Đề kiểm tra cuôi học kỳ II môn Tiếng Việt (bài đọc thầm) Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học C Ô Long Vĩ
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuôi học kỳ II môn Tiếng Việt (bài đọc thầm) Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học C Ô Long Vĩ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_bai_doc_tham_lop_5.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuôi học kỳ II môn Tiếng Việt (bài đọc thầm) Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học C Ô Long Vĩ
- Thứ ., ngày . tháng 5 năm 2021 Trường Tiểu học C Ô Long Vĩ ĐỀ KIỂM TRA CUÔI HỌC KỲ II Họ và tên: . Môn : Tiếng Việt – Bài đọc thầm Lớp : 5 Thời gian : 30 Phút Năm học : 2020 – 2021 . Điểm Lời phê của giáo viên Em đọc thầm bài tập đọc “Nhân cách quý hơn tiền bạc” rồi trả lời câu hỏi. Nhân cách quý hơn tiền bạc Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng.Sau khi lo đám tang cho mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn.Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn: - Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi.Liệu có được không? Viên quan tâu: - Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận.Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận. Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy. Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông: - Tâu Hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này.Thần ngờ đây là tiền của người muốn đút lót thần.Vậy, xin Hoàng thượng cho thần nộp tiền này vào công quỹ. Vua Minh Tông đáp: - Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho.Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao? - Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến.- Mạc Đĩnh Chi khảng khái đáp. Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho ông lui. Theo Quỳnh Cư Em khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Cuộc sống của Mạc Đĩnh Chi như thế nào? A. Thanh bạch, đạm bạc. B. Sung sướng, nhàn hạ. C. Hạnh phúc, giàu có. D. Nhàn hạ, hạnh phúc. Câu 2: Biết được cuộc sống khó khăn của Mạc Đĩnh Chi, theo hiến kế của viên quan tin cẩn, vua đã làm gì để giúp đỡ ông? A. Cho trích ít tiền trong kho và sai người đem đến biếu ông. B. Cho trích ít tiền trong kho và sai người đang đêm đem lén bỏ tiền vào nhà ông.
- C. Sai người đang đêm bỏ một gói tiền trước nhà ông. D. Sai người vào buổi tối mang tiền đến nhà tặng ông. Câu 3: Mạc Đĩnh Chi đã làm gì khi thấy gói tiền trong nhà? A. Lấy ngay gói tiền vì không biết phải trả cho ai. B. Lấy ngay gói tiền vì nghĩ rằng không ai biết. C. Lấy ngay gói tiền vì nghĩ rằng mình đã giúp người, nay người giúp lại. D. Liền đem vào triều, trình lên vua và xin cho nộp tiền vào công quỹ. Câu 4: Mạc Đĩnh Chi nói gì khi vua khuyên ông hãy coi tiền đó là của mình? A. “Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót.” B. “Xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ” C. “Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến.” D. “Thần nghĩ rằng tiền này của ai nhờ thần làm việc gì đó.” vào nhà ông. Câu 5: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “trung thực “? A. ngay ngắn B. thật thà C. trung tâm D. tham ô. Câu 6: Dấu phẩy trong câu sau: “Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi.” Có tác dụng: A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. B. Ngăn cách các vế trong câu ghép. C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. D. Ngăn cách lời nói của nhân vật. Câu 7: Hai câu “Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đầu” liên kết với nhau bằng cách nào? A. Dùng từ ngữ nổi. B. Thay thế từ ngữ . C. Lặp từ ngữ. D. Từ ngữ nối và lập từ ngữ. Câu 8: Trong câu ghép “Thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận”. Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? A. Nối bằng một quan hệ từ . B. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). C. Nối bằng một cặp quan hệ tử. D. Nối bằng một quan hệ từ và cặp quan hệ từ. Câu 9: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: Vua đành giữ lại tiền rồi cho ông lui Chủ ngữ: Vị ngữ: Câu 10: Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân kết quả nói về môi trường
- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Năm học 2020 - 2021 A. Phần đọc 1. Đọc thành tiếng: 5 điểm GV cho hs đọc một đoạn (khoảng 120 tiếng) trong bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt tập hai lớp 5) và trả lời câu hỏi ứng với đoạn đã đọc. Bài: Một vụ đắm tàu. Trang 108 (từ Trên chiếc tàu băng cho bạn) H: Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta.? Bài: Một vụ đắm tàu. Trang 108 (từ Trên chiếc tàu băng cho bạn) H: Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương? Bài : Con gái. Trang 112( từ đầu Tức ghê!) H: Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái. Bài : Con gái. Trang 112( từ đầu Tức ghê!) H: Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai? Bài : Con gái. Trang 112( từ Chiều nay hết) H: Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về "con gái" không ? Những chi tiết nào cho thấy điều đó? Bài: Tà áo dài Việt Nam Trang 122 (từ đầu vạt phải) H: Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa? Bài: Tà áo dài Việt Nam Trang 122 (từ Từ đầu thế kỉ trẻ trung) H: Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền? Bài: Công việc đầu tiên. Trang 126 (từ Một hôm giấy gì.) H: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? Bài: Công việc đầu tiên. Trang 126 (từ Nhận công việc rầm rầm) H: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? Bài: Công việc đầu tiên. Trang 126 (từ Nhận công việc rầm rầm) H: Chị đã nghĩ ra cách gì để giấu truyền đơn? Bài: Út Vịnh. Trang 136 (từ Nhà Út Vịnh vậy nữa) H: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? Bài: Út Vịnh. Trang 136 (từ Nhà Út Vịnh vậy nữa) H: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt? Bài: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Trang 145 (từ đầu lứa tuổi) H: Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền trẻ em Bài: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Trang 145 (từ Trẻ em hết) H: Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật
- Bài: Lớp học trên đường. Trang 153 (từ đầu đọc lên) H: Rê – mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào? Bài: Lớp học trên đường. Trang 153 (từ Buổi đầu hết) H: Tìm những chi tiết cho thấy Rê – mi là một cậu bé rất hiếu học. - Giám viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau (giữ điểm lẻ từng yêu cầu, chỉ làm tròn số ở điểm tổng toàn bài) : Tiêu chí Điểm + Đọc đúng tiếng, đúng từ 1 điểm - Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng 0,5 điểm - Đọc sai từ 5 tiếng trở lên 0 điểm + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ 0,5 điểm - Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên 0 điểm + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm 1 điểm - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm 0,5 điểm - Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm 0 điểm + Tốc độ đọc đạt yêu cầu 1 điểm - Đọc quá 1 phút đến 2 phút 0,5 điểm - Đọc quá 2 phút 0 điểm + Trả lời đúng ý câu hỏi 1 điểm - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng 0,5 điểm - Trả lời sai hoặc không trả lời được 0 điểm 2. Đọc thầm: 5 điểm Từ câu 1 đến câu 8: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 A B D C B C B B Ý đúng 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 9 HS xác định câu đúng 0,5đ Câu 10 hs đặt đúng được 0,5đ B. Phần viết 1 – Chính tả nghe – viết: (5 điểm) Hoa lộc vừng Mùa hoa lộc vừng thường bắt đầu từ tháng sáu cho đến hết tháng chín, đầu tháng mười âm lịch. Lạ một điều là khi vào mùa, hoa nở liên tục hết đợt này đến đợt khác suốt mấy tháng liền. Hoa kết thành những sợi dây dài đến vài chục phân, treo lúc lỉu với vài chục bông nhỏ li ti, tròn như hạt đậu, trên đầu có những cánh hoa nhỏ, mỏng như tơ, bung ra mềm mại trông thật thích mắt. Những dây hoa thường đu mình trên những cành cây nho nhỏ, vươn dài ra phía ngoài thân cây. Hoàng Trọng Muôn
- 2. Tập làm văn: 5 điểm Đề bài: Em hãy tả một người mà em yêu quý Hướng dẫn chấm phần viết 1. Chính tả ( 5 điểm ) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, cho 5 điểm. - Sai mỗi lỗi chính tả (phụ âm đầu, vần, âm cuối), không viết hoa hoặc viết hoa tuỳ tiện trừ 0,5 điểm. - Sai những tiếng giống nhau (lặp lại) tính 1 lỗi, trừ 0,5 điểm. - Chữ viết không rõ ràng, viết không thẳng hàng, trình bày bẩn, sai về độ cao trừ 0,5 điểm toàn bài. - Sai từ 10 lỗi trở lên, cho 0,5 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn (5 điểm) 2.1. Yêu cầu chung: - Viết được bài văn tả người đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. 2.2. Biểu điểm + Mở bài: Giới thiệu được người định tả ( gián tiếp - 1điểm; trực tiếp 0,5 điểm) + Thân bài: (3điểm). Tả hình dáng, tính tình, đặc điểm nổi bậc Nói về kỉ niệm sâu sắc đối với người tả + Kết bài: Nêu được cảm nghĩ tình cảm đối với người tả. (mở rộng - 1điểm; không mở rộng 0,5 điểm). Lưu ý: Tuỳ theo từng trường hợp, nếu bài văn miêu tả của các em còn nhiều sai sót, GV linh hoạt ghi điểm cho phù hợp. ( 5đ – 4,5đ – 4đ – 3,5đ – 3đ – 2,5đ – 2đ – 1,5đ – 1đ – 0,5đ)
- BẢNG MA TRẬN ĐỀ THI TIẾNG VIỆT CUỐI HKII NĂM HỌC: 2020 – 2021 LỚP: 5 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Số câu và Mạch kiến thức, kỹ năng T T T T T T T T T số điểm TN L N L N L N L N L Số câu 3 1 Hiểu nội dung bài Câu số 1,3,4 2 Số điểm 1.,5 0,5 Số câu 1 2 1 1 1 Câu ghép, các liên kết, dấu Câu số 5 7,8 6 9 10 phẩy Số điểm 0.5 1,0 0.5 0.5 0.5 Số câu 4 3 1 1 1 8 2 Tổng Số điểm 2,0 1.5 0.5 0.5 0.5 4,0 1,0 Số câu Đọc thành tiếng Số điểm 5 Số câu Chính tả Số điểm 5 Viết Tập làm Số câu văn Số điểm 5