Đề thi thử tốt nghiệp Trung học Phổ thông môn Địa lí 12 - Năm học 2020 2021 - Sở GD & ĐT Ninh Bình (Có lời giải)

doc 12 trang hatrang 31/08/2022 6540
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp Trung học Phổ thông môn Địa lí 12 - Năm học 2020 2021 - Sở GD & ĐT Ninh Bình (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_trung_hoc_pho_thong_mon_dia_li_12_nam.doc

Nội dung text: Đề thi thử tốt nghiệp Trung học Phổ thông môn Địa lí 12 - Năm học 2020 2021 - Sở GD & ĐT Ninh Bình (Có lời giải)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NINH BÌNH NĂM HỌC 2020 2021 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút (Không tính thời gian phát đề) Mã đề: 002 MỤC TIÊU - Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm, đúng với cấu trúc đề thi tốt nghiệp năm 2020 - Phần kiến thức: các câu hỏi nằm trong chương trình Địa lí 12, thuộc chuyên đề Địa lí tự nhiên Việt Nam - Phần kĩ năng: bao gồm các kĩ năng làm việc với Atlat, biểu đồ và bảng số liệu. - Mức độ câu hỏi từ nhận biết đến thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao; đề thi có nhiều câu hỏi hay, phù hợp cho nhiều đối tượng HS luyện tập, củng cố kiến thức. Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết những nước nào sau đây không tiếp giáp với vùng biển nước ta? A. Mianma, Đông TimoB. Inđônêxia, Xingapo C. Thái Lan, Campuchia D. Malaysia, Philippin Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết những dân tộc nào sau đây thuộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo? A. Giarai, Ê đê, Chăm B. Khơ me, Ba na, Mnông C. Hoa, Hà Nhì, Phù Lá D. Mường, Thổ, Chứt Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng nào sau đây chịu tác động mạnh nhất của bão? A. Đông Nam BộB. Đồng bằng sông Hồng C. Bắc Trung BộD. Duyên hải nam Trung Bộ Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật tiêu biểu của vườn quốc gia Bạch Mã là A. Rừng ôn đới núi caoB. Rừng kín thường xanh C. Rừng trên núi đá vôiD. Trảng cỏ, cây bụi. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, khoáng sản titan phân bố chủ yếu ở A. Trung du và miền núi Bắc BộB. Dọc ven biển miền Trung C. Đông Nam Bộ D. Đồng bằng sông Hồng Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 200 001 – 500 000 người? A. Nam Định, Huế, Quy NhơnB. Đà Nẵng, Biên Hòa, Cần Thơ C. Hải Phòng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh D. Việt Trì, Vĩnh Yên, Ninh Bình Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào sau đây không có ở Đồng bằng sông Cửu Long? A. Đất feralit trên đá badanB. Đất phù sa song C. Đất khác và núi đá D. Đất xám trên phù sa cổ Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết những trạm khí hậu nào sau đây có hai cực đại trong tiến trình nhiệt? A. Thanh Hoá, Đồng HớiB. Đà Lạt, Cần Thơ C. Lạng Sơn, Hà Nội D. Đà Nẵng, Nha Trang Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết những hệ thống sông nào sau đây nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta? Trang 1
  2. A. Kì Cùng - Bằng GiangB. Hồng, Cả C. Mê Công, Mã D. Thu Bồn, Đồng Nai Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết những dãy núi nào sau đây thuộc vùng núi Tây Bắc? A. Pu Si Lung, Pu Trà, Phu Luông, Pu Huổi Long B. Ngọc Linh, Vọng Phu, Chư Yang Sin, Bi Doup C. Pu Xai Lai Leng, Phu Hoạt, Động Ngài, Bạch Mã D. Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti, Pu Tha Ca, Yên Tử Câu 11: Ở nước ta, từ độ cao 600 - 700m đến 1600 - 1700m, hệ sinh thái rừng không có đặc điểm nào sau đây? A. Rêu, địa y phủ kín thân cành cây, xuất hiện chim di cư B. Rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim phát triển C. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú phương Bắc D. Các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo Câu 12: Đường biên giới trên đất liền giữa nước ta với các nước không được xác định theo dạng địa hình đặc trưng nào sau đây? A. Các khe sông, suối B. Các đoạn bờ biển C. Các đường chia nước D. Các đỉnh núi Câu 13: Giải pháp nào sau đây để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của nước ta? A. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi B. Đưa xuất khẩu lao động thành chương trình lớn C. Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước D. Chuyển dịch dân số nông thôn và thành thị Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng với tác động của gió mùa Đông Bắc ở nước ta? A. Gây hiệu ứng phơn cho đồng bằng ven biển Trung Bộ B. Mang đến những ngày nắng ấm ở miền Bắc C. Gây mưa phùn ở vùng ven biển, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ D. Tạo nên mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho đất feralit ở vùng đồi núi nước ta chua? A. Nhiệt ẩm cao quá trình phong hóa mạnh B. Có sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm C. Tầng đất dày, vi sinh vật hoạt động mạnh D. Mưa nhiều rửa trôi các chất bazơ dễ tan Câu 16: Cấu trúc địa hình nổi bật của vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta là A. Các đỉnh núi cao ở phía bắc, vùng đồi núi thấp ở trung tâm B. Địa hình chia làm 3 dải theo hướng tây bắc - đông nam C. Gồm các dãy núi chạy song song và so le nhau D. Gồm các khối núi cổ và các cao nguyên badan Câu 17: Hiện nay, ở nước ta quá trình chính trong sự hình thành và làm biến đổi địa hình là A. Mài mòn - bồi lấpB. Nâng lên - hạ xuống C. Xâm thực - bồi tụ D. Uốn nếp - đứt gẫy Câu 18: “Gió mùa Đông Nam” hoạt động ở Bắc Bộ nước ta có nguồn gốc từ A. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ DươngB. Áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam C. Khối khí cực lục địa áp cao Xibia D. Áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc Câu 19: Đặc điểm địa hình khối núi cổ Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ của vùng núi Trường Sơn Nam nước ta là A. Bằng phẳng, nâng cao, dốc về phía tây nam Trang 2
  3. B. Nâng cao, đồ sộ, nghiêng về phía đông C. Cao hai đầu, thấp ở giữa, nghiêng theo hướng bắc nam. D. Mở rộng, hạ thấp, nghiêng về phía đông nam Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm vùng đặc quyền kinh tế của nước ta? A. Máy bay nước ngoài được tự do hoạt động theo Công ước 1982 B. Nhà nước có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế C. Ranh giới là đường biên giới quốc gia trên biển D. Rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở Câu 21: Ở Đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất A. Đông xuânB. Hè thu C. Mùa D. Thu đông Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta? A. Dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạB. Mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn C. Tăng độ ẩm của các khối khí D. Tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc Câu 23: Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn chủ yếu là do A. Địa hình đồi núi thấp, lượng mưa lớn B. Lượng mưa lớn trên sườn dốc, ít lớp phủ thực vật C. Mưa lớn, nguồn nước từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào D. Diện tích rừng nhiều, độ che phủ thảm thực vật cao. Câu 24: Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường của nước ta biểu hiện ở A. Gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trườngB. Chủ yếu là rừng nghèo, rừng mới phục hồi C. Suy giảm số lượng, thành phần loài sinh vật D. Khí hậu, thời tiết biến đổi bất thường Câu 25: Nước ta giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực và trên thế giới là do A. Nằm trong khu vực có nhiều nét tương đồng về văn hoá B. Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế C. Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương D. Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Câu 26: Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của A. Các vùng núi giáp biển và vận động nâng lên, hạ xuống B. Sóng biển, thuỷ triều, độ mặn của nước biển và thềm lục địa C. Thuỷ triều, độ mặn của nước biển và các dãy núi lan ra sát biển. D. Sóng biển, thuỷ triều, sông ngòi và hoạt động kiến tạo Câu 27: Điểm khác biệt của vùng khí hậu Nam Bộ so với Nam Trung Bộ nước ta là A. Nóng quanh năm, mưa về mùa hạ B. Nhiệt độ cao, mưa lùi về mùa thu đông C. Mùa mưa đến muộn, ít ảnh hưởng bão D. Khí hậu phân thành hai mùa mưa - khô Câu 28: Mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do A. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh B. Có nhiều trung tâm công nghiệp quy mô lớn C. Nguyên liệu cho sản xuất phong phú D. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời Câu 29: Biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ đất nông nghiệp ở đồng bằng nước ta là A. Sử dụng biện pháp nông - lâm kết hợpB. Tổ chức định canh định cư cho người dân C. Thực hiện kỹ thuật canh tác trên đất dốc D. Thâm canh, nâng cao hệ số sử dụng đất Câu 30: Địa hình chủ yếu đồi núi thấp đã làm cho thiên nhiên nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Thiên nhiên phân hoá sâu sắc B. Bảo toàn tính chất nhiệt đới C. Địa hình ít hiểm trở D. Địa hình có tính phân bậc Câu 31: Hướng địa hình của vùng núi Đông Bắc nước ta đã làm cho khí hậu có đặc điểm nào sau đây? A. Nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình B. Khí hậu nhiệt đới thể hiện rõ, độ ẩm thay đổi tuỳ nơi C. Mùa đông đến sớm, kết thúc muộn làm nền nhiệt hạ thấp Trang 3
  4. D. Gió mùa đông bắc suy yếu, tính nhiệt đới tăng dần Câu 32: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho gió phơn Tây Nam có thể ảnh hưởng đến đồng bằng Bắc Bộ nước ta là A. Áp thấp vịnh Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh B. Gió mùa Đông Nam hoạt động mạnh C. Ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đầu mùa hạ D. Gió mùa Tây Nam vượt dãy núi Trường Sơn Câu 33: Hiện nay, rừng ngập mặn ở nước ta ngày càng bị thu hẹp nguyên nhân chủ yếu là do A. Mở rộng thành các khu du lịch sinh thái B. Quá trình đô thị hóa nông thôn mạnh mẽ. C. Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường D. Chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá Câu 34: Cho biểu đồ sau: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CHẾ ĐỘ MƯA VÀ CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY TRÊN LƯU VỰC SÔNG GIANH (trạm Đồng Tâm) (Nguồn: SGK Địa lý 8, trang 124, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2015) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Gianh nước ta? A. Chế độ dòng chảy theo sát chế độ mưa B. Tháng 10 có lượng mưa lớn nhất C. Mùa mưa lùi về thu đông D. Tháng 9 có lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất Câu 35: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho tháng mưa lớn nhất ở Nam Bộ đến muộn hơn so với Bắc Bộ nước ta? A. Vị trí gần xích đạo, sự thống trị của áp thấp B. Gió mùa tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến sớm C. Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động kết thúc muộn D. Đầu mùa hạ, chịu ảnh hưởng của phơn Tây Nam Câu 36: Cho biểu đồ về tình hình sinh và tử của nước ta giai đoạn 1999 – 2019 Trang 4
  5. (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, Nhà xuất bản thống kê 2019) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu tỷ suất sinh và tỷ suất tử của nước ta B. Tỷ suất sinh và tỷ suất từ của nước ta C. Quy mô, cơ cấu tỷ suất sinh và tỷ suất tử của nước ta D. Tốc độ tăng trưởng tỷ suất sinh và tỷ suất tử của nước ta Câu 37: Cho bảng số liệu sau: DÂN SỐ CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 (Đơn vị: Triệu người) Năm 2000 2005 2009 2014 2018 Tổng số dân 77,6 82,4 86,0 90,7 96,7 - Thành thị 18,7 22,3 25,6 30,0 33,0 - Nông thôn 58,9 60,1 60,4 60,7 63,7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, Nhà xuất bản thống kê 2019) Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số của nước ta phân theo thành thị và nông thôn, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột chồngB. Cột ghép C. Miền D. Tròn Câu 38: Rừng cây họ Dầu ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta phát triển mạnh mẽ chủ yếu là do A. Khí hậu cận xích đạo, mùa khô rõ rệt B. Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn C. Lượng mưa và độ ẩm không khí lớn D. Nắng nhiều, nhiệt độ quanh năm cao Câu 39: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta là A. Địa hình thấp, ảnh hưởng mạnh của triều cường B. Sự thất thường của nhịp điệu dòng chảy sông ngòi C. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô. D. Tính không ổn định của thời tiết, khí hậu Câu 40: Cho bảng số liệu sau: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: °C) Địa điểm Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Trang 5
  6. tháng 1 tháng 7 năm Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 26,9 (Nguồn: SGK Địa lý 12, Ban cơ bản, trang 44, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2015) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ trung bình của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh? A. TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp nhất B. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam C. Hà Nội có nhiệt độ trung bình tháng 7 cao nhất D. Tháng 7 nhiệt độ trung bình ít chênh lệch giữa các địa điểm. HẾT BẢNG ĐÁP ÁN 1. A 2. A 3. C 4. B 5. B 6. A 7. A 8. B 9. D 10. A 11. A 12. B 13. C 14. C 15. D 16. C 17. C 18. B 19. B 20. C 21. C 22. D 23. C 24. D 25. B 26. D 27. A 28. D 29. D 30. B 31. C 32. A 33. D 34. D 35. C 36. B 37. C 38. A 39. C 40. D HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 - 5 Cách giải: Vùng biển nước ta với 8 quốc gia là: Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Brunây => Vùng biển nước ta khôn tiếp giáp với vùng biển các nước Mianma và Đông Timo Chọn A. Câu 2 Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 16 Cách giải: Những dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo gồm: Giarai, Ê đê, Chăm. Chọn A. Câu 3 Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 9 Cách giải: Vùng chịu tác động mạnh nhất của bão là Bắc Trung Bộ, phần lớn các cơn bão đều có hướng đổ bộ vào các tỉnh Bắc Trung Bộ, đặc biệt vào tháng 9. Chọn C. Câu 4 Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 12 Cách giải: Thảm thực vật tiêu biểu của vườn quốc gia Bạch Mã là rừng kín thường xanh (nền màu xanh lá) Chọn B. Câu 5 Trang 6
  7. Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 8 Cách giải: Xem kí hiệu khoáng sản titan ở Atlat trang 3 Titan phân bố chủ yếu ở dọc ven biển miền Trung Chọn B. Câu 6 Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 15 Cách giải: Các đô thị có quy mô dân số từ 200 001 – 500 000 người là Nam Định, Huế, Quy Nhơn. - Loại B: đây là các đô thị có quy mô trên 500 001 người - Loại C: đây là các đô thị có quy mô trên 1000 000 người - Loại D: đây là các đô thị có quy mô dưới 200 001 người Chọn A. Câu 7 Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 11 Cách giải: Loại đất không có ở đồng bằng sông Cửu Long là đất feralit trên đá badan Chọn A. Câu 8 Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9 Cách giải: Những trạm khí hậu nào sau đây có hai cực đại trong tiến trình nhiệt là trạm Đà Lạt, Cần Thơ. Các trạm khí hậu còn lại đều có 1 cực đại trong tiến trình nhiệt. Chọn B. Câu 9 Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9 Cách giải: - Loại A: Hệ thống sông Kì Cùng – Bằng Giang chảy từ lãnh thổ Trung Quốc vào nước ta - Loại B: Hệ thống sông Hồng cũng chảy từ Trung Quốc vào nước ta, hệ thống sông Cả chảy từ Lào - Loại C: hệ thống sông Mê Công bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng (Trung Quốc), qua Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và đổ vào Việt Nam - Loại D: hệ thống sông Thu Bồn và sông Đồng Nai nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta. Chọn D. Câu 10 Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13 – 14 Cách giải: - Loại B: núi Ngọc Linh thuộc vùng núi Trường Sơn Nam - Loại C: dãy Bạch Mã thuộc vùng núi Trường Sơn Bắc - Loại D: núi Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti thuộc vùng núi Đông Bắc - Các dãy núi thuộc vùng núi Tây Bắc là: Pu Si Lung, Pu Trà, Phu Luông, Pu Huổi Long. Chọn A. Câu 11 Phương pháp: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa theo độ cao Cách giải: Ở nước ta, từ độ cao 600 - 700m đến 1600 - 1700m, hệ sinh thái rừng không có rêu, địa y phủ kín thân cành cây, xuất hiện chim di cư. Rêu, địa y phủ kín thân cành cây, xuất hiện chim di cư là đặc điểm tự nhiên ở độ cao từ 1600 – 1700m trở lên Trang 7
  8. Chọn A. Câu 12 Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Phạm vi lãnh thổ phần đất liền Cách giải: Đường biên giới trên đất liền giữa nước ta với các nước không được xác định theo các đoạn bờ biển. Chọn B. Câu 13 Phương pháp: Kiến thức bài 16 – Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta Cách giải: Dân cư nước ta phân bố không hợp lí giữa vùng núi – đồng bằng, giữa thành thị và nông thôn khiến việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động kém hiệu quả, khu vực đông dân cư thiếu tài nguyên, trong khi vùng núi tài nguyên thiên nhiên giàu có lại thiếu hụt lao động. Biện pháp giải quyết là: phân bố lại dân cư va lao động trên phạm vi cả nước Chọn C. Câu 14 Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Cách giải: - Loại A: gây hiệu ứng phơn là gió tây nam đầu mùa hạ - Loại B: mang đến những ngày nắng ấm vào mùa đông ở miền Bắc là Tín phong Bắc bán cầu - Loại D: gây nên mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên là Tín phong Bắc bán cầu. - Chọn C: vào nửa cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc nước ta có tính chất lạnh, ẩm và gây mưa phùn ở vùng ven biển, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Chọn C. Câu 15 Phương pháp: Kiến thức bài 10 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Đất) Cách giải: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho đất feralit ở vùng đồi núi nước ta chua là do mưa nhiều rửa trôi các chất bazơ dễ tan. Chọn D. Câu 16 Cách giải: - Loại A: đây là đặc điểm vùng núi Tây Bắc - Loại B: đây là đặc điểm vùng núi Đông Bắc - Loại D: đây là đặc điểm vùng núi Trường Sơn Nam - C đúng: Cấu trúc địa hình nổi bật của vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta là gồm các dãy núi chạy song song và so le nhau. Chọn C. Câu 17 Phương pháp: Kiến thức bài 10 – Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Cách giải: Hiện nay, ở nước ta quá trình chính trong sự hình thành và làm biến đổi địa hình là xâm thực - bồi tụ - Trên nền địa hình đồi núi dốc mưa lớn rửa trôi đất đai, gây ra hiện tượng xói mòn, sạt lở đất đá - Các vật liệu rửa trôi ở vùng núi được dòng chảy sông ngòi vận chuyển và lắng đọng, bồi tụ nên những vùng đồng bằng rộng lớn ở hạ lưu các con sông. Chọn C. Câu 18 Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Trang 8
  9. Cách giải: “Gió mùa Đông Nam” hoạt động ở Bắc Bộ nước ta có nguồn gốc từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam. Cụ thể là do áp thấp Bắc Bộ khơi sâu hút gió mùa Tây Nam chuyển hướng Đông Nam thổi vào đồng bằng Bắc Bộ, gọi là gió mùa Đông Nam. Chọn B. Câu 19 Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Cách giải: - Loại A: đây là đặc điểm các cao nguyên badan ở phía tây vùng núi Trường Sơn Nam. - Loại C: đây là đặc điểm vùng núi Trường Sơn Bắc - Loại D: đây là đặc điểm vùng ĐB sông Cửu Long - Chọn B: Đặc điểm địa hình khối núi cổ Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ của vùng núi Trường Sơn Nam nước ta là nâng cao, đồ sộ, nghiêng về phía đông. Chọn B. Câu 20 Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Phạm vi lãnh thổ vùng biển nước ta Cách giải: Ranh giới là đường biên giới quốc gia trên biển ở đây là đặc điểm của lãnh hải, không phải đặc điểm của vùng đặc quyền kinh tế Chọn C. Câu 21 Phương pháp: Liên hệ thời gian xảy ra mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long (liên hệ mùa mưa) Cách giải: Đồng bằng sông Cửu Long có mùa mưa tập trung vào thời gian từ khoảng tháng 5 – 10 (mưa vào mùa hạ). Thời gian mùa lũ thường gần trùng với thời gian mùa mưa, do vậy vụ sản xuất lúa mùa (gieo vào đầu tháng 5, thu hoạch vào tháng 11) là vụ lúa thường xuyên chịu tình trạng ngập lụt ở vùng này. Chọn C. Câu 22 Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Cách giải: Biển Đông chỉ có tác động ẩm, điều hòa thời tiết nóng bức vào mùa hè và giảm thời tiết lạnh khô vào mùa đông biển Đông không làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc. Chọn D. Câu 23 Phương pháp: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Sông ngòi) Cách giải: Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn, chủ yếu do mưa lớn và nguồn nước từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào - Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000mm/năm đây là nguồn cung cấp và duy trì dòng chảy sông ngòi quan trọng ở nước ta - Mặt khác nhiều hệ thống sông lớn nước ta bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ nên được cung cấp một lượng nước lớn trước khi đổ vào lãnh thổ nước ta (ví dụ: hệ thống sông Hồng, sông Mê Công) Chọn C. Câu 24 Phương pháp: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Cách giải: Biểu hiện của tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường của nước ta là khí hậu, thời tiết biến đổi bất Trang 9
  10. thường. Chọn D. Câu 25 Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta Cách giải: Nước ta giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực và trên thế giới là do vị trí nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế. Thuận lợi trong giao lưu với các nước bằng đường hàng không và đường biển Chọn B. Câu 26 Phương pháp: Liên hệ kiến thức Địa lí 10 – Tác động của nội lực và ngoại lực đến bề mặt địa hình Cách giải: Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của sóng biển, thuỷ triều, sông ngòi và hoạt động kiến tạo. VD. Sóng biển vỗ tạo nên các dạng bờ biển mài mòn, sông ngòi hình thành nên các cửa sông, hoạt động kiến tạo khiến địa hình bờ biển bị đứt gãy, nâng lên hạ xuống tạo thành các vùng vịnh, hòn đảo ven bờ Chọn D. Câu 27 Phương pháp: Liên hệ đặc điểm chế độ mưa và chế độ nhiệt đặc trưng của 2 vùng này Cách giải: - Nam Bộ có đặc điểm: khí hậu nắng nóng quanh năm (nhiệt độ trung bình luôn trên 24 0C) mùa mưa tập trung vào mùa hạ (tháng 5 – 10) do trực tiếp đón gió tây nam. - Ngược lại Nam Trung Bộ có mùa mưa lùi về thu đông, nền nhiệt độ vào tháng 1 có hạ thấp hơn (dưới 240C) Vậy điểm khác biệt của vùng khí hậu Nam Bộ so với Nam Trung Bộ nước ta là nóng quanh năm, mưa về mùa hạ. Chọn A. Câu 28 Phương pháp: Kiến thức bài 16 – Đặc điểm dân số và phân bố dân cư Cách giải: Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời (hơn 1000 năm), trong khi đồng bằng sông Cửu Long mới được khai thác khoảng vài trăm năm trở lại đây Do lịch sử khai thác lãnh thổ cùng với nền sản xuất lúa nước từ lâu đời nên ĐB sông Hồng từ lâu đã thu hút đông dân cư, mật độ dân số cao nhất cả nước. Chọn D. Câu 29 Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Biện pháp sử dụng và bảo vệ đất vùng đồng bằng Cách giải: - Loại A, B, C: đây là những biện pháp bảo vệ đất vùng đồi núi - D đúng: Biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ đất nông nghiệp ở đồng bằng nước ta là tiến hành thâm canh, nâng cao hệ số sử dụng đất Chọn D. Câu 30 Phương pháp: Liên hệ đới khí hậu phổ biến ở vùng đồi núi thấp nước ta (Kiến thức bài 12, mục: thiên nhiên phân hóa theo độ cao) Cách giải: Trang 10
  11. Đai nhiệt đới gió mùa của nước ta được bảo toàn ở độ cao từ dưới 600 – 700m (miền Bắc) và dưới 900 – 1000m (miền Nam). Tại đây khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C, độ ẩm thay đổi từ khô đến ẩm ướt. Nước ta có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp (đồi núi thấp dưới 1000m chiếm khoảng 60%) góp phần bảo toàn tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta. Chọn B. Câu 31 Phương pháp: Liên hệ mối tương quan giữa hướng địa hình và gió mùa Cách giải: Địa hình vùng núi Đông Bắc nước ta có hướng vòng cung, độ cao trung bình tạo nên hành lang hút gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào bên trong lãnh thổ, đem lại một mùa đông lạnh và kéo dài nhất cả nước (đến sớm và kết thúc muộn) Chọn C. Câu 32 Phương pháp: Chú ý từ khóa “ảnh hưởng đến đồng bằng Bắc Bộ” Cách giải: Gió mùa Tây Nam vượt dãy núi Trường Sơn chính là điều kiện, nguyên nhân để hình thành gió phơn Tây Nam. Nhưng để gió này có thể hoạt động mạnh, đi xa hơn và ảnh hưởng đến vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta thì lúc này cần có một nhân tố bên ngoài có tác động hút gió. (Loại D) Vào mùa hạ, đồng bằng Bắc Bộ hình thành áp thấp Bắc Bộ, áp thấp này có tác động khơi sâu tạo sức hút mạnh đối với gió phơn Tây Nam khiến gió này ảnh hướng đến cả vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chọn A. Câu 33 Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển (Hệ sinh thái ven biển) Cách giải: Hiện nay, rừng ngập mặn ở nước ta ngày càng bị thu hẹp nguyên nhân chủ yếu là do chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá. Chọn D. Câu 34 Phương pháp: - A đúng: chế độ dòng chảy sông theo sát chế độ mưa - B đúng: tháng 10 có lượng mưa lớn nhất (khoảng 600mm) - C đúng: mùa mưa lùi về thu đông (mưa lớn nhất vào tháng 9, 10) - D không đúng tháng 9 có lưu lượng dòng chảy lớn nhất nhỏ nhất là SAI Chọn D. Câu 35 Phương pháp: Liên hệ thời gian hoạt động của các nhân tố gây mưa chủ yếu ở Nam Bộ Cách giải: - Loại A: vị trí gần xích đạo chủ yếu khiến nền nhiệt cao quanh năm, không phải là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lượng mưa của Nam Bộ - Loại B: gió mùa tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương gây mưa vào đầu mùa hạ (tháng 5, 6) - Loại D: vùng Nam Bộ không chịu ảnh hưởng của phơn Tây Nam - C đúng: cùng với gió mùa Tây Nam thì dải hội tụ cũng là nhân tố đem lại mưa lớn cho các vùng lãnh thổ nước ta. Do hoạt động của dải hội tụ chậm dần từ Bắc vào Nam nên tháng mưa lớn nhất ở Nam Bộ đến muộn hơn ở Bắc Bộ. Chọn C. Câu 36 Trang 11
  12. Phương pháp: Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ Cách giải: - Loại A: thể hiện cơ cấu là biểu đồ tròn - Loại C: thể hiện quy mô, cơ cấu là biểu đồ tròn có bán kính khác nhau hoặc biểu đồ cột chồng giá trị tuyệt đối - Loại D: thể hiện tốc độ tăng trưởng là biểu đồ đường - B đúng: biểu đồ cột ghép thể hiện tỷ suất sinh và tỷ suất tử của nước ta (thể hiện giá trị của đối tượng) Chọn B. Câu 37 Phương pháp: Kĩ năng nhận diện biểu đồ Cách giải: - Loại A: cột chồng thể hiện quy mô và cơ cấu - Loại B: cột ghép thể hiện tương quan so sánh giá trị các đối tượng - Loại D: biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu hoặc quy mô và cơ cấu - C đúng: Biểu đồ miền có khả năng thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu của đối tượng, trong thời gian nhiều năm (5 năm) Chọn C. Câu 38 Phương pháp: Kiến thức bài 11 – Thiên nhiên phân hóa bắc – nam Cách giải: Rừng cây họ Dầu ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta phát triển mạnh mẽ chủ yếu là do khí hậu cận xích đạo, mùa khô rõ rệt. Chọn A. Câu 39 Phương pháp: Liên hệ đặc điểm khí hậu đặc trưng của miền Cách giải: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là tình trạng thiếu nước nghiệm trọng vào mùa khô. Do miền có đặc điểm khí hậu với sự phân hóa mùa mưa – khô sâu sắc, mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng, lượng mưa chỉ chiếm dưới 10% tổng lượng mưa cả năm. Chọn C. Câu 40 Phương pháp: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu Cách giải: - A sai: Hà Nội có nhiệt độ trung bình T1 thấp nhất (16,40C) - B sai: nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ bắc vào nam - C sai: Huế có nhiệt độ trung bình T7 cao nhất (29,40C) - D đúng: Tháng 7 nhiệt độ trung bình ít chênh lệch giữa các địa điểm (các địa điểm đều có nền nhiệt trên 270C) Chọn D. Trang 12