Đề kiểm tra giữa kì II môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 132 - Nguyễn Thuận Phát (Có đáp án)

docx 3 trang Phương Ly 06/07/2023 5940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 132 - Nguyễn Thuận Phát (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_11_ma_de_132_nguyen_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 132 - Nguyễn Thuận Phát (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Môn: HÓA HỌC 11 ___ Thời gian: 45 phút (không kể phát đề) (đề thi gồm có 03 trang) Mã đề: 132 Câu 1. Định nghĩa nào sau đây là đúng về hiđrocacbon no? A. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon có chứa liên kết đơn trong phân tử. B. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có một liên kết đơn trong phân tử. C. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử. D. Hiđrocacbon no là hợp chất hữu cơ chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử. Câu 2. Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O < số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là: A. CnHn, n ≥ 2. B. C nH2n+2, n ≥1 C. CnH2n-2, n≥ 2. D. CnH2n Câu 3. Cho hợp chất 2,2 – đimetylbutan tác dụng với Clo ( askt ) theo tỉ lệ mol 1:1 thì thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm? A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 4. Một ankan A có công thức đơn giản nhất là C3H7. Số đồng phân cấu tạo của A là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 5. Cho 1 lít thể tích axetilen vào bình chứa 4 lít H2 (đo ở cùng điều kiện), nung nóng với xúc tác là Pd/PdCO3, đến khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp X. Vậy X gồm các chất: A. C2H2, H2 B. C2H4, H2 C. C2H2, C2H4 D. C2H2, C2H6 Câu 6. Trong các hiđrocacbon sau : propen, but-1-en, but-2-en, penta-1,4-đien, penta-1,3-đien. Những hiđrocacbon nào có đồng phân cis - trans ? A. propen, but-1-en. B. penta-1,4-đien, but-1-en. C. propen, but-2-en. D. but-2-en, penta-1,3- đien. Câu 7. Khi cho propen tác dụng với dung dịch HBr thu được sản phẩm chính là: A. CH3-CHCl-CH3 B. CH2Cl-CH2-CH3 C. CH3-CH2Cl-CH3 D. CH3Cl-CH2-CH3 Câu 8. Anken X có công thức cấu tạo: CH2=CH-CH(CH3)2. Danh pháp IUPAC của X là: A. 2-metyl-but-3-in B. 3-metyl-but-2-in C. 2-metyl-but-1-in D. 3-metyl-but-1-in Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm các hidrocacbon đều thuộc dãy đồng đẳng của etilen cần vừa đủ 117,6 lít không khí (đktc, O2 chiếm 20% thể tích không khí) thì thu được sản phẩm cháy A. Dẫn toàn bộ A qua bình chứa H2SO4 đặc thì thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là: A. 12,60 B. 18,90 C. 15,12 D. 28,35 Câu 10. Ankađien nào sau đây có 12 liên kết xích ma () và 2 liên kết pi (π) trong phân tử? A. Buta-1,3-đien B. Vinyl axetilen C. 2-metylbuta-1,3-đien. D. but-2-en Câu 11. Có 3 lọ chứa ba khí không màu bị mất nhãn: butan, but-1-in, but-2-en. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết chúng? A. dd Br2, dd BaCl2 B. dd Br2, dd AgNO3/NH3 C. dd HCl, dd AgNO3 D. dd Br2 Câu 12. X là hỗn hợp C4H8 và O2 (tỉ lệ mol tương ứng 1:10). Đốt cháy hoàn toàn X được hỗn hợp Y. Dẫn Y qua bình H2SO4 đặc dư được hỗn Z. Tỉ khối của Z so với hiđro là A. 18. B. 19. C. 20. D. 21. Câu 13. Trùng hợp CH2=CHCl (vinyl clorua) thu được sản phẩm là: A. P.P B. P.E C. P.V.C D. Teflon 1 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  2. Câu 14. Phản ứng đặc trưng của những hiđrocacbon có liên kết bội trong phân tử là: A. phản ứng thế B. phản ứng cháy C. phản ứng cộng D. phản ứng trùng ngưng Câu 15. Thực hiện phản ứng cộng giữa 2-metylbut-1-en với Br2 thu được sản phẩm là: A. 2-brom-2-metylbutan B. 1,2-đibrom-2-metylbutan C. 1,2-đibrom-2-metylbut-1-en D. 1-brom-2-metylbut-1-en Câu 16. Cho buta-1,3-đien tác dụng với HCl với tỉ lệ mol 1:1 thì thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm? A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 17. Sục từ từ 2,24 lít khí etilen (đktc) vào cốc đựng 200ml dung dịch KMnO4 0,2M; đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam sản phẩm hữu cơ. Giá trị của m là: A. 3,72 B. 6,2 C. 3,1 D. 1,86 Câu 18. Hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối đối với H2 là 4,25. Dẫn X qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí Y. biết hiệu suất của phản ứng hidro hóa là 75%. Tỉ khối của Y đối với H2 có giá trị gần nhất với: A. 5,32 B. 2,66 C. 3,99 D. 2,9925 o Câu 19. Cho các phản ứng: CH 1500 C  X + Y X xt :CuCl /NH 4Cl Z 4 lµm l¹nh nhanh t o 100o C o Z + Y xt :Pd/ PbCO3 TT t , p cao su buna t o xt :Na Vậy Z là: A. Buta-1,3-đien B. Vinyl axetilen C. H2 D. axetilen Câu 20. Trong các ankadien sau đây, ankadien nào không phải là ankadien liên hợp? A. CH2=CH - CH= CH2-CH3 B. CH2=CH-CH=CH2 C. CH3-CH=CH=CH2 D. CH2=C(CH3)-CH=CH2 Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hirđrocacbon liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Hai hiđrocacbon đó là: A. CH4 và C2H6 B. C2H6 và C3H6 C. C2H4 và C3H6 D. C2H6 và C3H8 Câu 22. Câu nào sau đây sai ? A. Ankin có số đồng phân ít hơn anken tương ứng. B. Ankin tương tự anken đều có đồng phân hình học. C. Hai ankin đầu dãy không có đồng phân.D. Butin có 2 đồng phân vị trí nhóm chức. Câu 23. Cho các chất sau: 1. CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 2. CH3-CH2-CH(CH3)-CH3 3. C(CH3)4 Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là A. 3 < 2 < 1 B. 2 < 3 < 1 C. 1 < 3 < 2 D. 1 < 2 < 3 Câu 24. Crackinh 56,0 lít butan (đktc) thu được hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị cracking. Biết hiệu suất phản ứng là 60%. Khối lượng phân tử trung bình của A là: A. 36,25 B. 58,0 C. 48,33 D. 72,5 Câu 25. Trong phòng thí nghiệm, không điều chế metan theo phản ứng nào sau đây ? A. Al4C3 + 12HCl → 3CH4 + 4AlCl3 B. C4H10 CH4 + C3H6 C. Al4C3 + 12HOH → 3CH4 + 4Al(OH)3 D. CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3 Câu 26. Hỗn hợp A gồm một ankan X và một anken Y và một ankin Z. Dẫn 10,68 gam A qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 thì thấy xuất hiện 21,60g kết tủa và thấy thoát ra 5,60 lít khí B (đktc). Dẫn toàn bộ B vào bình đựng dung dịch Br2 dư thì thấy 11,20 gam brom tham gia phản ứng đồng thời khối lượng bình brom tăng 2,94g cùng lúc thoát ra khí M. Nếu đốt cháy hoàn toàn M thu được 9,72g H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, công thức phân tử của Z là: A. C2H2 B. C3H4 C. but-1-in D. pent-1-in Câu 27. Anken thích hơp để điều chế ancol sau đây: CH3-CH(OH)-CH3 là: A. eten B. propen C. but-1-en D. but-2-en Câu 28. Cho phản ứng : C2H2 + H2O A . A là chất nào dưới đây 2 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  3. A. CH2=CHOH.B. CH 3CHO.C. CH 3COOH. D. C2H5OH. Câu 29. Đốt cháy hoàn toàn một anken A thu được sản phẩm cháy B. Dẫn toàn bộ B vào bình chứa Ca(OH)2 thì thấy khối lượng dung dịch giảm 31,92 gam. Biết A làm mất màu vừa đủ 70ml dung dịch Br2 4M. Công thức phân tử của A là: A. C4H6 B. C4H8 C. C3H6 D. C5H8 Câu 30. Cho các phát biểu sau: (1) Phản ứng đặc trưng của hầu hết các ankan là phản ứng thế (2) Áp dụng quy tắc Maccopnhicop cho trường hợp cộng anken bất đối xứng với halogen (3) Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các hidrocacbon tăng dần theo chiều tăng của số nguyên tử C (4) Cao su isopren có tính chất tương tự như cao su thiên nhiên (5) Người ta có thể điều chế trực tiếp axetilen bằng nhôm cacbua trong phòng thí nghiệm (6) Tất cả các anken đều có đồng phân hình học (7) Tiến hành đề hidro hóa hỗn hợp gồm nhiều ankan thu được sản phẩm có khối lượng nguyên tử trung bình thấp hơn so với ban đầu. Số phát biểu đúng là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 31. Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp gồm các hidrocacbon cùng thuộc một dãy đồng đẳng, sau phản ứng thu được 17,6g CO2 và 3,96g H2O. Giá trị của V là: A. 4,032 B. 2,016 C. 3,024 D. 3,36 Câu 32. Dẫn 4,48 lít hỗn hợp khí X gồm hai hidrocacbon vào bình đựng dung dịch Br2 dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy có 16,0g Br2 tham gia phản ứng đồng thời thấy thoát ra 3,36 lít khí. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí X thì thu được 13,2 gam CO2. Biết thể tích các khí đều đo ở đktc. Công thức phân tử của 2 hidrocacbon đó là: A. CH4 và C3H4 B. CH4 và C3H6 C. CH4 và C2H4 D. kết quả khác HẾT (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm) 3 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát