Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 4 trang hatrang 24/08/2022 6760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_khoi_8_nam_hoc_2021_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 7 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS PHẠM HỮU LẦU NĂM HỌC 2021- 2022 ĐỀ 1 MÔN: NGỮ VĂN- KHỐI 8 Thời gian làm bài : 90 phút (Đề có 1 trang) (không kể thời gian phát đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm ) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: NGỌN GIÓ VÀ CÂY SỒI Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: – Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: – Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông , ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. (Theo nguồn Câu 1. (0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 3. (1.0 điểm) Khi bị ngọn gió dữ dội băng qua, hình ảnh cây sồi già hiện lên như thế nào? Dựa vào văn bản, em hãy cho biết vì sao ngọn gió không bao giờ có thể quật ngã được cây sồi già? Câu 4. (1.0 điểm) Xác định mục đích nói và kiểu hành động nói trong câu sau:“Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ!”. Câu 5. (1.5 điểm) Theo em, hình ảnh hai nhân vật ngọn gió và cây sồi ẩn ý cho hai kiểu người như thế nào trong xã hội. Từ hai nhân vật đó, em rút ra bài học gì cho bản thân mình? II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Đề bài: “Rừng vàng biển bạc” nhưng không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Em hãy viết bài nghị luận làm sáng tỏ nhận định: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.  HẾT 
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 7 HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS PHẠM HỮU LẦU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN NGỮ VĂN 8 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm ) Câu 1. (0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. Mức độ Nội dung Thang điểm Mức độ tối đa Học sinh trả lời được: - Phương thức biểu đạt chính: tự sự. 0,5 Mức chưa tối đa Học sinh trả lời có cả phương thức biểu đạt phụ. 0,25 Không đạt Không trả lời hoặc trả lời không đúng. 0 Câu 2. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản. Mức độ Nội dung Thang điểm Mức độ tối đa Học sinh trả lời được: Nội dung chính: Truyện kể về ngọn gió ta đây, hống hách muốn 1,0 mọi vật phải ngã rạp khi gió cuốn qua nhưng nó hoàn toàn thất bại trước cây sồi già. Mức chưa tối đa Học sinh trả lời được một trong hai ý trên. 0,5 Không đạt Không trả lời hoặc trả lời không đúng. Câu 3. (1.0 điểm) Khi bị ngọn gió dữ dội băng qua, hình ảnh cây sồi già hiện lên như thế nào? Dựa vào văn bản, em hãy cho biết vì sao ngọn gió không bao giờ có thể quật ngã được cây sồi già? Mức độ Nội dung Thang điểm Mức độ tối đa Học sinh trả lời được 2 nội dung sau: - Khi bị ngọn gió dữ dội băng qua, hình ảnh cây sồi già hiện lên 0,5 : vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục, vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng, không hề gục ngã. - Ngọn gió không bao giờ có thể quật ngã được cây sồi già vì: 0,5 Cây có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Mức chưa tối đa Học sinh trả lời được một trong hai ý trên. 0,5 Không đạt Không trả lời hoặc trả lời không đúng. 0
  3. Câu 4. (1.0 điểm) Xác định mục đích nói và kiểu hành động nói trong câu sau:“Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ!”. Mức độ Nội dung Thang điểm Mức độ tối đa Học sinh trả lời được 2 nội dung sau: - Mục đích nói: Cảm ơn. 0,5 - Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc. 0,5 Mức chưa tối đa Học sinh trả lời được một trong hai ý trên. 0,5 Không đạt Không trả lời hoặc trả lời không đúng. 0 Câu 5. (1.5 điểm) Theo em, hình ảnh hai nhân vật ngọn gió và cây sồi ẩn ý cho hai kiểu người như thế nào trong xã hội. Từ hai nhân vật đó, em rút ra bài học gì cho bản thân mình? Mức độ Nội dung Thang điểm Mức độ tối đa Học sinh trả lời được 2 nội dung sau: - Hai kiểu người trong xã hội: + Ngọn gió: người trẻ tuổi, ngạo nghễ, hung hăng, ỷ sức khỏe, 0,5 nông cạn + Cây sồi: người già dặn, điềm đạm, vững vàng, không gục ngã 0,5 trước khó khăn thử thách, khiêm tốn - Bài học cho bản thân: Trong cuộc sống, chúng ta không nên 0,5 quá kiêu căng, ta đây, luôn muốn thể hiện mình thì thật là nông cạn mà chúng ta cần phải kiên trì, mạnh mẽ, vững vàng, cần tôi luyện trong nghịch cảnh như cây sồi già để vượt qua những khó khăn, thử thách Mức chưa tối đa Học sinh trả lời được hai trong ba ý trên. 1,0 Không đạt Không trả lời hoặc trả lời không đúng. 0 II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm) 1. Yêu cầu chung * Hình thức Bài văn đủ bố cục; trình bày mạch lạc, sạch đẹp, rõ ràng. * Kĩ năng - Viết bài văn nghị luận có hệ thống luận điểm rõ ràng, luận cứ thuyết phục, lập luận chặt chẽ. - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi dùng từ, chính tả. - Có kĩ năng xây dựng đoạn văn. - Sử dụng hợp lý các phương pháp làm một bài văn nghị luận. - Kết hợp các yếu tố phụ như tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong bài văn nghị luận. * Nội dung
  4. Mở bài Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Thân Học sinh trình bày được những nội dung sau: bài 1. Khái niệm rừng là gì. 2. Vì sao nói bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta? 3. Hiện trạng chặt phá và khai thác rừng bữa bãi đã gây những hậu quả nặng nề trong cuộc sống. 4. Đề xuất những ý kiến để bảo vệ rừng. Kết bài Nhấn mạnh lại vấn đề và nêu cảm nghĩ của bản thân. 2. Thang điểm Mức độ Yêu cầu Thang điểm Mức độ tối đa - Đảm bảo các yêu cầu về nội dung, hình thức, kĩ năng 4.75 – 5.0 của bài văn nghị luận. - Không sai quá 2 lỗi chính tả. - Có sáng tạo, cảm xúc trong lời văn. Mức độ chưa tối đa - Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về hình thức, nội 4.0 – 4.5 1 dung, kĩ năng của bài văn nghị luận. - Còn sai một số ít lỗi chính tả hoặc ít lỗi diễn đạt. Mức độ chưa tối đa - Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về hình thức, nội 3.0 – 3.75 2 dung, kĩ năng của bài văn nghị luận. - Sắp xếp ý còn chưa hợp lý. - Còn sai một số lỗi chính tả. Mức độ chưa tối đa - Nội dung bài nghị luận còn thiếu. 2.0 – 2.75 3 - Đôi chỗ chưa tách đoạn, tách ý hợp lí, mắc lỗi chính tả. Mức độ chưa tối đa - Nội dung bài nghị luận còn sơ sài. 1.0 – 1.75 4 - Chưa xây dựng đoạn hợp lí. - Còn sai nhiều lỗi chính tả, trình bày chưa sạch sẽ. Mức độ chưa tối đa - Viết được một đoạn. 0.5 – 0.75 5 Mức không đạt - Không viết gì. 0  HẾT 