liệt bằng vũ lực rồi bằng lí lẽ. C. Từ nhẫn nhục đến phản kháng bằng lời, chống trả bằng hành động quyết liệt D. Từ nhẫn nhục đến phản kháng quyết liệt bằng lí lẽ. Câu 6. Dòng nào thể hiện đầy đủ kết quả cuộc đánh nhau của Đôn Ki-hô-tê với cối xay gió trong đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”? A. Chiếc khiên bị vỡ tan tành, ngọn giáo bị quằn, người và ngựa không việc gì. B. Ngọn giáo gãy tan tành, chiếc mũ bị văng ra xa, thanh kiếm bị mẻ. C. Cả người và ngựa ngã văng ra xa, ngựa bị toạc nửa vai, ngọn giáo gãy tan tành. D. Ngọn giáo gãy tan tành, chiếc khiên bị vỡ đôi, con ngựa bị què chân. Câu 7. Nhân vật Giôn-xi được trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” được cứu sống nhờ vào điều gì? A. Nhờ sự chăm sóc chu đáo của Xiu và cụ Bơ-men B. Nhờ sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ C. Bác sĩ đã kịp thời khám và chữa bệnh cho cô. D. Nhờ tác phẩm của cụ Bơ men. Câu 8. Đối với Giôn-xi - nhân vật trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”, chiếc lá cuối cùng có ý nghĩa như thế nào? A. Chiếc lá là sinh mệnh của cô. B. Chiếc lá là mầm sống còn lại của cây. C. Chiếc lá là cảm hứng để cô tiếp tục vẽ. D. Chiếc lá là niềm vui hàng ngày của cô. PHẦN II. TỰ LUẬN (8 ĐIỂM) Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội.”
  10. 1. Xác định từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn trích và nêu rõ tác dụng của các từ tượng hình, tượng thanh ấy. 2. Tại sao lão Hạc lại lựa chọn cái chết đau đớn đến như vậy? Câu 2 (3,5 điểm): Bằng đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, em hãy làm rõ tình yêu thương chồng của nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. Trong đoạn có sử dụng trợ từ hoặc thán từ (Gạch chân dưới một trợ từ hoặc thán từ. Chú thích rõ). Câu 3 (1,5 điểm): Đọc đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri, chúng ta cảm động biết bao trước tình cảm yêu thương của Xiu và cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi. Từ tình cảm trong sáng, thiêng liêng đó, em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của lòng nhân ái trong cuộc sống hôm nay. Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn dài khoảng ½ trang giấy. Chúc các con làm bài tốt Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ” a. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn. b. Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng. Câu 2 (1,0 điểm): Cho thông tin “An lau nhà”. Hãy thêm tình thái từ để tạo một câu cầu khiến và môt câu nghi vấn. Câu 3 (2,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo mô hình diễn dịch với nội dung: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của lão Hạc. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. (Trích Lão Hạc, Nam Cao) Câu 1: Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật nào trong truyện Lão Hạc của Nam Cao? Suy nghĩ ấy được diễn ra trong hoàn cảnh nào?
  11. Câu 2: Tìm các từ cùng trường từ vựng trong đoạn văn trên và đặt tên cho các trường từ vựng ấy? Câu 3: Tìm thán từ trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của thán từ ấy? Câu 4: Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc những câu văn: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương Câu 5: Nối tên văn bản với tên tác giả sao cho phù hợp? A (tên văn bản) Nối B (tên tác giả) 1. Đánh nhau với cối xay gió A. Thanh Tịnh 2. Tôi đi học B. Xéc-van-téc 3. Cô bé bán diêm C. Ai-ma-tốp 4. Hai cây phong D. An-đéc-xen PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: Hãy tóm tắt văn bản Cô bé bán diêm khoảng 10 dòng. (2,0 điểm) Câu 2: Em hãy cho biết nguyên nhân cái chết của Lão Hạc? Nêu ý nghĩa của cái chết ấy? (2,0 điểm) Câu 3: Cho câu chủ đề: Chị Dậu đại diện cho người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Từ câu chủ đề trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 12 dòng) theo kiểu quy nạp. (3,0 điểm) Câu 4: Kỷ niệm đẹp nhất của em về tình bạn tuổi học trò. (5,0 điểm) PHẦN I. ( 5 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “Khốn nạn Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!” (SGK Ngữ văn 8 – tập 1, NXB Giáo dục) Câu 1 (1 điểm): Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
  12. Câu 2 (1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Tìm một từ tượng hình, một từ tượng thanh trong đoạn trích trên. Câu 3 (3,0 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 câu theo mô hình diễn dịch) trình bày cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một phép so sánh (gạch chân và chú thích). I. Đọc hiểu văn bản: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ”.”. (Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1 : Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2 : Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích. Câu 3 : Tìm các từ ngữ miêu tả về cái chết dữ dội của lão Hạc. Câu 4 : Kể tên các đoạn trích/tác phẩm văn học Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cùng giai đoạn sáng tác với truyện ngắn Lão Hạc (giai đoạn 1930 – 1945).