Đề kiểm tra cuối kì II Lớp 12 - Năm học 2022-2023 môn Hóa học - Đề 1201

docx 2 trang Phương Ly 06/07/2023 7060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II Lớp 12 - Năm học 2022-2023 môn Hóa học - Đề 1201", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_lop_12_nam_hoc_2022_2023_mon_hoa_hoc.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II Lớp 12 - Năm học 2022-2023 môn Hóa học - Đề 1201

  1. KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 12 Năm học 2022 -2023 Môn : Hoá học Thời gian: 45 phút Họ và tên HS: . Lớp 12A Đề 1201 Học sinh ghi đáp án đúng nhất bằng bút chì vào ô câu tương ứng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 (Cho NTK: H=1, Li=7, Be=9, C=12, N=1, O=16, Na=23, Mg=24, Al=27, S=32, Cl=35,5, K=39, Ca=40, Cr=52, Fe =56, Cu=64, Rb=85, Sr=88, Cs=133, Ba=137) Câu 1: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại A. Pb. B. Sn. C. Cu. D. Zn. Câu 2: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là A. Fe(OH)2. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO. Câu 3: Cấu hình electron của ion Cr3+ là A. [Ar]3d5. B. [Ar]3d4. C. [Ar]3d3. D. [Ar]3d2. Câu 4: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch A. NaCl. B. CuSO4. C. Na2SO4. D. NaOH. Câu 5: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch: A. Na2SO4, KOH. B. NaOH, HCl. C. KCl, NaNO3. D. NaCl, H2SO4. Câu 6: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion A. Ca2+, Mg2+. B. Al3+, Fe3+. C. Na+, K+. D. Cu2+, Fe3+. Câu 7: Trong bảng tuần hoàn, Mg là kim loại thuộc nhóm A. IVA. B. IIA. C. IIIA. D. IA. Câu 8: Hai thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được các kim loại: Al, Fe, Mg, Ag? A. Dung dịch CuSO4, dung dịch BaCl2. B. Dung dịch HCl, dung dịch AgNO3. C. Dung dịch HCl, dung dịch NaOH. D. Dung dịch HCl, qùi tím. Câu 9: Cấu hình electron nào sau đây là của Fe (Z = 26) A. [Ar] 4s23d6. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d8. D. [Ar]3d74s1. Câu 10: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là A. Na2CO3 và Na3PO4. B. Na2CO3 và Ca(OH)2. C. Na2CO3 và HCl. D. NaCl và Ca(OH)2. Câu 11: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là A. 1s22s2 2p6. B. 1s22s2 2p6 3s1. C. 1s22s2 2p6 3s2. D. 1s22s2 2p6 3s23p1. Câu 12: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là A. Fe(OH)3. B. Fe2(SO4)3. C. Fe2O3. D. FeSO4. Câu 13: Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Mg. B. Al. C. Na. D. Fe. Câu 14: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là 2+ A. Điện phân CaCl2 nóng chảy. B. Dùng Na khử Ca trong dung dịch CaCl2 . C. Điện phân dung dịch CaCl2 . D. Nhiệt phân CaCl2. Câu 15: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ A. Al và Cr. B. Fe và Cr. C. Mn và Cr. D. Fe và Al. Câu 16: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 17: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H 2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 2,8 gam. B. 1,4 gam. C. 5,6 gam. D. 11,2 gam. Câu 18: Cho 4,6 gam Na tác dụng hoàn toàn với nước. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H 2 (ở đktc) thoát ra là (Cho Na = 23)
  2. A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít. Câu 19: Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Tên của kim loại kiềm thổ đó là A. Ba. B. Mg. C. Ca. D. Sr. Câu 20: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dd H2SO4 loãng dư, thu được dd X. dd X phản ứng vừa đủ với V ml dd KMnO4 0,5M. Giá trị V A. 80. B. 20. C. 40. D. 60. Câu 21: Cấu hình electron nào dưới đây viết đúng? 2+ 4 2 2+ 2 4 2 6 3+ 5 A. 26Fe : [Ar]3d 4s .B. 26Fe : [Ar]4s 3d . C. 26Fe: [Ar]4s 3d .D. 26Fe : [Ar]3d Câu 22: Phản ứng nào sau đây tạo ra muối sắt(II)? A. Fe tác dụng với dung dịch HCl. B. Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl. C. FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư). D. Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch HCl. Câu 23: Nhôm không tan trong các chất nào sau đây A. NH3 B. HCl C. H 2SO4 D. HNO 3 Câu 24: Hòa tan 8,1 gam kim loại X bằng dung dịch HNO3 loãng, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO. Kim loại X là A. Fe B. Ca C. Mg D. Al Câu 25: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là: A. Fe, Cu, Ag. B. Al, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cu. D. Al, Fe, Ag. Câu 26: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 34,44. B. 47,4. C. 30,18. D. 12,96 Câu 27: Kim loại M phản ứng được với: dd HCl, dd Cu(NO3)2, dd HNO3 đặc nguội. Kim loại M là A. Al B. Zn C. Fe D. Ag Câu 28: Hòa tan 1,84 hỗn hợp Fe và Mg trong dung dịch HNO 3 dư thấy thoát ra 0,04 mol khí NO duy nhất. Số mol Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt là A. 0,01 và 0,01 B. 0,02 và 0,03 C. 0,03 và 0,02 D. 0,03 và 0,03 Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 8,3 gam hỗn hợp Fe và Al bằng một lượng vừa đủ dd HCl thu được 5,6 lít khí và dd A. thể tích dd NaOH 0,5M tối thiểu cần dùng để phản ứng hết với dd A trên được lượng kết tủa nhỏ nhất là A. 0,3 lít B. 0,6 lít C. 1,8 lít D. 1,2 lít Câu 30: Cho Fe dư vào dd HNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì dd sau phản ứng chứa chất tan nào A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3 C. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 D. Fe(NO3)3 và HNO3 HẾT.