Đề cương ôn tập cuối học kỳ 1 năm học 2022-2023 môn Hóa học Lớp 10 - Chủ đề Cấu tạo nguyên tử

pdf 12 trang Phương Ly 06/07/2023 7460
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kỳ 1 năm học 2022-2023 môn Hóa học Lớp 10 - Chủ đề Cấu tạo nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ky_1_nam_hoc_2022_2023_mon_hoa_hoc.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kỳ 1 năm học 2022-2023 môn Hóa học Lớp 10 - Chủ đề Cấu tạo nguyên tử

  1. Trường THPT Thị xã Quảng Trị ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 1 – NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Hoá học 10 CHỦ ĐỀ 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là A. electron và proton. B. proton và neutron. C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron. Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là A. electron và proton. B. proton và neutron. C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron. Câu 3: Nguyên tử chứa những hạt mang điện là A. proton và α. B. proton và neutron. C. proton và electron. D. electron và neutron. Câu 4: Hạt không mang điện trong nguyên tử là A. proton và α. B. neutron. C. proton và electron. D. electron và neutron. Câu 5: Nguyên tử trung hòa về điện vì A. được tạo nên bởi các hạt không mang điện. B. có tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron. C. có tổng số hạt electron bằng tổng số hạt neutron. D. tổng số hạt neutron bằng tổng số hạt proton. Câu 6: Nguyên tử sodium (Na) có điện tích hạt nhân là +11. Số proton và số electron trong Na lần lượt là A. 11 và 11. B. 11 và 12. C. 11 và 22. D. 11 và 23. Câu 7: Nguyên tử iron (Fe) có 26 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử iron là A. -26. B. +26. C. +52. D. -52. Câu 8: Hạt nhân nguyên tử nguyên tố X có 25 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 13. Số electron trong X là A. 12. B. 24. C. 13. D. 6. Câu 9: Trong nguyên tử aluminium (Al), số hạt mang điện tích dương là 13, số hạt không mang điện là 14. Số hạt electron trong Al là A. 13. B. 15. C. 27. D. 14. Câu 10: Nguyên tử chlorine có số hiệu nguyên tử là 17, số khối là 35. Số neutron của nguyên tử chlorine là A. 17. B. 35. C. 18. D. 52. 19 Câu 11: Tổng số hạt proton, neutron và electron có trong nguyên tử 9 F là A. 19. B. 28. C. 30. D. 32. Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố Na có 11 electron, trong hạt nhân có 12 neutron. Kí hiệu của nguyên tử nguyên tố X là 23 11 12 11 A. 11 Na . B. 23 Na . C. 11 Na . D. 12 Na . 16 17 18 Câu 13: Trong tự nhiên, oxi có 3 đồng vị là 8 O , 8 O , 8 O . Có bao nhiêu loại phân tử O2? A. 3. B. 6. C. 9. D. 12. 12 13 Câu 14: Trong tự nhiên, nguyên tố carbon có hai đồng vị bền là 6 C , 6 C . Hai đồng vị này khác nhau về A. số hiệu nguyên tử. B. số proton. C. số neutron. D. cấu hình electron nguyên tử. Câu 15: Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:
  2. (1) X có 26 neutron trong hạt nhân. (2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử. (3) X có điện tích hạt nhân là +26. (4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16: Orbital s có dạng A. hình tròn. B. hình số 8 nổi. C. hình cầu. D. hình bầu dục. Câu 17: Nguyên lý Pauli Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa A. 1 electron. B. 2 electron. C. 3 electron. D. 4 electron. Câu 18: Số orbital trong các phân lớp s, p, d lần lượt bằng A. 1, 3, 5. B. 1, 2, 4. C. 3, 5, 7. D. 1, 2, 3. Câu 19: Phân lớp 3d có số electron tối đa là A. 6. B. 18. C. 14. D. 10. Câu 20: Lớp L có số phân lớp electron bằng A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 21: Kí hiệu phân lớp nào sau đây không đúng? A. 1s. D. 2p. C. 3s. D. 2d. Câu 22: Số electron tối đa trong lớp n (n 4) là A. n2. B. 2n2. C. 0,5n2. D. 2n. Câu 23: Ở lớp n = 3, số electron tối đa có thể có là A. 9. B. 18. C. 6. D. 3. Câu 24: Sự phân bố electron trong một orbital dựa vào nguyên lí hay quy tắc nào sau đây? A. Nguyên lí vững bền. B. Quy tắc Hund. C. Nguyên lí Pauli. D. Quy tắc Pauli. Câu 25: Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào A. nguyên tử khối tăng dần. B. điện tích hạt nhân tăng dần. C. số khối tăng dần. D. mức năng lượng electron. Câu 26: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử, electron lần lượt chiếm các mức năng lượng A. lần lượt từ cao đến thấp. B. lần lượt từ thấp đến cao. C. bất kì. D. từ mức thứ hai trở đi. Câu 27: Các electron được điền theo thứ tự nào sau đây? A. 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 3d, 4s, . B. 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s, 3d, . C. 1s, 2s, 2p, 3s, 4s, 3p, 3d, . D. 1s, 2s, 3s, 4s, 2p, 3p, 3d, . Câu 28: Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron là 1s22s22p4. Số electron độc thân của M là A. 3. B. 2. C. 1. D. 0. Câu 29: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tố X là A. Si (Z=14). B. O (Z=8). C. Al (Z=13). D. Cl (Z=17). Câu 30: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton có trong nguyên tử X là A. 7. B. 6. C. 8. D. 5. Câu 31: Nguyên tử của nguyên tố phosphorus (Z = 15) có số electron độc thân là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 32: Nguyên tử của nguyên tố potassium có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, potassium có số orbital chứa electron là A. 8. B. 9. C. 11. D. 10. Câu 33: Cấu hình electron của nguyên tử C (Z = 6) là
  3. A. 1s22s22p6. B. 1s22s22p2. C. 1s22s22p4. D. 2s22p4. Câu 34: Nguyên tử của nguyên tố sodium có cấu hình electron là1s22s22p63s1. Sodium là A. Phi kim. B. Khí hiếm. C. Kim loại. D. Phi kim hoặc kim loại. Câu 35: Cấu hình electron của nguyên tử Ca (Z = 20) là A. 1s22s22p63s23p64s1. B. 1s22s22p63s23p64s2. C. 1s22s22p63s23p64s24p1. D. 1s22s22p63s23p64p2. Câu 36: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của X là A. 15. B. 13. C. 27. D. 14. Câu 37: Cấu hình electron nào sau đây không phải là của khí hiếm? A. 1s22s22p6. B. 1s22s22p63s23p6. C. 1s22s22p63s23d6. D. 1s22s22p63s23p63d104s24p6. Câu 38: Cấu hình electron của nguyên tử Fe (Z = 26) là: A. 1s22s22p63s23p64s24p5. B. 1s22s22p63s23p63d64s2. C. 1s22s22p63s23p63d8. D. 1s22s22p63s23p64s24d5. Câu 39: Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s22s22p6. Nguyên tố X là A. O (Z=8). B. Mg (Z=12). C. Na (Z=11). D. Ne (Z=10). Câu 40: Anion X2- có cấu hình electron là 1s22s22p6. Cấu hình electron của X là A. 1s22s2. B. 1s22s22p63s2. C. 1s22s22p4. D. 1s22s22p53s1. CHỦ ĐỀ 2: BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN Câu 1: Bảng tuần hoàn hiện nay không áp dụng nguyên tắc sắp xếp nào sau đây? A. Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn. B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử. C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. D. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. Câu 2: Các nguyên tố phân nhóm B trong bảng hệ thống tuần hoàn là: A. các nguyên tố s và p. B. các nguyên tố d và f. C. các nguyên tố s và d. D. các nguyên tố p và f. Câu 3: Chu kì là dãy các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, nguyên tử của chúng có cùng A. số electron. B. số lớp electron. C. số electron hóa trị. D. số electron ở lớp ngoài cùng. Câu 4: Bảng tuần hoàn hiện nay có số chu kì và số hàng ngang lần lượt là A. 7 và 9. B. 7 và 8. C. 7 và 7. D. 6 và 7. Câu 5: Nguyên tố Al (Z = 13) thuộc chu kì 3, có số lớp electron là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6: Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A (trừ He) có cùng A. số electron. B. Số lớp electron. C. số khối. D. số electron ở lớp ngoài cùng. Câu 7: Nguyên tố Cl (Z = 17) thuộc nhóm VIIA, có số electron hóa trị là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 8: Vị trí của nguyên tố có Z = 15 trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 4, nhóm VI. B. chu kì 3, nhóm VA. C. chu kì 4, nhóm IIA. D. chu kì 3, nhóm IIA. Câu 9: Nhóm A bao gồm các nguyên tố:
  4. A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d và nguyên tố f. D. Nguyên tố s và nguyên tố p. Câu 10: Số nguyên tố trong chu kì 3 và chu kì 4 là: A. 8 và 18. B. 18 và 18. C. 8 và 32. D. 18 và 32. Câu 11: Các nguyên tố nhóm VA có số e độc thân là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 12: Các nguyên tố trong chu kỳ 6 sẽ có số lớp e là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 13: Trong BTH số chu kỳ nhỏ và chu kỳ lớn là: A. 3 và 4. B. 4 và 3. C. 2 và 5. D. 3 và 3. Câu 14: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p64s2. Có các nhận định sau: (1). X ở chu kỳ 4, nhóm IIA (2). X là kim loại vì có 2 electron ở lớp ngoài cùng (3). X ở chu kỳ 4, nhóm VIIIA (4). X có 2 electron hóa trị, hóa trị cao nhất của X là II. Các nhận định đúng là: A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 4. Câu 15: Một nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Kết luận nào sau đây luôn đúng? A. X thuộc chu kỳ 4. B. X là kali. C. X thuộc phân nhóm IA. D. X thuộc phân nhóm IB. Câu 16: Nguyên tử X, cation Y2+, anion Z- đều có cấu hình electron: 1s22s22p6. Tính chất của X, Y, Z là A. X là kim loại, Y là khí hiếm, Z là kim loại. B. X là khí hiếm, Y là phi kim, Z là kim loại. C. X là khí hiếm, Y là kim loại, Z là phi kim. D. X là kim loại, Y là khí hiếm, Z là phi kim. Câu 17: Cation R+ có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p6. Vậy R thuộc: A. Chu kỳ 2, phân nhóm VIA. B. Chu kỳ 3, phân nhóm IA. C. Chu kỳ 4, phân nhóm IA. D. Chu kỳ 4, phân nhóm VIA. Câu 18: Nguyên tử X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p64s2 thì ion tạo ra từ X2+ có cấu hình electron là A. 1s22s22p63s23p64s2. B. 1s22s22p63s23p6. C. 1s22s22p63s26p64s24p6. D. 1s22s22p63s2. Câu 19: Vị trí của nguyên tử có cấu hình electron 1s² 2s²2p6 3s²3p5 trong bảng tuần hoàn là A. ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA. B. ô thứ 17, chu kì 2, nhóm VIIA. C. ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIIA. D. ô thứ 12, chu kì 2, nhóm VIIA. Câu 20: Nguyên tố M có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3s1. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là A. ô thứ 10, chu kì 2, nhóm IIA. B. ô thứ 18, chu kì 3, nhóm VIIIA. C. ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA. D. ô thứ 12, chu kì 2, nhóm VIIA. Câu 21: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc A. chu kì 4, nhóm VIIIA. B. chu kì 4, nhóm IIA. C. chu kì 3, nhóm VIA. D. chu kì 4, nhóm VIIIA. Câu 22: Nguyên tố X ở nhóm VIIA, chu kỳ 4. Điện tích hạt nhân của X là A. 35. B. 25. C. 33. D. +35. Câu 23: Nguyên tử của nguyên tố X thuộc chu kỳ 3, phân nhóm VI. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là A. 14. B. 15. C. 16. D. 17. Câu 24: Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho A. khả năng tích điện âm. B. khả năng nhường electron ở lớp ngoài cùng. C. khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học. D. khả năng phản ứng hóa học mạnh hay yếu.
  5. Câu 25: Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố là sự biến đổi tuần hoàn A. của điện tích hạt nhân. B. của số hiệu nguyên tử. C. cấu hình electron lớp ngoài cùng. D. lớp electron của nguyên tử. Câu 26: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử A. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm. B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng. C. bán kính nguyên tử giảm và độ âm điện tăng. D. bán kính nguyên tử tăng và độ âm điện giảm. Câu 27: Trong một chu kì, từ trái sang phải thì số lớp electron A. tăng dần. B. giảm dần. C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật. Câu 28: Trong một nhóm, từ trên xuống dưới thì điện tích hạt nhân A. tăng dần. B. giảm dần. C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật. Câu 29: Trong một nhóm, từ trên xuống dưới thì số lớp electron A. tăng dần. B. giảm dần. C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật. Câu 30: Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố A. giảm dần. B. tăng dần. C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật. Câu 31: Trong một chu kì đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì A. tính base và tính acid của các hydroxide tương ứng giảm dần. B. tính base và tính acid của các hydroxide tương ứng tăng dần. C. các hydroxide có tính base giảm dần và tính acid tăng dần. D. các hydroxide có tính base tăng dần, tính acid giảm dần. Câu 32: Sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại của các nguyên tố: 14Si, 13Al, 12Mg, 11Na. A. Si, Mg, Na, Al. B. Si, Al, Mg, Na. C. Al, Mg, Na, Si. D. Na, Mg, Al, Si. Câu 33: Sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim của các nguyên tố sau 14Si, 17Cl, 15P, 16S. A. Cl > S > Si > P. B. Cl > S > P > Si. C. P > S > Cl > Si. D. Si < P < S < Cl. Câu 34: Độ âm điện của các nguyên tố 9F, 8O, 7N, 6C xếp theo chiều tăng dần là A. C < N < O < F. B. F < O < N < C. C. F < O < C < N. D. C < F < N < O. Câu 35: Độ âm điện của các nguyên tố 11Na, 12Mg, 13Al, 14Si xếp theo chiều tăng dần là A. Na < Mg < Al < Si. B. Si < Al < Mg < Na. C. Si < Mg < Al < Na. D. Al < Na < Si < Mg. Câu 36: Nguyên tố hóa học Ca có Z = 20, ở chu kì 4, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây là sai? A. Số e trên lớp vỏ là 20. B. Vỏ nguyên tử có 4 lớp e và có 2 e lớp ngoài cùng. C. Hạt nhân nguyên tử có 20 proton. D. Nguyên tố hóa học này là phi kim. Câu 37: Nguyên tố hóa học S có Z = 16, ở chu kì 3, nhóm VIA. Điều khẳng định nào sau đây là đúng? A. Số e trên phân lớp ngoài cùng là 16. B. Vỏ nguyên tử có 4 lớp e và có 6e lớp ngoài cùng. C. Hạt nhân nguyên tử có 20 proton. D. Nguyên tố hóa học này là phi kim. Câu 38: Nguyên tố hóa học Mg có Z = 12, ở chu kì 2, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây là đúng? A. Số e trên phân lớp ngoài cùng là 16. B. Vỏ nguyên tử có 4 lớp e và có 6e lớp ngoài cùng. C. Hạt nhân nguyên tử có 20 proton. D. Nguyên tố hóa học này là phi kim. Câu 39: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IVA; nguyên tố Y ở chu kỳ 2, nhóm IVA. Tính kim loại của nguyên tố nào mạnh hơn:
  6. A. Tính kim loại của Y mạnh hơn X. B. Tính kim loại của X mạnh hơn Y. C. Tính kim loại của X và Y bằng nhau. D. Không xác định được. Câu 40: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IVA; nguyên tố Y ở chu kỳ 2, nhóm IVA. Tính kim loại của nguyên tố nào mạnh hơn: A. Tính kim loại của Y mạnh hơn X. B. Tính kim loại của X mạnh hơn Y. C. Tính kim loại của X và Y bằng nhau. D. Không xác định được. Câu 41: Nguyên tố X thuộc nhóm IIIA. Công thức oxide với hóa trị cao nhất của X là A. XO3. B. X2O3. C. XO2. D. X3O2. Câu 42: Nguyên tố R có công thức cao nhất trong hợp chất với oxygen là R2O7. Công thức hợp chất khí với hydrogen là A. HR. B. RH4. C. H2R. D. RH3. Câu 43: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kỳ và các nhóm nào sau đây? A. chu kỳ 2, các nhóm IIA và IIIA. B. chu kỳ 3, các nhóm IA và IIA. C. chu kỳ 2, các nhóm IIIA và IVA. D. chu kỳ 3, các nhóm IIA và IIIA. Câu 44: X và Y là 2 nguyên tố thuộc hai chu kỳ kế tiếp nhau trong cùng nhóm A của bảng hệ thống tuần hoàn (ZX ZY). Công thức oxide cao nhất của X và Y là A. X2O3, YO. B. Y2O3, XO. C. X2O3, YO2. D. Y2O3, XO2. Câu 48: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng? A. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y. B. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường. C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron. D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron. Câu 49: Sulfur (S) là nguyên tố thuộc nhóm VIA, cku kì 3 của bảng tuần hoàn. Cho các phát biểu sau: (a) Nguyên tử S có 2 lớp electron và có 6 electron lớp ngoài cùng. (b) Công thức oxide cao nhất của S có dạng SO3 và là acidic oxide. (c) Nguyên tố S có tính phi kim mạnh hơn nguyên tố O (Z=8). (d) Hydroxide ứng với oxide cao nhất của S có dạng H2SO4 và có tính acid. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 50: X, Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Oxide cao nhất của X, Y có dạng XO và YO3. Cho các phát biểu sau: (a) X, Y thuộc 2 nhóm A kế tiếp. (b) X là kim loại, Y là phi kim. (c) XO là basic oxide còn YO3 là acidic oxide. (d) Hydroxide cao nhất của X có dạng X(OH)2 và có tính base. Số phát biểu đúng là
  7. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. CHỦ ĐỀ 3 - QUY TẮC OCTET Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học? A. Fluorine. B. Oxygen. C. Hydrogen. D. Chlorine. Câu 2: Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z=19) phải nhường đi A. 2 electron. B. 3 electron. C. 1 electron. D. 4 electron. Câu 3: Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố flourine (Z=9) phải nhận thêm A. 2 electron. B. 3 electron. C. 1 electron. D. 4 electron. Câu 4: Để đạt quy tắc octet trong phân tử nitrogen (N2), mỗi nguyên tử của nguyên tố nitrogen (Z=7) sẽ góp chung bao nhiêu electron? A. 2 electron. B. 3 electron. C. 1 electron. D. 4 electron. Câu 5: Trong các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất bằng cách A. nhường đi 2 electron. B. nhận thêm 2 electron. C. nhường đi 3 electron. D. nhận thêm 1 electron. Câu 6: Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử kim loại nhường electron để tạo thành A. ion âm. B. ion dương. C. ion đa nguyên tử mang điện tích âm. D. ion đa nguyên tử mang điện tích dương. Câu 7: Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử phi kim nhận electron để tạo thành A. ion âm. B. ion dương. C. ion đa nguyên tử mang điện tích âm. D. ion đa nguyên tử mang điện tích dương. Câu 8: Nguyên tử nào sau đây khi hình thành ion có khuynh hướng nhường 1 electron? A. Mg (Z=12). B. K (Z=19). C. Al (Z=13). D. Ca (Z=20). Câu 9: Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử sau đây có xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet? A. Mg (Z = 12). B. F (Z = 9). C. Na (Z = 11). D. Ne (Z = 10). CÂU 10: Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhận 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet? A. Z = 12. B. Z = 20. C. Z = 16. D. Z = 15. Câu 11: Phân tử nào sau đây có các nguyên tử đều đã đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet? A. BeH2. B. AlCl3. C. PCl5. D. SiF4. Câu 12: Nguyên tử trong phân tử nào sau đây ngoại lệ với quy tắc octet? A. H2O. B. NH3. C. HCl. D. BF3. Câu 13: Cho các phân tử sau: F2, CO2, C2H4 và NH3. Có bao nhiêu nguyên tử trong các phân tử trên đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 14: Cho các phân tử sau: N2, H2S, PCl5 và H2O. Có bao nhiêu nguyên tử trong các phân tử trên đạt cấu hình electron bền của khí hiếm argon? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 15: Trong công thức CS2, tổng số cặp electron lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 16: Liên kết ion là loại liên kết hoá học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây? A. Cation và anion. B. Các anion.
  8. C. Cation và các electron tự do. D. Electron và hạt nhân nguyên tử. Câu 17: Nguyên tử oxygen có cấu hình electron là: 1s2 2s22p4. Cấu hình electron của anion O2- là A. 1s2 2s22p6. B. 1s2 2s22p2. C. 1s2 2s22p4. D. 1s2 2s22p5. Câu 18: Dãy các phân tử đều có liên kết ion là A. Cl2, Br2, I2. HCl. B. HCl, H2S, NaCl, N2O. C. BaCl2, Al2O3, KCl, Na2O. D. HCl, H3PO4, H2SO4. MgO. Câu 19: Nguyên tử nào tạo thành liên kết ion với nguyên tử bromine? A. K. B. Al. C. O. B. C. Câu 20: Hợp chất nào dưới đây chỉ có liên kết ion? A. KNO3. B. Na2SO4. C. BaO. D. NH3. Câu 21: Khi nguyên tử Ca nhường 2 electron, ion tạo ra là A. Ca2-. B. Ca+. C. Ca-. D. Ca2+. Câu 22: Hợp chất ion nào sau đây có chứa cation mang điện tích +2? A. KCl. B. Na2O. C. CaCl2. D. CsCl. Câu 23: Liên kết ion được tạo thành giữa hai nguyên tử A. Kim loại điển hình. B. Phi kim điển hình. D. Kim loại và phi kim. C. Kim loại điển hình và phi kim điển hình. Câu 24: Số hiệu nguyên tử của Na là 11. Số electron có trong ion Na+ là A. 12. B. 11. C. 10. D. 22. 52 3+ Câu 25: Số proton và số nơtron ion 24Cr lần lượt là A. 21 và 28. B. 28 và 24. C. 24 và 28. D. 28 và 21. − Câu 26: Số hạt mang điện có trong 1 ion Cl là bao nhiêu biết ZCl = 17? A. 35. B. 34. C. 33. D. 36. Câu 27: Có 2 nguyên tố X (Z = 19); Y (X = 17) hợp chất tạo bởi X và Y có công thức và kiểu liên kết là A. XY, liên kết ion. B. XY, liên kết cộng hóa trị có cực. C. X2Y, liên kết ion. D. XY2, liên kết cộng hóa trị có cực. Câu 28: Số electron và proton trong NH4+ là A. 11 electron và 11 proton. B. 10 electron và 11 proton. C. 11 electron và 10 proton. D. 11 electron và 12 proton. Câu 29: Liên kết cộng hóa trị là liên kết A. giữa các phi kim với nhau. B. trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử. C. được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau. D. được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung. Câu 30: Trong phân tử amomonia (NH3), số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên tử hydrogen là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 31: Trong phân tử nitrogen, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết A. cộng hóa trị không có cực. B. ion yếu. C. ion mạnh. D. cộng hóa trị phân cực. Câu 32: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết A. ion. B. cộng hóa trị không cực. C. hydrogen. D. cộng hóa trị có cực. Câu 33: Trong phân tử amomonia (NH3), số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên tử hydrogen là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
  9. Câu 34: Chất nào sau đây không có liên liên kết cộng hóa trị phân cực? A. O2. B. NH3. C. HCl. D. H2O. Câu 35: Liên kết σ là liên kết hình thành do A. sự xen phủ bên của hai orbital. B. cặp electron dùng chung. C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu. D. sự xen phủ trục của hai orbital. Câu 36: Liên kết π là liên kết hình thành do A. sự xen phủ bên của hai orbital. B. cặp electron dùng chung. C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu. D. sự xen phủ trục của hai orbital. Câu 37: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p – p? A. H2. B. Cl2. C. NH3. D. HCl. Câu 38: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s – s? A. H2. B. Cl2. C. NH3. D. HCl. Câu 39: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s – p? A. H2. B. Cl2. C. NH3. D. O2. Câu 40: Các liên kết trong phân tử oxygen gồm A. 2 liên kết π. B. 2 liên kết σ. C. 1 liên kết π, 1 liên kết σ.D. 1 liên kết σ. Câu 41: Số liên kết σ và π có trong phân tử C2H4 lần lượt là A. 4 và 0. B. 2 và 0. C. 1 và 1. D. 5 và 1. Câu 42: Số liên kết σ và liên kết π trong phân tử acetylene (C2H2) lần lượt là A. 3 và 2. B. 3 và 1. C. 2 và 1. D. 1 và 1. Câu 43: Lực kéo electron về phía nguyên tử nitrogen mạnh nhất ở liên kết nào dưới đây? A. N–H. B. N–F. C. N–Cl. D. N–Br. Câu 44: Liên kết nào trong các liên kết sau là phân cực nhất? A. C–H. B. C–F. C. C–Cl. D. C–Br. Câu 45: Dãy nào sau đây gồm các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị? A. BaCl2, NaCl, NO2. B. SO2, CO2, Na2O. C. SO3, H2S, H2O. D. CaCl2, F2O, HCl. Câu 46: Cho chất hữu cơ A có công thức cấu tạo sau: CH3–C≡C–CH3. Số liên kết σ trong phân tử A là A. 6. B. 8. C. 9. D. 11. Câu 47: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là: A. H2O, HF, H2S. B. HCl, O2, H2S. C. O2, H2O, NH3. D. HF, Cl2, H2O. Câu 48: Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là: A. HI, HCl, HBr. B. HCl, HBr, HI. C. HI, HBr, HCl. D. HBr, HI, HCl. Câu 49: Cho các chất sau: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 50: Cho các chất sau: (1) H2S; (2) SO2; (3) NaCl; (4) CaO; (5) NH3; (6) HBr; (7) CO2; (8) K2S. Số chất có liên kết cộng hóa trị là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 51: Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử? A. CH4. B. H2O. C. PH3. D. H2S. Câu 52: Tương tác van der Waals tồn tại giữa những A. ion. B. hạt proton. C. hạt neutron. D. phân tử. Câu 53: Sự phân bố electron không đồng đều trong một nguyên tử hay một phân tử hình thành nên
  10. A. một ion dương. B. một ion âm. C. một lưỡng cực vĩnh viễn. D. một lưỡng cực tạm thời. Câu 54: Giữa các nguyên tử He có thể có loại liên kết nào? A. Liên kết cộng hoá trị. B. Liên kết hydrogen. C. Tương tác van der Waals. D. Không có bất kì liên kết nào. Câu 55: Giữa H2O và HF có thể tạo ra ít nhất bao nhiêu kiểu liên kết hydrogen? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 56: Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng liên kết hydrogen giữa 2 phân tử hydrogen fluoride (HF)? A. Hδ+ − Fδ− Hδ+ − Fδ−. C. Hδ+ − Fδ+ Hδ− − Fδ−. C. Hδ− − Fδ+ Hδ− − Fδ+. D. Hδ+ − Fδ− Hδ− − Fδ+. Câu 57: Cho các phân tử H2O, NH3, HF, H2S, CO2, HCl. Số phân tử có thể tạo liên kết hydrogen với phân tử cùng loại là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 58: Cho các chất sau. CH4, H₂O, HF, BF3, C2H5OH, PCl5. Số chất tạo được liên kết hydrogen là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 59: Nhiệt độ sôi của từng chất methane, ethane, propane, và butane là 1 trong 4 nhiệt độ sau. 0oC, - 164oC, -42oC và -88oC. Nhiệt độ sôi -164oC là của chất nào sau đây? A. Methane. B. Propane. C. Ethane. D. Butane. CÂU 60: Tương tác van der Waals làm A. giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất. B. giảm nhiệt độ nóng chảy và tăng nhiệt độ sôi của các chất. C. tăng nhiệt độ nóng chảy và giảm nhiệt độ sôi của các chất. D. tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất. Câu 61: Ảnh hưởng nào của liên kết hydrogen đến tính chất của các chất không đúng? A. Làm tăng nhiệt độ nóng chảy của các chất. B. Làm giảm độ điện li, tính axit của các chất. C. Làm giảm độ tan của các chất. D. Làm tăng nhiệt độ sôi của các chất. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN I. Dạng bài toán về thành phần nguyên tử và vị trí trong BTH: 1. Cho nguyên tử các nguyên tố: S (Z=16), Ca (Z= 20), Cr (Z= 24), Fe (Z=26) . a. Viết cấu hình e của và xác định vị trí của chúng trong BTH b. Viết cấu hình e của S2-, Ca2+, Cr3+, Fe2+ 2. a. Nguyên tử kim loại M nhóm IA có tổng số hạt p, n, e là 34. Xác định M và viết cấu hình e nguyên tử M. b. Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 46 và có 5e ở lớp ngoài cùng. Xác định X và vị trí của X trong BTH. 3. Hai nguyên tố X,Y ở kế tiếp nhau trong cùng một chu kì có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 27. Viết cấu hình e của X, Y. Xác định vị trí của X,Y trong BTH? 4. Hai nguyên tố A, B cùng 1 nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp có tổng số proton của 2 nguyên tử thuộc 2 nguyên tố đó là 32. Tìm vị trí của 2 nguyên tố đó trong BTH? 5. Hai nguyên tố A và B ở hai phân nhóm chính liên tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số hiệu nguyên tử của A và B là 31. Xác định số hiệu nguyên tử, viết cấu hình electron của các nguyên tử A và B. 6. X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số các hạt mang điện trong nguyên tử X và Y là 52. Xác định số hiệu nguyên tử của
  11. nguyên tử X và Y. Chúng thuộc nhóm mấy, chu kì mấy trong bảng phân loại tuần hoàn các nguyên tố hoá học ? II. Dạng bài toán đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình 3537 7. Khối lượng nguyên tử của Chlorine là 35,5.Clo có hai loại đồng vị là 1717Cl Cl, . a. Tính % về số nguyên tử mỗi loại đồng vị ? 35 b. Tính % về khối lượng 17 Cl chứa trong KClO3 ? 8. Nguyên tử Y có tổng số hạt là 46. Số hạt không mang điện bằng 8/15 số hạt mang điện. a. Tính NTK của Y b. Z là đồng vị của Y có ít hơn một nơtron. Z chiếm 4% về số nguyên tử. Tính nguyên tử khối trung bình của Y và Z. 9. Nguyên tố X có 3 đồng vị A1 X (92,3%), A2 X (4,7%), A3 X (3%). Tổng số khối của 3 đồng vị là 87. Số neutron trong nhiều hơn trong là 1 hạt. nguyên tử khối trung bình của X là 28,107. Tính số khối của mỗi đồng vị. 10. Hòa tan hoàn toàn 6,082 gam kim loại M có hóa trị II vào dd HCl dư thu được 5,6 lít khí (đktc). a. Tính nguyên tử khối trung bình của M. b. M của 3 đồng vị bền với tổng số khối là 75. Số khối của đồng vị thứ 2 bằng trung bình cộng số khối của 2 đồng vị còn lại. Đồng vị thứ 3 chiếm 11,4 % và có nhiều hơn đồng vị thứ hai là 1 neutron. Tính số khối và % số nguyên tử mỗi loại đồng vị. III. Dạng bài toán xác định tính chất của các nguyên tố và hợp chất trong BTH : 11. Nguyên tố X có Z= 35. Hãy cho biết: - Nguyên tố X thuộc chu kỳ nào, nhóm nào? - Kim loại hay phi kim - Công thức hợp chất với hydrogen, công thức oxide cao nhất và hydroxide tương ứng ? 12. Cho biết trong các nguyên tử của nguyên tố A, B, D các e ở các phân lớp cuối cùng là 2p3(A), 4s1(B), 3d6(D). a. Viết cấu hình electron đầy đủ của A, B, D b. Hãy cho biết nguyên tố nào là kim loại, phi kim ? c. Viết công thức oxide, hydroxide tương ứng với hóa trị cao nhất và cho biết chúng là base hay acid. Viết phương trình phản ứng minh họa ? 13. Cho biết Ca (Z=20), C (Z=6), F (Z=9), O (Z=8), Be (Z=4). Sắp xếp các nguyên tố đó a. Theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử. b. Theo chiều giảm dần bán kính của nguyên tử. IV. Xác định nguyên tố phi kim dựa vào hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxygen và hóa trị trong hợp chất với hydrogen 14. Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxygen gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hydrogen. a. Hãy cho biết hóa trị cao nhất của R trong oxide. b. Trong hợp chất của R với hydrogen, R chiếm 16 phần khối lượng. Tìm R. 17 15. X là nguyên tố thuộc chu kì 3, X tạo với hydrogen một hợp chất khí có công thức H2X. 1. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn. 2. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 40% khối lượng. Tìm khối lượng nguyên tử của R. V. Dạng toán tính theo phương trình hóa học 16. Cho 4,6 gam một kim loại nhóm IA vào nước thành dung dịch X. Để trung hoà vừa đủ dung dịch X cần 100 ml dung dịch HCl 2M. a. Viết các phương trình hoá học xảy ra b. Xác định tên kim loại. 17. X là nguyên tố thuộc nhóm VIIA. Oxide cao nhất của nó chứa 38,8% X theo khối lượng. a. Xác định tên X.
  12. b. Y là kim loại hóa trị III. Cho 10,08 (lit) khí X2 (đkc) tác dụng Y thu được 40,05 (g) muối. Tìm Y. 18. Cho 7,6 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại liên tiếp trong nhóm IIA, của bảng tuần hoàn vào dung dịch H2SO4 loãng dư sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 7,1 gam và có V lit khí H2 (đktc) thoát ra. a. Tính V. b. Xác định 2 kim loại và tính % theo khối lượng mỗi kim loại. 19. Hòa tan 20,2 gam hỗn hợp 2 kim loại ở hai chu kỳ liên tiếp của nhóm IA vào nước thu được 6,72 lit khí (đktc) và dung dịch A. a. Tìm tên hai kim loại. b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 (M) cần dùng để trung hòa dung dịch A. c. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa thu được bao nhiêu gam muối khan. 20. Cho 11,45 gam hỗn hợp Na và Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Để trung hòa dung dịch X cần dùng V ml dung dịch axit H2SO4 2M thu được m gam kết tủa và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được p gam muối khan. Tính V, m, p. III. Viết công thức Lewis, công thức cấu tạo: Cl2, HCl, CO2, C2H4, C2H2, H2CO3, NH3, N2, N2O, HNO3, SO2, SO3, H2S, H2SO3, H2SO4, Cl2O7, Cl2O, HClO3, HClO4