Đề kiểm tra 15 phút lần 1 kì II môn Hóa học 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

pdf 3 trang hatrang 27/08/2022 4880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút lần 1 kì II môn Hóa học 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_15_phut_lan_1_ki_ii_mon_hoa_hoc_10_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút lần 1 kì II môn Hóa học 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA 15’ LẦN 1 KÌ II Trường THPT Ngọc Tảo Môn: HÓA HỌC  Năm học: 2021 – 2022 Đề số: 01 Câu 1: Nhận xét nào dưới đây là không đúng? A. F có số oxi hóa -1, 0, +1. B. F có số oxi hóa -1 trong các hợp chất. C. F có số oxi hóa 0 và -1. D. F không có số oxi hóa dương. Câu 2: Dẫn Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch chứa các chất A. NaCl, NaClO3, Cl2. B. NaCl, NaClO, NaOH. C. NaCl, NaClO3, NaOH. D. NaCl, NaClO3. Câu 3: Cho một miếng giấy quỳ tím ẩm vào bình đựng khí X thấy quỳ tím mất màu. Khí X là A. HCl. B. Cl2. C. O2. D. H2. Câu 4: Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch NH3. B. Dung dịch NaCl. C. Dung dịch H2SO4 loãng. D. Dung dịch NaOH. Câu 5: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là A. KMnO4. B. K2Cr2O7. C. CaOCl2. D. MnO2. Câu 6: X là chất kết tinh không màu, khi tác dụng với axit sunfuric đặc tạo ra khí không màu Y. Khi Y tiếp xúc với không khí ẩm tạo ra khói trắng, dung dịch đặc của Y trong nước tác dụng với mangan đioxit sinh ra khí Z có màu vàng lục. Khi cho Z tác dụng với Na nóng chảy lại tạo ra chất X ban đầu. X, Y, Z lần lượt là A. NaCl, HCl, Cl2. B. NaBr, Br2, HBr. C. Cl2, HCl, NaCl. D. NaI, HI, I2. Câu 7: Cho các chất sau: CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), PbS (6), MgCO3 (7), AgNO3 (8), MnO2 (9), FeS (10). Axit HCl không tác dụng được với các chất: A. (1), (2). B. (3), (4). C. (5), (6). D. (3), (6). Câu 8: Brom lỏng hay hơi đều rất độc. Để hủy hết lượng brom lỏng chẳng may bị đổ với mục đích bảo vệ môi trường, có thể dùng một hóa chất thông thường dễ kiếm nào dưới đây? A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch Ca(OH)2. C. Dung dịch NaI. D. Dung dịch KOH. Câu 9: Phản ứng giữa I2 và H2 xảy ra ở điều kiện A. ánh sáng khuyếch tán (mạnh). B. đun nóng. C. 350 – 500oC. D. 350 – 500oC, xúc tác Pt. Câu 10: Có 4 chất bột màu trắng là vôi bột, bột gạo, bột thạch cao (CaSO4.2H2O), bột đá vôi CaCO3). Chỉ dùng chất nào dưới đây là nhận biết ngay được bột gạo? A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch H2SO4 loãng. C. Dung dịch Br2. D. Dung dịch I2. Câu 11: Trong công nghiệp HCl có thể điều chế bằng phương pháp sunfat theo phương trình phản ứng: t0 2NaCl (tinh thể) + H2SO4 (đặc) ⎯⎯→ 2HCl ↑ + Na2SO4 Tại sao phương pháp này không được dùng để điều chế HBr và HI ? A. Do tính axit của H2SO4 yếu hơn HBr và HI. B. Do NaBr và NaI đắt tiền, khó kiếm - - C. Do HBr và HI sinh ra là chất độc. D. Do Br , I có phản ứng với H2SO4 đặc, nóng. Câu 12: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là A. Al. B. Zn. C. Cu. D. Fe. Câu 13: Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào mô tả đúng nhất cách thu khí HCl trong phòng thí nghiệm?
  2. A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. Câu 14: Có các thí nghiệm sau: (I) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. (II) Sục khí SO2 vào nước brom. (III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven. (IV) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 15: Cho 0,15 mol bột Fe tác dụng với 0,15 mol Cl2, nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 16,250. B. 19,050. C. 12,700. D. 8,125. Câu 16: Cho 13 gam kẽm cháy trong bình chứa khí Clo dư thì thu được 19,04 gam muối.Tính hiệu suất phản ứng? A. 70 % B. 100% C. 80% D. 90% Câu 17: Cho 15,4 gam hỗn hợp Zn, Mg, Fe tác dụng vừa đủ với V lít khí flo (đktc) thu được 26,8 gam hỗn hợp ba muối florua. Giá trị của V là A. 6,72. B. 7.84. C. 5,6. D. 8,4. Câu 18: Cho 23,1 gam hỗn hợp X ( gồm Cl2 và Br2) có tỉ lệ mol 1:1 tác dụng vừa đủ với 8,85 gam hỗn hợp Y ( Fe và Zn). Phần trăm khối lượng của Fe trong Y là A. 36,72% B. 50% C. 63,28% D. 33,6% Câu 19: Để cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 3,84 gam Mg và 4,32 gam Al cần 5,824 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm O2 và Cl2. Tính % thể tích Cl2 trong hỗn hợp Y? A. 46,15%. B. 56,36%. C. 43,64%. D. 53,85%. Câu 20: Đốt 3,36 gam kim loại M trong khí Clo thì thu được 9,75 gam muối clorua. Kim loại M là A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Al. Hết
  3. BẢNG ĐÁP ÁN 1.A 2.B 3.B 4.A 5.B 6.A 7.D 8.B 9.D 10.D 11.D 12.D 13.D 14.B 15.B 16.A 17.A 18.C 19.A 20.C