Đề kiểm tra giữa kì 2 Lớp 12 môn Địa lí (Mã đề 169) sách Cánh diều - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 2 Lớp 12 môn Địa lí (Mã đề 169) sách Cánh diều - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_2_lop_12_mon_dia_li_ma_de_169_sach_canh.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 2 Lớp 12 môn Địa lí (Mã đề 169) sách Cánh diều - Năm học 2022-2023
- SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn: Địa lí lớp 12 Năm học: 2022-2023 Mã đề 169 ĐỀ (Đề thi có 04 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp I. Phần trắc nghiệm: (7,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm Khai thác Nuôi trồng 2010 2414,4 2728,3 2015 3049,9 3532,2 2018 3606,3 4162,8 2020 3863,7 4633,5 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021) Theo bảng số liệu, để thể hiện sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2010 - 2020, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Tròn. B. Miền. C. Đường. D. Cột. Câu 2: Ảnh hướng lớn nhất của đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế là A. mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. B. tăng tỉ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật. C. tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. tăng cường thu hút đầu tư cơ cấu kinh tế. Câu 3: Vấn đề cấp bách được đặt ra trong phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay là tình trạng? A. Mất đất làm nông nghiệp. B. Đe dọa ngành truyền thống. C. Chênh lệch giàu nghèo lớn. D. Gây ô nhiễm môi trường. Câu 4: Căn cư vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 200 000 – 500 000 người? A. Quảng Ngãi. B. Tam Kỳ. C. Quy Nhơn. D. Tuy Hòa. Câu 5: Ở nước ta, vùng có nhiều khu công nghiệp tập trung nhất là? A. Duyên hải miền Trung. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đông Nam Bộ. Câu 6: Dựa vào Atlat địa lí trang 23 xác định tuyến đường nối Buôn Ma Thuột với Ninh Hòa (Khánh Hòa) là: A. đường 26 B. đường 24 C. đường 19. D. đường 27 Câu 7: Công nghiệp điện lực nước ta hiện nay A. chưa xây dựng được điện gió. B. chủ yếu phục vụ xuất khẩu. C. sản lượng có xu hướng giảm. D. được sản xuất từ nhiều nguồn. Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Hồng chảy theo hướng nào sau đây? A. Tây bắc – đông nam. B. Đông bắc – tây nam. C. Đông nam – tây bắc. D. Tây nam – đông bắc. Trang 1/4 - Mã đề thi 169
- Câu 9: Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng trưởng 3 nhóm ngành công nghiệp của nước ta (Đơn vị: %) Năm Khai khoáng Chế biến Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước 2010 100 100 100 2012 105,0 105,5 111,5 2013 99,4 107,6 108,4 2014 102,7 108,7 112,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta giai đoạn 2010-2014? A. Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước tăng nhanh nhất. B. Công nghiệp chế biến tăng nhanh hơn công nghiệp khai khoáng. C. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước tăng liên tục. D. Công nghiệp khai khoáng có tốc độ tăng trưởng chậm nhất. Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết vùng nào trồng cao su nhiều nhất? A. Đông Nam Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 11: Dựa vào Atlat trang 19, biểu đồ diện tích cây công nghiệp chọn nhận xét đúng A. cây hàng năm tăng nhanh hơn nhưng có tỉ trọng thấp hơn cây lâu năm. B. cây lâu năm tăng nhanh hơn và có tỉ trọng lớn hơn cây hàng năm. C. cây hàng năm có tỉ trọng cao hơn cây lâu năm. D. cây công nghiệp lâu năm tăng chậm hơn cây hàng năm. Câu 12: Đồng bằng sông Cửu Long thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta chủ yếu là do A. có diện tích đất phù sa rộng lớn và màu mỡ. B. nguồn lao động dồi dào, có truyền thống kinh nghiệm. C. có khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính chất cận xích đạo. D. có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến nhất nước. Câu 13: Dân số đông đem lại thuận lợi nào sau đây cho nền kinh tế nước ta? A. Thu nhập người dân tăng. B. Chất lượng lao động cao. C. Có nhiều việc làm mới. D. Nguồn lao động dồi dào. Câu 14: Ngành nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm? A. Xay xát và mía đường. B. Chế biến chè, cà phê, thuốc lá. C. Sản xuất rượu, bia, nước ngọt. D. Dệt may và da giày. Câu 15: Ngành nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì A. có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn. B. có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. C. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. D. có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú. Câu 16: Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng A. tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. B. tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước. C. giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. D. giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 17: Dựa vào Atlat địa lí trang 18, cho biết vùng chăn nuôi trâu nhiều nhất nước ta: A. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Tây Nguyên. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Bắc Trung Bộ. Trang 2/4 - Mã đề thi 169
- Câu 18: Nguyên nhân nào sau đây làm ảnh hưởng đến số ngày ra khơi trong khai thác thủy sản ở nước ta? A. Môi trường vùng ven biển bị suy thoái. B. Địa hình bờ biển đa dạng và phức tạp. C. Hoạt động của bão và gió mùa Đông Bắc. D. Nguồn lợi thủy sản đang bị suy giảm. Câu 19: Dựa vào Atlat địa lí trang 15, cho biết đô thị loại I của nước ta là: A. Biên Hòa. B. Huế. C. Hà Nội. D. TP Hồ Chí Minh. Câu 20: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ gió ở trạm khí tượng TP. Hồ Chí Minh? A. Gió tháng 1 hoạt động mạnh nhất. B. Gió hoạt động đều trong cả năm. C. Gió tháng 7 hoạt động mạnh nhất. D. Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh. Câu 21: Cho biểu đồ: CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2018 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu sử dụng đất của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long? A. Đất nông nghiệp đều chiếm tỉ trọng lớn nhất ở cả hai đồng bằng. B. Tỉ trọng đất lâm nghiệp ở cả hai đồng bằng tương đương nhau. C. Đất chuyên dùng, thổ cư ở cả hai vùng đều chiếm tỉ trọng thứ hai. D. Đất lâm nghiệp ở cả hai đồng bằng đều chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. Câu 22: Cây công nghiệp lâu năm ở nước ta hiện nay A. chủ yếu có nguồn gốc nhiệt đới. B. diện tích có xu hướng giảm nhanh. C. có cơ cấu cây trồng chưa đa dạng. D. chỉ phân bố tập trung ở đồng bằng. Câu 23: Dựa vào Atlat địa lí trang 20, cho biết tỉnh nào ở đồng bằng sông Cửu Long có cơ cấu ngành thủy sản cân đối nhất: A. Kiên Giang B. Cà Mau C. An Giang D. Đồng Tháp Câu 24: Việc đa dạng hóa sản phẩm của ngành trồng trọt ở nước ta hiện nay nhằm A. nâng cao chất lượng sản phẩm. B. thu hút vốn đầu tư nước ngoài. C. phù hợp với nhu cầu thị trường. D. thu hút lao động trình độ cao. Câu 25: Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của nước ta thay đổi theo xu hướng nào sau đây? A. Chưa qua đào tạo giảm, trung học chuyên nghiệp giảm. B. Đã qua đào tạo giảm, có chứng chỉ nghề sơ cấp tăng. C. Chưa qua đào tạo tăng, đại học và trên đại học giảm dần. D. Đã qua đào tạo tăng, chưa qua đào tạo ngày càng giảm. Câu 26: Phát biểu không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành nước ta? Trang 3/4 - Mã đề thi 169
- A. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. B. Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thủy sản. C. Giảm tỉ trọng nông nghiệp, giảm tỉ trọng thủy sản. D. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III. Câu 27: Phát biểu nào dưới đây đúng về ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ nước ta? A. Tăng vai trò của ngành nông nghiệp. B. Phân bố giá trị sản xuất giữa các vùng hợp lí hơn. C. Giảm vai trò của kinh tế Nhà nước. D. Tăng vai trò của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 28: Đặc điểm quá trình đô thị hóa nước ta hiện nay là A. tốc độ diễn ra rất nhanh. B. tỉ lệ dân thành thị tăng. C. trình độ còn rất cao. D. phân bố đô thị khá đều. II. Phần tự luận: (3,0 điểm) Câu 1: (1,0đ). Tại sao vùng Đồng bằng sông Hồng lại tập trung đông dân cư nhất cả nước? Câu 2: (1,0đ). Tại sao nói nước ta có thế mạnh về tự nhiên đối với phát triển công nghiệp điện lực? Câu 3: (1,0đ). Cho bảng số liệu sau: Sản lượng cà phê (nhân) và khối lượng cà phê xuất khẩu qua một số năm Đv: nghìn tấn Năm 1980 1985 1990 1995 2000 2005 Sản lượng cà phê (nhân) 8.4 12.3 92 218 802.5 752.1 Khối lượng cà phê xuất khẩu 4.0 9.2 89.6 248.1 733.9 912.7 Hãy phân tích sự phát triển sản lượng cà phê (nhân) và khối lượng xuất khẩu cà phê từ năm 1980 đến năm 2005? HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 169