Đề thi Olympic môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 4 trang Phương Ly 05/07/2023 12780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_olympic_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2022_2023_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề thi Olympic môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI OLYMPIC MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2022 – 2023 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1 (8,0 điểm) NGƯỜI MÙ Một người kia đã bị mù từ khi mới lọt lòng. Mãi sống trong cuộc đời tối tăm nên anh ta không tin gì cả ngoài bóng đêm thăm thẳm. Có nhiều người thuật cho anh ta những câu chuyện nhưng anh ta vẫn quả quyết: - Tôi không tin gì cả vì tôi không thấy. Một vị lương y thấy vậy động lòng thương hại bèn cố gắng đi tìm một linh dược mọc ở tận dãy Himalaya về để chữa bệnh cho anh ta. Thoát khỏi bệnh mù mắt, anh ta rất sung sướng và trở nên tự phụ, luôn lớn tiếng nói cùng mọi người rằng: - Giờ đây tôi đã thấy được tất cả sự thật xung quanh tôi. Có người biết chuyện khuyên anh ta và cho biết rằng những gì anh ta trông thấy cũng chưa phải là tất cả. Anh ta chỉ mới thấy được những gì trong phòng của anh ta thôi. Thế giới còn rất nhiều điều khác mà anh ta chưa biết được như mặt trời, mặt trăng Anh ta bèn lớn tiếng: - Làm gì có những điều ấy. Tôi không tin. Những gì thấy được thì tôi đã thấy tất cả rồi! Mọi người đều thương hại cho anh ta, vì đôi mắt của anh ta đã nhìn thấy trở lại nhưng bệnh mù thì vẫn còn. (Quà tặng cuộc sống, NXB Thế giới, năm 2017) Em hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 2 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về bài học được rút ra từ câu chuyện trên. Câu 2 (12,0 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Một kết thúc bất ngờ bao giờ cũng chứa đựng kịch tính và sự thú vị, đặc biệt sẽ gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho tác phẩm có vang hưởng.” Từ kết thúc của các tác phẩm Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) và Lão Hạc (Nam Cao), hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HẾT
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 NĂM HỌC 2022 – 2023 Câu Nội dung Điểm Hình thức: Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, 0.5 diễn đạt mạch lạc, rõ ý, đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp. Nội dung: Học sinh có thể có nhiều cách viết và cảm nhận nhưng cần đạt được những ý chính sau: Tóm tắt và nêu bài học rút ra từ câu chuyện: Sống trên đời, mỗi chúng ta phải biết lắng nghe, tiếp thu, học hỏi, trải nghiệm để có 1.5 được cái nhìn đúng đắn, toàn diện và sâu sắc về cuộc sống. Học sinh dùng lí lẽ, dẫn chứng từ câu chuyện và cuộc sống để thuyết phục người đọc: Câu 1 - Trong cuộc sống với vốn tri thức là vô tận; mỗi người luôn muốn hoàn thiện bản thân để trưởng thành; cần phải học hỏi, rèn 2.25 luyện và tu dưỡng để chúng ta thêm hiểu biết, có cách nhìn nhận toàn diện và khách quan. - Biết khiêm tốn và lắng nghe nhiều hơn, con người dễ đạt được thành công trong cuộc sống, có ích cho xã hội, được nhiều người 2.25 yêu mến, tạo ra cộng đồng gắn kết và phát triển Phê phán những con người hiểu biết còn hạn hẹp mà ngộ nhận, 1.0 có cái nhìn phiến diện, chủ quan, thiếu tích cực. Biết liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động. 0.5 Hình thức - Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; lời văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, lỗi 1.0 diễn đạt; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. - Học sinh biết chứng minh tác phẩm văn học phù hợp. Nội dung: Học sinh có thể có nhiều cách viết và cảm nhận nhưng cần đạt được những ý chính sau: 1. Giải thích và bình luận: Câu 2 - “Kết thúc bất ngờ, chứa đựng kịch tính”: cái kết đem lại ngạc (12 nhiên, ngỡ ngàng, không ngờ tới. điểm) - “Kết thúc gây ấn tượng sự liên tưởng sâu xa, vang hưởng”: Trang văn khép lại nhưng nó vẫn có dư ba, ám ảnh, day dứt; người đọc vẫn không thôi suy nghĩ, trăn trở. 1.0 Nhận định đề cập đến vai trò của nghệ thuật kết thúc truyện. Kết thúc truyện không phải chỉ có ý nghĩa là dừng lại hay là sự kết thúc sự việc, kết thúc số phận nhân vật, kết thúc mâu thuẫn mà kết thúc truyện còn gợi mở ra nhiều vấn đề, nghĩa là tạo cho tác phẩm dư ba, vang hưởng. 2. Chứng minh: Dùng lí lẽ và dẫn chứng từ hai tác phẩm để 2.0 làm sáng tỏ vấn đề
  3. Câu Nội dung Điểm a. Kết thúc truyện Chiếc lá cuối cùng * Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm và nêu tóm tắt kết thúc truyện. * Kết thúc truyện bất ngờ và chứa đựng kịch tính. - Nêu kết thúc truyện Chiếc lá cuối cùng - Cái kết làm cho nhân vật trong truyện và người đọc rất ngạc nhiên, ngỡ ngàng khi nhận ra: + Chiếc lá thường xuân đeo bám trên tường gạch kia lại là một bức họa được vẽ lên từ các gam màu của họa sĩ Bơ- men. (dẫn chứng) + Người đọc còn vô cùng ngạc nhiên trước sự đảo ngược tình huống (dẫn chứng) * Kết thúc truyện gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho tác phẩm sức vang hưởng: Truyện khép lại nhưng tạo cho người đọc nhiều suy nghĩ và thấm thía: - Giá trị của nghệ thuật chân chính: nghệ thuật hướng đến con người, vì con người, nghệ thuật cứu sống con người. 2.5 - Cái giá của sáng tạo nghệ thuật: con người cũng phải đổ mồ hôi, nước mắt thậm chí hi sinh cả mạng sống của mình. - Giá trị thiêng liêng, cao đẹp của đức hi sinh, của tình người. Phần kết truyện làm nổi bật bức thông điệp màu xanh về tình người và sự sống của con người. b. Kết thúc truyện ngắn Lão Hạc * Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm và nêu tóm tắt kết thúc truyện. * Kết thúc truyện tạo ra kịch tính, mâu thuẫn: - Giữa lời nói bên ngoài (xin bả chó về bẫy chó hàng xóm) với ý định bên trong (dùng bả chó tự sát); giữa phán đoán của người khác về lão (bị cái đói đẫn đến đường cùng đã bị tha hóa nhân cách) với hành động thực tế của lão (lão chết để giữ nhân cách). 2.0 - Cho đến cuối truyện, người đọc mới nhận ra rằng cả câu chuyện này là một cuộc chuẩn bị để chết của một con người. Lão Hạc cứ âm thầm sắp xếp, lo liệu những việc cuối cùng của một kiếp người để rồi tự sát mà ông giáo và người đọc không hề hay biết. (dẫn chứng và phân tích) - Cách kết thúc tạo ra một quá trình chuyển biến trong nhận thức, ngộ nhận rồi vỡ lẽ, không chỉ đối với nhân vật trong truyện mà đối với cả người đọc. * Kết thúc truyện gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho tác phẩm sức vang hưởng. + Ấn tượng trong cách miêu tả cái chết của lão Hạc. (dẫn chứng 2.5 và phân tích) + Cái chết của lão Hạc gợi rất nhiều liên tưởng sâu xa về thân phận và vẻ đẹp của người nông dân (dẫn chứng và phân tích)
  4. Câu Nội dung Điểm + Cái chết của lão Hạc cũng giúp Nam Cao kí thác nhiều tư tưởng sâu sắc về con người (dẫn chứng và phân tích) 3. Đánh giá, mở rộng: - Cả hai tác phẩm đều là thể loại truyện ngắn, sáng tạo được phần kết truyện bất ngờ, kịch tính, hấp dẫn. Hai tác phẩm đều hướng tới phát hiện, khám phá bất ngờ về con người, là bài ca ca ngợi vẻ đẹp 1.0 trong chiều sâu tâm hồn con người. - Đánh giá nhận định - Bài học nhận thức đối với quá trình sáng tác và quá trình tiếp nhận Lưu ý khi chấm bài: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ. 3. Điểm toàn bài là 20.0 điểm, làm tròn đến 0.25 điểm.