Đề kiểm tra giữa học kì II năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 8 - Trường THCS Bách Thuận (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 8 - Trường THCS Bách Thuận (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_nam_hoc_2022_2023_mon_ngu_van_lop.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 8 - Trường THCS Bách Thuận (Có đáp án)
- BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Năm học: 2022-2023 Môn: Ngữ văn 8 (Thời gian làm bài 90 phút) TT Nội Đơn vị kiến Mức độ dung thức/ kiến thức, kiến Kĩ năng kĩ năng cần Số câu hỏi theo mức độ Tổng thức kiểmtra đánh nhận thức kĩ giá năng Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc- - Đọc hiểu + Nhận biết: hiểu văn bản/xã - Nhận biết định đoạn được tg, tp nội trích trong vb dung của ĐT -Chỉ ra biện + Thông pháp tu từ hiểu: - Nêu tác - Nêu được dụng chức năng của kiểu câu 1,5 1 0,5 3 - Xác định Vận dụng được kiểu câu thấp và chức năng - Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ 2 Tạo - Xây dựng +Thông hiểu: lập một đoạn văn - Nắm được văn hoàn chỉnh về đặc điểm hình bản. một chủ đề thức chức cho trước năng của câu trong đó có cảm thán phần TV(Câu cảm thán) + Vận dụng: 0 1 1 5 7 Biết vận dụng kiến thức để xây dựng đoạn văn. -Viết được + Vận dụng
- bài văn nghị cao: luận CM có Viết được bài một số yếu tố văn nghị luận Miêu tả và CM hoàn biểu cảm. chỉnh (có các yếu tố miêu tả, biểu cảm kèm theo) Tổng 1,5 2 1,5 5,0 10 Tỷ lệ % 15 20 15 50 100 Tỷ lệ chung 35 75 100
- THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MĐ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Tổng ND Thấp Cao 1. Đọc - hiểu - HS nhận biết văn bản được ĐT trong - Văn bản: vb nào, tg và Quê hương ND chính Số câu: 1 1. Số điểm: 1,0 1,0 1,0 2. Tiếng Việt - Chỉ ra biện - Nhận biết biện Nêu được chức - Hiểu tác pháp tu từ pháp tu từ trong năng của kiểu dụng của - Nêu tác dụng đoạn trích câu đó biện pháp tu - Xác định được - Xác định được từ kiểu câu và kiểu câu chức năng Số câu: 2 2 3 3 2 Số điểm: 2,0 0,5 0,5 0,5 0,5 2,0 3. Làm - Đoạn văn có ít - Trình bày văn nhất một câu cảm được đoạn văn Câu 1: thán (chỉ rõ) diễn dịch làm rõ ý của câu chủ đề 2,0 - Viết đoạn văn NL từ 7 đến 8 câu theo cách diễn dịch Câu 2 -Viết bài văn - Viết bài NLCM. Luận văn NL CM điểm rõ ràng (có sự kết phù hợp, lập hợp với luận chặt chẽ, 5,0 miêu tả và dẫn chứng biểu cảm.) chính xác (có kết hợp với các yếu tố , miêu tả và biểu cảm) Điểm : 10đ Tổng 2,0 0,5 1,5 6,0 10 Tỉ lệ 20% 5% 15% 60% 100%
- PHÒNG GD & ĐT VŨ THƯ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THCS BÁCH THUẬN Môn: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) Phần I: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. “Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”, Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. (Trích Ngữ Văn 8- tập 2) Câu1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên? Câu 2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” Câu 3. Xác định kiểu câu và chức năng của hai câu thơ đầu trong đoạn thơ trên? Phần II: Làm văn (7 điểm): Câu 1. ( 2đ). Viết đoạn văn từ 7 đến 8 câu theo cách diễn dịch triển khai luận điểm sau: “ Trong cuộc sống của mỗi người, tình bạn vô cùng quan trọng” trong đoạn văn có ít nhất một câu cảm thán (chỉ rõ) Câu 2. ( 5 đ). Chứng minh rằng: bài thơ “ Khi con tu hú” của Tố Hữu thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết và niềm khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
- PHÒNG GD&ĐT VŨ THƯ TRƯỜNG THCS BÁCH THUẬN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: NGỮ VĂN 8 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5 điểm) Câu1: (1,0đ) Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Quê hương của tác giả Tế Hanh (0,5đ) - ND chính: Miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá về bến (0,5đ) Câu 2: (1đ) - Chỉ ra được biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa, NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (0,5đ) - Nêu tác dụng: - Tác giả đã biến con thuyền vô tri trở nên có hồn, con thuyền ấy cũng như con người, sau 1 ngày lao động vất vả cũng cần được nghỉ ngơi và nó cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi (0,5) Câu 3: (1đ) Hai câu thơ: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. - Kiểu câu: Thuộc kiểu câu trần thuật (0,5đ) - Chức năng: Miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. (0,5đ) Phần II: Làm văn (7 điểm): Câu 1. 2đ. Viết đoạn văn từ 7 đến 8 câu theo cách diễn dịch triển khai luận điểm sau: “ Trong cuộc sống của mỗi người, tình bạn vô cùng quan trọng” trong đoạn văn có ít nhất 1 câu cảm thán (chỉ rõ) a. Bài viết đảm bảo đúng hình thức là một đoạn văn nghị luận từ 7 đến 8 câu theo cách diễn dịch trong đoạn văn có ít nhất 1 câu cảm thán (chỉ rõ) 0.25 b. Xác định đúng vấn đề, triển khai luận điểm: trong cuộc sống của mỗi người, tình bạn vô cùng quan trọng. 0,25đ c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn diễn dịch hay quy nạp theo những ý sau: - Tình bạn là một thứ tình cảm đẹp, được xây dựng trên cơ sở của sự chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng lẫn nhau. 0,5đ - Bạn giúp ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Bạn cùng ta vững bước đi trên đường đời, tiếp cho ta nghị lực để vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống và trong học tập. ( dẫn chứng khi chúng ta bị ốm, bạn chép bài giúp ta, ta chưa hiểu bài, bạn giảng bài cho ta. Khi ta mắc khuyết điểm, bạn chân thành góp ý, thẳng thắn phê bình, giúp ta trở thành người tốt )0,5đ - Chúng ta cần sống chân thành, quý trọng tình bạn để tiến bộ trong học tập, cuộc sống ngày càng vui vẻ, có ý nghĩa hơn. 0,25đ d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, bài viết có sức thuyết phục, có suy nghĩ mới mẻ về những yêu cầu được đưa ra. 0,25đ
- Câu 2. 5đ. Chứng minh rằng: “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu) thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết và niềm khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. a. Hình thức: viết đúng thể loại văn nghị luận, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng đầy đủ, sát hợp. 0,25 đ b. Lấy dẫn chứng trong văn bản “ Khi con tu hú để làm sáng tỏ vấn đề : tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do mãnh liệt của người tù cách mạng. 0,25đ c. Triển khai hợp lí nội dung: hs biết vận dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. 4 đ 1. Mở bài. 0,5đ - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta trong giai đoạn 1930- 1945. Bài thơ “ Khi con tu hú” là một trong những bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu được in trong tập “ Từ ấy” - Khái quát nội dung tác phẩm: “ Khi con tu hú” thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát khao tự do mãnh liệt của người tù cách mạng. 2. Thân bài. Lần lượt làm sáng tỏ các ý cơ bản như sau: 3đ * Luận điểm 1. “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu) thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết qua 6 câu đầu là bức tranh mùa hè yên bình, tươi đẹp trong tưởng tưởng của người tù. 1,5đ - Âm thanh: + Tiếng chim tu hú kêu. + Tiếng ve ngân. + Tiếng diều sáo vi vu trên trời. -> Âm thanh báo hiệu hè sang như một bản nhạc sôi động đầu mùa. - Màu sắc: + màu vàng của lúa chín, của bắp ngô. + Màu vàng hồng của nắng mới. + Màu xanh của bầu trời. => Gam màu tươi sáng, màu của sức sống đó là những màu tượng trưng cho sự tự do. - Hình ảnh, cánh đồng lúa chín trái cây bắt đầu chín=> báo hiệu mùa hè, bước chuyển mình của thời xuân qua hạ. - Đường nét, diều sáo “ lộn nhào” giữa nền trời xanh thẳm=> cảnh vật, đường nét có đối lập, thể hiện sức sống. => Bức tranh mùa hè tươi đẹp, sinh động, đầy sức sống qua con mắt của tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết. Tác giả Phải vô cùng tinh tế mới có thể cảm nhận được từng bước chuyển của không gian và thời gian như vậy. * Luận điểm 2. Niềm khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày qua 4 câu thơ tiếp là tâm trạng của người tù CM . 1,0đ - Trước khung cảnh tràn đầy sức ống của mùa hè, tâm trạng người tù cách mạng dường như đang bí bách, ngột ngạt hơn bao giờ hết. + Động từ mạnh “ đạp, ngột, chết uất” + Một loạt từ cảm thán: “ ôi, làm sao, thôi” + kết thúc bằng một câu cảm thán + Nhịp thơ thay đổi 6/2,3/3. => tâm trạng lên đến đỉnh điểm khiến nhà thơ phải liên tục thốt lên. - Tiếng chim tu hú được lặp lại hai lần ở câu mở đầu và câu kết thúc: kết cấu đầu cuối
- tương ứng, tạo ra sự loogic. Tiếng chim tu hú hay chính là tiếng gọi của sự tự do, tiếng gọi của cuộc sống đang hối hả, dồn dập, thúc giục niềm khao khát tự do, thoát khỏi chốn ngục tù và sâu xa hơn là khao khát đất nước được hòa bình, độc lập đang cháy hừng hực trong lòng tác giả. * Luận điểm 3. Thành công về nghệ thuật. 0,5đ - Thể thơ lục bát giản dị, mềm mại, uyển chuyển, phép tương phản đối lập. - Nhịp thơ thay đổi bất ngờ, diễn tả tâm trạng của tác giả. - Giọng điệu thay đổi linh hoạt, khi vui tươi, hóm hỉnh khi uất ức, dồn nén. 3. Kết bài. 0,5đ - Khái quát giá trị của tác phẩm: bài thơ chính là nỗi lòng sục sôi, khao khát tự do, độc lập của tác giả cũng như của tất cả người dân Việt Nam trong hoàn cảnh mất nước. - Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Tố Hữu là một nhà thơ tài năng, tinh tế với một tấm lòng mộc mạc, giản dị, luôn hướng đến cuộc sống của nhân dân và độc lập tự do dân tộc. VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN LÀM VĂN Điểm 5: Hiểu sâu sắc bài thơ, vận dụng tốt và sáng tạo kiến thức đã học để làm bài; trình bày đủ các ý cơ bản như trên, có mở rộng, so sánh với các bài thơ khác cùng nội dung; bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả Điểm 3 - 4: Hiểu bài thơ, vận dụng tương đối tốt kiến thức đã học để làm bài, trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên, diễn đạt có thể chưa tốt, còn có chỗ diễn xuôi nội dung bài thơ, có thể mắc một số lỗi chính tả Điểm 1 - 2: Tỏ ra chưa hiểu bài thơ, chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài , còn thiếu nhiều ý, nhiều chỗ kể lại nội dung hoặc diễn xuôi bài thơ, bài viết chưa có bố cục mạch lạc, lủng củng, chữ viết chưa đúng chính tả, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Lưu ý: - Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức trình bày, chữ viết, chính tả ) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh
- PHÒNG GD & ĐT VŨ THƯ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS BÁCH THUẬN NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MĐ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Tổng ND Thấp Cao 1. Đọc - hiểu - Nhớ tên tác giả, - Hiểu nội dung văn bản tên tác phẩm và nghệ thuật của - Văn bản: - Nhớ hoàn cảnh đoạn trích Hịch tướng sĩ và mục đích viết tác phẩm Số câu: 1 1.a 1.b 1.c Số điểm: 1,5 0,5 0,5 0,5 1,5 2. Tiếng Việt - Nhận biết câu - Câu chia chia theo mục theo mục đích đích nói nói - Nghệ thuật - Nhận biết được - Hiểu tác dụng - phân tích diễn đạt trong cách ngắt nhịp và của vế đối được tác dụng một câu thơ giọng thơ của vế đối Số câu: 1 2.a 2.b 2.b Số điểm: 1,5 0,5 0,5 0,5 1,5 3. Tập làm -Trình bày văn được luận điểm Câu 1: Học kết hợp với làm bài tập thì 2,0 - Viết đoạn văn mới hiểu bài. từ 7 đến 8 câu Trong đoạn văn theo cách diễn có một câu nghi dịch vấn và một câu cầu khiến (chỉ rõ). Câu 2 - Nghị luận -Viết bài văn chứng minh nghị luận cm kết hợp biểu có luận điểm 5,0 cảm rõ ràng, lí lẽ thuyết phục, lập luận chặt chẽ, sáng tạo ; kết hợp tốt yếu tố biểu cảm Điểm : 10đ Tổng 1,5 1,0 0,5 7,0 10 Tỉ lệ 1,5% 10% 5% 70% 100%
- PHÒNG GD & ĐT VŨ THƯ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THCS BÁCH THUẬN Môn: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) Phần I: Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1(1,5 điểm): Cho đoạn trích sau: “ Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn ” (SGK Ngữ văn 8, Tập2, NXBGD) a) Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b) Cho biết hoàn cảnh và mục đích viết tác phẩm. c)Nêu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trên. Câu 2(1,5 điểm) Cho 2 câu thơ sau: Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. (Tức cảnh Pác Bó- Hồ Chí Minh) a) Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói cho hai câu thơ trên. b) Phân tích nghệ thuật diễn đạt cho câu thơ: Sáng ra bờ suối, tối vào hang Phần II: Làm văn (7 điểm). Câu 1(2 điểm). Viết đoạn văn từ 7 đến 8 câu theo cách diễn dịch trình bày luận điểm sau: Học kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài. Trong đoạn văn có một câu nghi vấn và một câu cầu khiến (chỉ rõ). Câu 2(5 điểm). Có ý kiến cho rằng: Bài thơ quê hương của Tế Hanh đã ca ngợi vẻ đẹp tươi sáng đầy sức sống của cuộc sống làng chài ven biển cùng tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. Bằng hiểu biết của em về bài thơ Quê hương, em hãy làm tỏ ý kiến trên.
- PHÒNG GD & ĐT VŨ THƯ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS BÁCH THUẬN NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Đáp án Điểm a) - Tác phẩm: Hịch tướng sĩ 0,25 - Tác giả: Trần Quốc Tuấn 0,25 b) - Hoàn cảnh viết tác phẩm: Hịch tướng sĩ do Trần Quốc Tuấn 0,25 viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285). - Mục đích viết tác phẩm: Mục đích để khích lệ tướng sĩ học tập 0,25 Câu 1 cuốn Binh thư yếu lược (Sách tóm tắt những điều cốt yếu về binh (1,5đ) pháp) do chính Trần Quốc Tuấn soạn. c) - Đặc sắc về nội dung: Đoạn trích vạch trần tội ác và sự ngang 0,25 ngược, tham lam tàn bạo của kẻ thù. - Đặc sắc về nghệ thuật: Giọng văn mỉa mai, khinh bỉ; sử dụng câu văn biền ngẫu, hình ảnh ẩn dụ, liệt kê 0,25 a) - Câu 1, câu 2 đều thuộc kiểu câu trần thuật 0,5 Câu 2 b) Nhận xét nghệ thuật diễn đạt cho câu thơ: (1,5đ) Sáng ra bờ suối, tối vào hang - Cách ngắt nhịp 4/3 - Hai vế câu đối lập về: Thời gian(sáng và tối); về không gian (suối 0,5 và hang); về hoạt động (ra và vào) - Giọng thơ vui và thoải mái tạo thành thói quen sinh hoạt ung dung, nề nếp của bác trong cuộc sống Cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. 0,5 1. Về hình thức: Trình bày dưới dạng 1 đoạn văn từ 7 đến 8 câu theo cách diễn dịch ,câu chủ đề (câu nêu luận điểm) ở vị trí đầu 1,0 đoạn văn, đoạn văn đảm bảo có 1 câu nghi vấn và 1 câu cảm thán Câu 3 (chỉ rõ) (2,0đ) 2. Về nội dung cần trình bày được các ý sau đây: * Giải thích: 0,5 - Học là gì? Học là quá trình tiếp thu kiến thức mở mang trí tuệ, làm bài tập tức là thực hành, áp dụng lý thuyết vào thực tế đời sống. 0,5 - Khẳng định học kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài, lấy ví dụ thực tế trong quá trình học tập để chứng minh Ví dụ: chúng ta học văn nghị luận mà không nắm được phương pháp, thể loại, không rèn luyện cách viết thì không thể viết đúng, viết hay được.
- 1. Yêu cầu về hình thức: Câu 4 - Kiểu bài: Nghị luận chứng minh. (5,0đ) - Bài viết có bố cục ba phần; luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ; 0,5 biết kết hợp tốt các yếu tố biểu cảm trong bài nghị luận; diễn đạt lưu loát, câu đúng ngữ pháp 2. Yêu cầu về nội dung: a. Mở bài. HS có thể mở theo 2 cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng cần đảm bảo các ý sau đây. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận. - Tế Hanh (1921-2009) tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi 0,5 - Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh, mà bài quê hương là sự mở đầu - Bài thơ quê hương của Tế Hanh đã ca ngợi vẻ đẹp tươi sáng đầy sức sống của cuộc sống làng chài ven biển cùng tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. b. Thân bài: - Học sinh chứng minh luận điểm 1 qua 2 cảnh đoàn thuyền đánh 1,5 cá ra khơi và đoàn thuyền về bến. *Vẻ đẹp tươi sáng đầy sức sống của cuộc sống làng chài ven biển trước hết được thể hiện ở cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi (HS trích dẫn chứng chính xác 6 câu thơ) +Vẻ đẹp tươi sáng đầy sức sống được thể hiện: - Thời gian và không gian của buổi tra khơi: vào buổi sáng sớm, trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,. Một buổi sáng đi biển đẹp trời lý tưởng với vẻ đẹp đầy sức sống hứa hẹn một chuyến ra khơi thuận lợi, đánh bắt được nhiểu tôm cá. - Hình ảnh người dân chài khỏe mạnh với vẻ đẹp cường tráng dám đương đầu với biển cả - Hình ảnh con thuyền và cánh buồm với nghệ thuật nhân hóa mang vẻ đẹp hào hùng đầy chất lãng mạn, mang cả hơi thở, sức sống mãnh liệt của người dân làng chài. - HS khái quát lại cảnh đoàn thuyền ra khơi, chuyển ý sang 8 câu thơ tiếp theo đó là cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. *Vẻ đẹp tươi sáng đầy sức sống của cuộc sống làng chài ven biển còn được thể hiện ở cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. . Vẻ đẹp tươi sáng đầy sức sống được thể hiện ở không khí đông vui, ồn ào, tấp nập khi dân làng đón ghe về. . Cuộc sống thanh bình ấm lo được gợi tả qua những chi tiết hình ảnh cụ thể: Cá đầy ghe, những con cá tươi ngon thân bạc trắng vì thế họ đã chân thành cảm tạ trời đất đã cho họ một chuyến ra khơi thuận lợi. . Vẻ đẹp tươi sáng đầy sức sống một lần nữa được tác giả miêu tả qua hình ảnh người dân chài lưới, qua hình ảnh con thuyền: Họ là những người khi ra khơi khỏe mạnh khí thế, khi trở về lại dạn dày sóng gió đại dương, mang vị mặn mòi hơi thở nồng ấm của biển khơi. Hình ảnh con thuyền cũng yên tâm thoải mái nghỉ ngơi sau một
- chuyến đi biển vất vả HS khái quát lại đoạn thơ chuyển ý sang luận điểm 2: Bài thơ quê hương không chỉ gợi ra vẻ đẹp tươi sáng đầy sức sống của người dân làng chài mà còn thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. Học sinh chứng minh luận điểm 2 qua 4 câu thơ cuối ( HS trích dẫn chứng) . Yêu quê hương tác giả đã trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ quê hương của mình trong xa cách . Tác giả nhớ những hình ảnh rất cụ thể nhưng cũng rất đặc trưng của một làng chài ven biển: Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi Tất cả đã trở thành màu sắc quen thuộc, trở thành những ấn tượng không thể phai mờ trong tâm tưởng. . Đặc biệt nhà thơ nhớ nhất mùi nồng mặn của quê hương- mùi vị mang hơi thở nồng ấm của lao động của sự sống. Nó cũng là hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương tác giả. HS khái quát lại cả 2 luận điểm: Nhà thơ Tế Hanh phải có một tình yêu quê hương tha thiết, gắn bó máu thịt với làng quê mới có thể có sự cảm nhận tinh tế sâu sắc về một làng chài ven biển tươi đẹp, giàu sức sống đến thế! Hs nêu một vài nét về nghệ thuật của văn bản để làm sáng tỏ 2 luận điểm trên. - Sự kết hợp giữa hai phương thức miêu tả và biểu cảm, lời thơ giản dị trong sáng có sức truyền cảm, những hình ảnh so sánh đẹp,bay bổng đầy lãng mạn cùng với các biện pháp tu từ như: Liệt kê, ẩn dụ, nhân hóa Tất cả đã truyền đến người đọc tình yêu quê hương tha thiết và cảnh sinh hoạt tươi sáng đầy sức sống của người dân làng chài quê hương ông. c. Kết bài. . Tổng kết lại vấn đề cần nghị luận . Thể hiện tình cảm của em với quê hương mình. 3.Vận dụng cho điểm - Điểm 4 - 5 : Thực hiện tốt các yêu cầu trên, chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả. - Điểm 3 : Thực hiện tương đối đảm bảo yêu cầu trên, sai không quá 5 lỗi chính tả. - Điểm 1 - 2 : Thực hiện sơ sài yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi diễn đạt, sai nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0 : Bỏ giấy trắng, lạc đề. * Lưu ý : Trên đây chỉ là hướng dẫn chấm, giáo viên cần căn cứ vào mức độ bài làm của học sinh để ghi điểm cho thích hợp và cần khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo trong việc vận dụng các yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.