Đề kiểm tra cuối kì 2 Lớp 11 môn Địa lí (Mã đề 111) sách Cánh diều - Năm học 2022-2023

docx 4 trang Tài Hòa 17/05/2024 2480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 2 Lớp 11 môn Địa lí (Mã đề 111) sách Cánh diều - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_2_lop_11_mon_dia_li_ma_de_111_sach_canh.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 2 Lớp 11 môn Địa lí (Mã đề 111) sách Cánh diều - Năm học 2022-2023

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn: Địa lí - Lớp 11 Năm học: 2022-2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 04 trang) Mã đề 111 Họ và tên: Số báo danh: Lớp: . PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Phát biểu nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN? A. Thông qua tập trận quân sự. B. Thông qua các hiệp ước. C. Thông qua các hội nghị. D. Thông qua các diễn đàn. Câu 2: Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của Nhật Bản là A. xây dựng. B. chế tạo xe máy. C. tàu biển. D. sản xuất điện tử. Câu 3: Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang có sự chuyển dịch theo hướng từ A. nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. B. nông nghiệp và dịch vụ sang công nghiệp. C. công nghiệp và dịch vụ sang nông nghiệp. D. công nghiệp sang nông nghiệp và dịch vụ. Câu 4: Các nước Đông Nam Á có nhiều loại tài nguyên khoáng sản là do khu vực này A. nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương. C. nằm trong vành đai sinh khoáng. D. có nhiều kiểu, dạng địa hình. Câu 5: Ý nào sau đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của LB Nga? A. Khí hậu phân hoá đa dạng. B. Giáp nhiều biển và đại dương. C. Có nhiều sông, hồ lớn. D. Quỹ đất nông nghiệp lớn. Câu 6: Thế mạnh nổi bật để phát triển công nghiệp nông thôn của Trung Quốc là A. khí hậu khá ổn định. B. cơ sở hạ tầng hiện đại. C. nguồn lao động dồi dào. D. có nguồn vốn đầu tư lớn. Câu 7: Đặc điểm nào sau đây đúng với phần lãnh thổ phía Tây của LB Nga? A. Đồi núi thấp và vùng trũng. B. Đồng bằng và vùng trũng. C. Đồng bằng và đồi núi thấp. D. Núi và cao nguyên. Câu 8: Phát biểu nào nào dưới đây là hạn chế lớn nhất về nguồn lao động của khu vực Đông Nam Á? A. Nguồn lao động dồi dào, đông gây sức ép lớn về việc làm. B. Trình độ chuyên môn của lao động phân bố không đều. C. Tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế. D. Chất lượng nguồn lao động ở một số nước chưa cao. Trang 1/4 – Mã đề 111
  2. Câu 9: Cho biểu đồ về xuất, nhập khẩu của một số quốc gia, giai đoạn 2010 - 2015: (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh giá trị xuất, nhập khẩu của một số quốc gia năm 2015 so với năm 2010? A. Việt Nam tăng chậm hơn Ma-lai-xi-a. B. Xin-ga-po tăng nhiều hơn Việt Nam. C. Việt Nam tăng nhanh hơn Xinpga-po. D. Xin-ga-po tăng chậm hơn Ma-lai-xi-a. Câu 10: Cho biểu đồ về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia, giai đoạn 2010 – 2015 (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia qua các năm? A. Tổng sản phẩm GDP của Trung Quốc tăng nhanh nhất. B. Tổng sản phẩm GDP của Hoa Kì tăng liên tục. C. Tổng sản phẩm GDP của Trung Quốc luôn cao hơn Nhật Bản. D. Tổng sản phẩm GDP của Nhật Bản tăng nhanh nhất. Trang 2/4 – Mã đề 111
  3. Câu 11: Khó khăn chủ yếu về dân cư có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản là A. tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp. B. tâm lí ngại lập gia đình. C. đông dân, dân cư phân bố không đều. D. dân số ngày càng già hóa. Câu 12: Ngành nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản là do A. có điều kiện nhập khẩu lương thực. B. diện tích đất trong nông nghiệp ít. C. ưu tiên phát triển ngành công nghiệp. D. ưu tiên phát triển ngành dịch vụ. Câu 13: Dân tộc nào chiếm số dân đông nhất ở Trung Quốc? A. Tạng. B. Choang. C. Hán. D. Hồi. Câu 14: Một đặc điểm lớn của địa hình Trung Quốc là A. Cao dần từ tây sang đông. B. Thấp dần từ tây sang đông. C. Cao dần từ bắc xuống nam. D. Thấp dần từ bắc xuống nam. Câu 15: Giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc không có sự khác biệt rõ rệt về A. khí hậu. B. sông ngòi. C. địa hình. D. diện tích. Câu 16: Phần lãnh thổ phía đông của Liên Bang Nga không thuận lợi cho phát triển A. nông nghiệp. B. rừng. C. thủy điện. D. khai thác khoáng sản. Câu 17: Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp giữa hai đại đương nào sau đây? A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Câu 18: Đông Nam Á biển đảo nằm trong hai đới khí hậu nào dưới đây? A. Cận nhiệt đới, ôn đới. B. Cận nhiệt đới, nhiệt đới. C. Nhiệt đới, xích đạo. D. Nhiệt đới gió mùa, xích đạo. Câu 19: Về mặt tự nhiên, ranh giới phân chia địa hình lãnh thổ nước Nga thành hai phần Đông và Tây là A. sông Lê na. B. dãy núi Uran. C. sông Ê – nít – xây. D. sông Ô bi. Câu 20: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên trong quá trình phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á là A. không có đồng bằng lớn. B. lượng mưa quanh năm không đáng kể. C. chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai. D. nghèo tài nguyên khoáng sản. Câu 21: Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á cùng A. ổn định chính trị. B. hội nhập quốc tế. C. hợp tác phát triển. D. phát triển du lịch. Câu 22: Cho bảng số liệu: XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2018 Quốc gia Bru-nây Cam-pu-chia Lào Mi-an-ma Xuất khẩu (tỷ đô la Mỹ) 7,0 15,1 5,3 16,7 Nhập khẩu (tỷ đô la Mỹ) 5,7 15,5 6,2 19,3 (Nguồn: Niên thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Trang 3/4 – Mã đề 111
  4. Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết quốc gia nào sau đây nhập siêu lớn nhất vào năm 2018? A. Mi-an-ma B. Lào. C. Bru-nây. D. Cam-pu-chia. Câu 23: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1945 - 2016 Năm 1945 1995 2005 2016 Than (triệu tấn) 961,5 1536,9 1384,2 3428,4 Điện (tỉ KWh) 390,6 965,0 1355,6 4207,2 Thép (triệu tấn) 47 95 3558 803,8 (Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới,NXB Giáo dục, 2017) Để thể hiện sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc giai đoạn 1945-2016, biểu đồ thích hợp nhất là A. tròn. B. đường. C. miền. D. kết hợp. Câu 24: Loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất ở Nhật Bản? A. Dầu mỏ và khí đốt. B. Than đá và dầu khí. C. Than và sắt. D. Than đá và đồng. Câu 25: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế – xã hội của LB Nga là A. địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. B. Giáp với Bắc Băng Dương và nhiều nước châu Âu. C. hơn 80% lãnh hổ nằm ở vành đai khí hậu ôn đới. D. nhiều vùng rộng lớn có khí hậu băng giá hoặc khô hạn. Câu 26: Đảo nào có diện tích lớn nhất Nhật Bản? A. Kiu - xiu. B. Hôn - su. C. Xi - cô - cư. D. Hô - cai - đô. Câu 27: Phát minh nào sau đây không phải của Trung Quốc? A. Chữ la tinh. B. Kĩ thuật in. C. Giấy D. La bàn. Câu 28: Sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây của Trung Quốc, chủ yếu do sự khác biệt về A. điều kiện tự nhiên. B. chính sách nông nghiệp. C. cơ sở hạ tầng. D. tập quán sản xuất. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM GDP TRONG NƯỚC CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ) Năm 1990 2000 2010 2017 GDP 967,3 259,7 1524,9 1579,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) a. Dựa vào bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm GDP trong nước của LB Nga qua các năm trên. b. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi tổng sản phẩm GDP trong nước của LB Nga qua các năm trên. Câu 2: (1 điểm) Chứng minh sự phát triển của ngành công nghiệp Trung Quốc sau công cuộc đổi mới? HẾT Trang 4/4 – Mã đề 111