Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật (Có đáp án)

docx 5 trang hatrang 24/08/2022 8863
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_32_cam_ung_o_sinh_va.docx

Nội dung text: Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật (Có đáp án)

  1. Bài 32. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT Câu 1 (NB) Cảm ứng ở sinh vật là A. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. B. khả năng tiếp nhận kích thích từ môi trường bên trong cơ thể. C. khả năng phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể. D. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể. Câu 2 (NB) Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật? A.Lá cây bàng rụng vào mùa hè. B. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh. C.Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời. D.Cây nắp ấm bắt mồi. Câu 3 (TH) Hình bên chứng minh cho hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật? A.Tính hướng đất âm của rễ, hướng sáng dương của thân. B.Tính hướng tiếp xúc. C.Tính hướng hoá. D.Tính hướng nước. Câu 4 (NB) Mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật thường là loại cây nào? A. Cây ngô. B. Cây lúa. C. Cây mướp. D. Cây lạc. Câu 5 (TH) Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là A. tính hướng tiếp xúc. B. tính hướng sáng. C. tính hướng hoá. D. tính hướng nước. Câu 6 (VD) Hãy kể tên một số hiện tượng cảm ứng ở thực vật. Xác định tác nhân làm xuất hiện các hiện tượng cảm ứng đó và cho biết ý nghĩa của chúng đối với thực vật bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau: Hiện tượng cảm Tác nhân Ý nghĩa đối với thực ứng ở thực vật vật
  2. Hiện tượng cảm Tác nhân Ý nghĩa đối với thực ứng ở thực vật vật Cây me khép lá về sáng sớm và Giảm sự thoát hơi nước để cây chiều tối thích nghi với sự thay đổi nhiệt Nhiệt độ, ánh sáng độ, ánh sáng Cây nắp ấm bắt mồi Con mồi Cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây Cây mướp hình thành tua cuốn leo Giá thể Giúp cây có nhiều không gian trên giàn sống, tận dụng tối đa nguồn ánh sáng để quang hợp Câu 7 (VD) Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm như sau: Bước 1: Trồng vài hạt đỗ/ lạc/ ngô đang nảy mầm vào cốc chứa đất ẩm. Bước 2: Cắt bỏ hai đầu vỏ chai nhựa (lưu ý sử dụng vỏ chai có kích thước lớn hơn cốc trồng cây). Bước 3: Cắt ba hình tròn bằng giấy bìa cứng có đường kính bằng đường kính vỏ chai, khoét trên mỗi miếng bìa một lỗ nhỏ có kích thước như nhau (lưu ý lỗ tròn đủ cho cây chui qua), sau đó đặt ba miếng bìa vào vỏ chai sao cho các lỗ nằm so le nhau. Bước 4: Dùng giấy màu tối quấn quanh phần vỏ chai để ánh sáng không lọt vào. Bước 5: Úp phần vỏ chai vào cốc trồng cây. Đặt cốc trồng cây ở nơi có ánh sáng và tưới nước thường xuyên. Bước 6: Theo dõi và ghi chép lại hiện tượng xảy ra sau 1 tuần. a)Hãy cho biết mục đích tiến hành thí nghiệm của bạn học sinh là gì. b) Tại sao phải sử dụng giấy màu tối ở bước 4 của thí nghiệm? c) Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích. a)Bạn học sinh tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính hướng sáng ở thực vật. b)Phải sử dụng giấy màu tối ở bước 4 của thí nghiệm nhằm điều khiển ánh sáng theo các khe hở của miếng bìa để chứng minh cây phát triển về phía nguồn ánh sáng. c)Kết quả: Cây phát triển về phía các khe hở có ánh sáng lọt qua, vì cây có tính hướng sáng. Câu 8 (TH) Các hiện tượng cảm ứng ở thực vật như ngọn cây hướng về phía ánh sáng (hướng sáng dương), rễ cây đâm sâu vào đất (hướng sáng âm) có vai trò gì đối với đời sống của thực vật? Hướng sáng dương của ngọn giúp cây tìm đến nguồn ánh sáng để quang hợp. Hướng sáng âm của rễ tạo điều kiện để rễ đâm sâu, giúp cây đứng vững trong đất, ngoài ra, hướng sáng âm còn làm cho rễ hút được nhiều nước và muối khoáng, giúp cây
  3. sinh trưởng và phát triển tốt. Câu 9 (NB) Hoàn thành đoạn thông tin sau dựa vào các từ gợi ý: môi trường, thực vật, cơ thể, tiếp nhận, động vật, tồn tại, phản ứng, thích nghi. Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) kích thích và (2) lại các kích thích từ (3) bên trong và bên ngoài (4) , đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật (5) với điều kiện sống. Cảm ứng ở (6) thường diễn ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở (7) thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng. (1) tiếp nhận, (2) phản ứng, (3) môi trường, (4) cơ thể, (5) thích nghi, (6) thực vật, (7) động vật. Câu 10 (VD) Hãy cho biết người nông dân dựa vào hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật để thực hiện các biện pháp dưới đây nhằm tăng năng suất cây trồng. Biện pháp tăng năng suất cây trồng Dựa trên cơ sở hiện tượng cảm ứng Làm đất tơi xốp, thoáng khí Tưới nước thường xuyên, giữ ẩm cho đất Trồng xen canh nhiều loại cây trồng. Làm giàn, cọc cho các cây thân leo Tăng cường ánh sáng nhân tạo Biện pháp tăng năng suất cây trồng Dựa trên cơ sở hiện tượng cảm ứng Làm đất tơi xốp, thoáng khí Tính hướng đất của rễ cây. Tưới nước thường xuyên, giữ ẩm cho Tính hướng đất của rễ cây đất Trồng xen canh nhiều loại cây trồng. Tính hướng sáng. Làm giàn, cọc cho các cây thân leo Tính hướng tiếp xúc. Tăng cường ánh sáng nhân tạo Sinh trưởng và phát triển theo chu kì ngày đêm Câu 11 (NB) Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm cảm ứng ở thực vật? A. Xảy ra nhanh, dễ nhận thấy. C. Xảy ra nhanh, khó nhận thấy. B. Xảy ra chậm, khó nhận thấy. D. Xảy ra chậm, dễ nhận thấy Câu 12 (TH) Hai bạn lớp 6A tranh luận về hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (cây trinh nữ) khi có tác động cơ học từ môi trường và hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đêm. Bạn thứ nhất cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này là giống nhau, bạn thứ hai lại cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây có bản chất khác nhau. Hãy làm trọng tài
  4. cho hai bạn bằng cách chỉ ra tác nhân kích thích, thời gian biểu hiện, ý nghĩa của hai hiện tượng ở hai loài cây trên. Hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ khi có tác Hiện tượng khép lá ở cây me động cơ học từ môi trường vào ban đém Cơ học. Nhiệt độ, ánh sáng. Tác nhân kích thích Chậm, khó xác định cụ thể thời Nhanh, tức thì và không có tính chu kì. Thời gian biêu hiện điểm khép lá, có tính chu kì ngày Hạnđêm. chế sự thoát hơi nước vào ban Ý nghĩa Tránh tác động cơ học gây tổn thương cho cây. đêm. Câu 13 (VDC) Hãy tìm hiểu và mô tả hiện tượng bắt mồi ở cây gọng vó. Đây có phải là hiện tượng cảm ứng ở thực vật không? - Khi còn trùng tiếp xúc với cơ quan bắt mồi của cây gọng vó, cơ quan này của cây sẽ phản ứng bằng cách cuộn lại bao bọc lây con mổi, lúc này con mổi được sử dụng làm thức ăn cho cây. -Đây là hiện tượng cảm ứng của thực vật vì đó là phản ứng của cây đối với kích thích từ môi trường. Câu 14 (VD) Hãy kể tên một số ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống về tính cảm ứng của thực vật? - Ứng dụng tính hướng sáng để tạo hình cây bon sai, - Ứng dụng tính hướng nước để trổng rau thuỷ canh, cây gần bờ ao, mương nước, - Ứng dụng tính hướng tiếp xúc để làm giàn cho các cây leo như bầu, bí, dưa, mướp Câu 15 (TH) Trong hình bên, rễ của của cây hướng dương hướng về nguồn nước, còn hoa của nó luôn hướng về phía Mặt Trời. Hãy giải thích hiện tượng đó.
  5. Hoa hướng dương thường hướng về phía tây vào ban ngày và hướng vể phía đòng vào ban đêm vì cây có phản ứng với tác nhân là ánh sáng theo chu kì ngày đêm. Rễ luôn hướng về nguồn nước vì rễ cây có phản ứng với tác nhân là nguồn nước. Câu 16 (NB) Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích A.từ môi trường B.từ môi trường ngoài cơ thể C.từ môi trường trong cơ thể D.từ các sinh vật khác Câu 17 (NB) Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì? A.Các nhận biết B. Các kích thích C.Các cảm ứng D. Các phản ứng Câu 18 (TH) Phân biệt hiện tượng cảm ứng của thực vật với động vật? Hiện tượng cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm và khó nhận thấy. Hiện tượng cảm ứng ở động vật thường diễn ra với tốc độ nhanh và dễ nhận thấy hơn so với thực vật.