Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 37: Sinh sản của sinh vật (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 37: Sinh sản của sinh vật (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_37_sinh_san_cua_sinh.docx
Nội dung text: Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 37: Sinh sản của sinh vật (Có đáp án)
- BÀI 37: SINH SẢN CỦA SINH VẬT Câu 1. Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm: A. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. B. duy trì sự phát triển của sinh vật. C. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật. D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại. Câu 2. Sinh sản vô tính là A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt. B. hình thức sinh sản ở tất cả các loại sinh vật. C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia. Câu 3. Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận nào của cây? A. Lá. B. Rễ. C. Thân củ. D. Hạt giống. Câu 4. Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được hình thành: A. từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây. B. chỉ từ rễ của cây. C. chỉ từ một phần thân của cây. D. chỉ từ lá của cây. Câu 5. Trong sinh sản vô tính, chồi con hình thành được nhìn thấy ở sinh vật nào dưới đây? A. Con người. B. Amip. C. Thuỷ tức. D. Vi khuẩn.
- Câu 6. Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là A. mọc chồi. B. tái sinh. C. phân đôi. D. nhân giống. Câu 7. Sự thụ phấn là quá trình A. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang bầu nhuỵ. B. chuyển giao tử đực từ bao phấn sang vòi nhuỵ. C. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang đầu nhuỵ. D. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang noãn. Câu 8. Ở sinh vật, quá trình hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái được gọi là A. sự thụ tinh. B. sự thụ phấn. C. tái sản xuất. D. hình thành hạt. Câu 9. Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc. B. dễ nhân giống, nhanh và nhiều. C. để tránh sâu, bệnh gây hại. D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả. Câu 10. Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa? A. Đài hoa. B. Tràng hoa. C. Nụ hoa. D. Bầu nhuỵ Câu 11. Hoa lưỡng tính là: A. hoa có đài, tràng và nhuỵ hoa. B. hoa có đài, tràng và nhị hoa. C. hoa có nhị và nhuỵ hoa.
- D. hoa có đài và tràng hoa. Câu 12. Những ý nào dưới đây nói về đặc điểm của sinh sản vô tính ở sinh vật? (1) Cá thể sống đơn lẻ có thể tạo ra cơ thể mới. (2) Sinh sản vô tính tạo ra cơ thể mới tồn tại tốt ở các môi trường sống luôn thay đổi. (3) Sinh sản vô tính tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cơ thể ban đầu. (4) Sinh sản vô tính tạo ra số lượng lớn cơ thể mới trong một thời gian ngắn (5) Không có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái. (6) Sinh sản vô tính tạo ra các cơ thể mới thích nghi tốt với môi trường sống ổn định. A. (1), (3), (4), (5), (6). B. (1), (2), (3), (5). C. (1), (2), (4), (6). D. (1), (2), (3), (4), (5). Câu 13. Cho các cây sau: mía, lúa, khoai tây, hoa hồng. Dựa vào đặc điểm sinh sản, hãy chỉ ra cây nào có phương thức sinh sản khác với các cây còn lại. Giải thích? Cây lúa có phương thức sinh sản khác với các cây còn lại. Giải thích: Mía, khoai tây, hoa hồng có thể trồng bằng cách giâm đoạn cành xuống đất vì mỗi đoạn thân đều có chồi mầm phát triển. Cây lúa có thân thảo, đoạn thân không có chồi mầm, sinh sản phụ thuộc vào sự thụ phấn của hoa, do đó cần tạo hạt và cất giống để trồng lần sau. Câu 14 Hãy chỉ ra một điểm khác biệt giữa hoa đơn tính và hoa lưỡng tính? – Hoa đơn tính là hoa chỉ có bộ phận sinh sản đực hoặc cái. – Hoa lưỡng tính có các bộ phận sinh sản (đực và cái) trên cùng một hoa.
- Câu 15. Mô tả các giai đoạn sinh sản ở thực vật? Các giai đoạn gồm: Sự thụ phấn: hạt phấn rơi lên đầu nhuỵ; Sự thụ tinh: là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái trong bầu nhuỵ; Sự hình thành và chín của quả. Câu 16. . Hãy chỉ ra điểm khác nhau giữa sinh sản hữu tính của chim bồ câu và thỏ? Điểm khác nhau cơ bản là chim bồ câu đẻ trứng, thỏ đẻ con. Câu 17. Quả được tạo thành trong sinh sản hữu tính ở thực vật. Có hai loại quả là quả thịt và quả khô. Quả thịt khi chín có vỏ quả mềm, chứa nhiều thịt quả. Vỏ quả khô khi chín có thể nẻ ra (gọi là quả khô nẻ) hoặc không nẻ (gọi là quả khô không nẻ). Ví dụ: quả đỗ đen, đỗ xanh thuộc nhóm quả khô nẻ, khi chín vỏ quả tách ra để hạt tung ra ngoài. Dựa vào đoạn thông tin trên, hãy giải thích vì sao trong thực tế người trồng đỗ đen, đỗ xanh thường phải thu hoạch trước khi quả chín? Vì quả đỗ đen, đỗ xanh thuộc dạng quả khô nẻ, khi quả chín vỏ quả tự nẻ nên hạt sẽ rơi ra ngoài, nếu không thu hoạch trước khi quả chín thì sẽ không thu được hạt. Câu 18. Trong thực tiễn, nuôi cấy mô ở động vật được ứng dụng trong lĩnh vực nào? Lấy ví dụ. Trong thực tiễn, nuôi cấy mô ở động vật được ứng dụng trong lĩnh vực y học nhằm thực hiện các nghiên cứu tế bào ung thư hoặc nuôi cấy một số cơ quan (như da) trong điều trị bỏng,