Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 8

docx 18 trang hatrang 24/08/2022 25241
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_8.docx

Nội dung text: Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 8

  1. CHỦ ĐỀ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. YÊU CẦU CHUNG: - Bài làm phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ. Để làm được như vậy, cần phải: + Sử dụng những từ ngữ, những câu văn để chuyển ý. + Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn (Câu này thường có chức năng: liên kết với ý ở đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn). + Không thể trình bày phần thân bài chỉ với một đoạn văn! - Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp làm bài kiểu “đầu voi đuôi chuột” (phần “mở bài, thân bài” lại nói nhiều, thiếu phần “kết bài”). - Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận Trước một đề bài cụ thể, cần suy nghĩ lựa chọn: Nên sử dụng các thao tác lập luận nào? Sắp xếp trình tự các thao tác ra sao? - Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính. II. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG, VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN: *NỘI DUNG 1: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ I. Khái niệm nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí: Văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lý, lối sống, văn hóa của con người với con người, của con người trong xã hội. + Tư tưởng: Là những quan điểm, ý kiến cá nhân về nhân sinh, vấn đề nhận thức, về tâm hồn, nhân cách, cách đối nhân xử thế hay về các mối quan hệ gia đình và xã hội. + Đạo lý: Là những quan điểm mang tính bao quát về lối sống, lẽ phải, đạo đức hay chân lý. II. Nội dung các vấn đề tư tưởng đạo lí – Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ – Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi – Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em – Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn – Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống. - Đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí khá đa dạng: Có thể nêu rõ yêu cầu nghị luận, có thể chỉ đưa ra vấn đề nghị luận mà không đưa ra yêu cầu cụ thể nào, có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận qua một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện, III. Các bước làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý Bước 1: Giải thích tư tư tưởng, đạo lí. Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói: giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ, ). Thường trả lời câu hỏi: Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể? Bước 2: Bàn luận 1
  2. – Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội). - Bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề: bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa. Bước 3: Mở rộng - Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh. - Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề. - Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề: Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó là công nhận cái đúng, ngược lại ,nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai. Bước 4: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động. Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống. IV. Kỹ năng phân tích đề nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lý - Phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề. Đây là bước đặc biệt quan trọng trong làm văn nghị luận xã hội. - Các bước phân tích đề: Đọc kĩ đề bài, gạch chân các từ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề), chú ý các yêu cầu của đề (nếu có), xác định yêu cầu của đề (Tìm hiểu nội dung của đề, tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng). - Cần trả lời các câu hỏi sau: + Đây là dạng đề nào? + Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? *Có 2 dạng đề: 1/ Đề nổi, học sinh dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài. 2/ Đề chìm, học sinh cần đọc kĩ đề bài, dựa vày ý nghĩa câu nói, câu chuyện, văn bản được trích dẫn mà xác định luận đề. *Ví dụ minh hoạ: 1/ Dạng đề trong đó tư tương đạo lí được nói đến một cách trực tiếp. *Ví dụ: - Bàn về sự tự tin, lòng tự trọng của con người trong cuộc sống, - Tinh thần tự hào dân tộc. - Tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc ta 2/ Dạng đề trong đó tưởng đạo lí được nói tới một cách gián tiếp. *Ví dụ “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” (B.Babbles) Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên. => Hướng dẫn phân tích đề: Ý kiến trên có các từ khoá trọng tâm cần giải thích: - “Sứ mạng”: Vai trò lớn lao, cao cả của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái. - “Người mẹ”: Người sinh ra con cái, rộng hơn đó chính là mái ấm gia đình. - “Chỗ dựa cho con cái”: nơi che chở, yêu thương , là nơi con cái có thể nương tựa. => Câu nói đã đưa ra quan điểm giáo dục của cha mẹ với con cai hết sức thuyêt phục: Vai trò của cha mẹ không chỉ nằm trong việc dạy dỗ con mà quan trọng hơn là làm sao để con cái biết sống chủ động, tích cực, không dựa dẫm. Đây chính là vấn đề nghị luận. 2
  3. V. ĐỊNH HƯỚNG DÀN Ý CHUNG: 1. Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: dẫn dắt câu nói, dẫn dắt vào nội dung. 2. Thân bài a. Giải thích khái niệm - Đối với đề bài có câu nói: trích dẫn câu nói, phân tích câu nói. - Đối với đề bài không có trích dẫn câu nói (vd: bàn về tính kiên trì): phân tích từ khóa quan trọng. → Rút ra ý nghĩa, bài học từ câu nói. b. Phân tích - Phần phân tích trả lời cho câu hỏi: tại sao? (vd: Tại sao có chí thì nên?) (Lưu ý: đảm bảo trả lời từ 2 - 3 ý trở lên). c. Chứng minh - Dẫn chứng từ nhân vật (văn học, lịch sử, khoa học xã hội ) - Dẫn chứng từ thực tế đời sống: những tấm gương tiêu biểu từ đời sống. d. Phản biện: Lật ngược vấn đề: + Đối với đề bài phân tích xuôi (vd: bàn luận về ý kiến: “có chí thì nên”) thì phản biện ngược (những người không có chí thì sẽ ). + Đối với đề bài phân tích ngược (vd: “cái giá của việc đánh mất chữ tín”) thì phản biện xuôi (giữ “chữ tín” sẽ giúp chúng ta có được những gì?) 3. Kết bài - Bài học nhận thức và phương hướng hành động. - Tóm tắt lại vấn đề (kết lại ý nghĩa của văn bản). - Liên hệ bản thân. *LUYỆN ĐỀ Đề: Nghị luận về lòng kiên trì a) Mở bài – Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của lòng kiên trì trong cuộc sống. Ví dụ: Sự thành công của rất nhiều người trong xã hội không phải tự nhiên mà có được, cũng không phải do vận may mà là nhờ vào sự nỗ lực, lòng kiên trì. b) Thân bài 1/ Giải thích lòng kiên trì là gì? – Lòng kiên trì là sự nhẫn nại, bền bỉ, vững vàng, không cúi đầu trước thất bại, không buông bỏ cho đến khi đạt được mục tiêu đặt ra. Lòng kiên trì là một đức tính không thể thiếu trong cuộc sống mỗi chúng ta. – Kiên trì không chỉ là kỹ năng, đó còn là thái độ sống, theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. 2/ Tại sao phải kiên trì? – Lòng kiên trì đối với mỗi người là nhân tố để thành công, để đạt được mục đích mà mình đặt ra. – Kiên trì là gốc rễ của sự thành thạo – Kiên trì đem đến cơ hội trong những lúc bạn nghĩ rằng mình đã hết cơ hội – Kiên trì giúp bạn mạnh mẽ hơn – Kiên trì dạy bạn cách xử lý khủng hoảng – Sự kiên trì giúp bạn lạc quan hơn trong cuộc sống, suy nghĩ tích cực hơn, hướng đến những mục tiêu tốt đẹp và nắm giữ được chìa khóa mở cửa đi đến thành công. 3/ Vai trò của lòng kiên trì – Giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực từ đó không dễ dàng bị vấp ngã. 3
  4. – Làm cho con người trở nên bản lĩnh hơn, không sợ hãi hay lùi bước trước những khó khăn có thể xảy đến trong cuộc sống. – Trang bị cho con người những phẩm chất đẹp, là chìa khóa dẫn đến sự thành công trong nhiều lĩnh vực. – Người có lòng kiên trì tích góp được cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá và sự dẻo dai. – Người không có long kiên trì thường chán nản, bỏ dở mọi việc giữa chừng, khó thành công trong mọi việc. 4/ Biểu hiện của lòng kiên trì – Kiên trì làm hết bài tập mà cô giáo giao – Quyết tâm theo đuổi đam mê, mơ ước đến cùng – Luôn cố gắng phấn đấu, không ngại khó khăn, thất bại trên con đường dẫn đến thành công. – 5/ Dẫn chứng của lòng kiên trì – Thầy Nguyễn Ngọc Kí tuy bị liệt cả hai tay nhưng với lòng quyết tâm cao, thầy đã kiên trì rèn luyện viết được bằng đôi chân. – Một em học sinh tiểu học ở Thanh Hóa không có 2 cánh tay vẫn trở thành học sinh viết chữ đẹp. – Một người bạn có đam mê văn chương, nhưng gia đình lại phản đối và buộc bạn phải lựa chọn con đường đi khác. Bạn vẫn kiên trì với ước mơ đó, theo đuổi nó và bây giờ bạn là một nhà văn trẻ có tên tuổi – 6/ Mở rộng vấn đề (nêu phản đề) – Bên cạnh những người có đức tính kiên trì thì vẫn còn tồn tại không ít người thiếu kiên nhẫn, cả thèm chóng chán, nhanh gục ngã, “thấy sóng cả vội ngã tay chèo” để thụt lùi trước khó khăn, trở ngại. Những kẻ đó dễ thất bại trên đường đời, đáng phê phán. – Phê phán những kẻ nghèo ý chí, sự kiên trì, nhẫn nại, chỉ biết hưởng thụ mà không biết bỏ sức lực của mình ra. Đức tính kiên trì khi chúng ta rèn luyện nó là để phục vụ cho con người với những việc tốt, phấn đấu đi lên chứ không phải là những mục đích thấp hèn. – Vận dụng ý chí, nghị lực, lòng kiên trì vào công việc phục vụ cho con người, cho xã hội là điều tốt. Ngược lại dồn sức để thực hiện cho một ý đồ xấu làm hại người khác thì đó là điều nên tránh. 7/ Bài học nhận thức và hành động – Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, mỗi người cần ý thức để rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại khi bắt tay vào việc đi đến thành công. Đó cũng là góp một phần nhỏ vào việc xây dựng cho xã hội ngày càng tiến lên. – Là học sinh đang bắt đầu vào đời, việc học tập và rèn luyện đòi hỏi ta phải nỗ lực không ngừng mới đạt được kết quả. – Phải cố gắng hạn chế những phút sao nhãng của bản thân để mỗi ngày qua đi không lãng phí. – Phải luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức đặc biệt là đức tính kiên trì nếu muốn thành công trong mọi việc. c) Kết bài – Khái quát lại vấn đề: Lòng kiên trì thực sự rất quan trọng đối với nhiều người, chúng ta cần phải có kế hoạch để rèn luyện nó từng ngày để mục đích mà mình vạch ra sẽ nhanh chóng đạt được. Ví dụ: Trong cuộc sống nếu ta không kiên trì, nhẫn nại thì khó mà dẫn đến thành công trong mọi việc được. Chúng ta nên biết được điều đó vì vậy ta hãy cố gắng học tập, cũng như phải biết được mà luôn phấn đấu đến mục tiêu mà mình đã đặt ra VI. Một số đề nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lý Đề 1: Phân tích và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu nói: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học). 4
  5. Đề 2: Hiện nay trên truyền hình phát sóng rất nhiều chương trình từ thiện như “Trái tim cho em”, “Yêu thương trao đi, nụ cười còn mãi”, “Cặp lá yêu thương” Em hãy viết một bài văn nêu suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự đồng cảm và sẻ chia của con người với con người được thể hiện trong các chương trình đó. Đề 3: Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm) *NỘI DUNG 2: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG. I. LÝ THUYẾT 1/ Cách nhận diện dạng bài nghị luận hiện tượng đời sống Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống thường đề cập đến những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội như: - Ô nhiễm môi trường, sự nóng lên của trái đất, nạn phá rừng, thiên tai lũ lụt - Bạo hành gia đình, Bạo lực học đường, tai nạn giao thông - Tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, hiện tượng chảy máu chất xám - Phong trào tiếp sức mùa thi, giúp đỡ đồng bào lũ lụt, tấm gương người tốt, việc tốt, nếp sống đẹp 2/ Dàn ý chung của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống a/ Mở bài: - Dẫn dắt vào vấn đề - Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài. b/ Thân bài: 1/. Giải thích sơ lược về hiện tượng đời sống; làm rõ từ ngữ, hình ảnh, khái niệm trong hiện tượng 2/ Trình bày thực trạng và ảnh hưởng của nó. + Thực tế nó đang diễn ra như thế nào? + Có ảnh hưởng ra sao với đời sống? + Thái độ của xã hội trước hiện tượng đó. + Liên hệ thực tế tại địa phương em. 3/ Phân tích những nguyên nhân (khách quan, chủ quan, do tự nhiên, do con người ) 4/ Đề xuất những giải pháp. (Chỉ rõ việc cần làm, cách thực hiện ) 5/ Bài học cho bản thân c/ Kết bài: - Khái quát lại hiện tượng đời sống đó - Thái độ, suy nghĩ của bản thân về hiện tượng. 1/ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG CÓ TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN CON NGƯỜI - Nếu vấn đề thuộc mảng trường học thì mở bài như sau: Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo dục Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là ( ). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ. - Nếu vấn đề thuộc mảng ngoài trường học thì mở bài như sau: Xã hội của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức như: tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, nạn tham nhũng, bệnh vô cảm Một trong những vấn đề thách thức hàng 5
  6. đầu hiện nay đó chính là ( ). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ. 2/ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG CÓ TÁC ĐỘNG TỐT ĐẾN CON NGƯỜI Việt Nam vốn là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và có nhiều truyền thống nhân văn cao đẹp về lòng yêu thương con người, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sự đồng cảm sẻ chia Một trong những biểu hiện cao đẹp của truyền thống ấy đang được tuổi trẻ ngày nay phát huy. Đó chính là ( ). Đây là một hiện tượng tốt có nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp II. LUYỆN ĐỀ *MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI. ĐỀ 1: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn nạn hút thuốc lá của giới trẻ hiện nay. I. MỞ BÀI: Dẫn dắt vấn đề, khái quát vấn đề hút thuốc lá trong xã hội hiện nay. Nêu quan điểm, nhận định về hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. II. THÂN BÀI 1/ Nêu khái niệm thuốc lá: Sản phẩm phổ biến trong xã hội. Được làm từ nguyên liệu chứa nhiều chất độc hại, chất gây nghiện. 2/ Nêu thực trạng hút thuốc lá trong xã hội: Hút thuốc lá trở thành thói quen của nhiều người(đặc biệt là nam giới). Người hút thuốc lá rất nhiều và ngày càng gia tăng (có thể nêu dẫn chứng số liệu). Số lượng thuốc lá tiêu thụ mỗi ngày của một người hút thuốc lá rất cao ở các nước đang phát triển.(trong đó có Việt Nam). Đối tượng hút thuốc lá ngày càng mở rộng ở nhiều tầng lớp, lứa tuổi, (người trưởng thành, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, ). 3/ Nguyên nhân hút thuốc lá: - Áp lực trong công việc yêu cầu hút thuốc để giảm bớt căn thẳng (do thuốc lá có các thành phần gây kích thích thần kinh tạo cảm giác sảng khoái, tỉnh táo, ) - Thói quen. - Giá một số loại thuốc lá tương đối rẻ (dẫn chứng cụ thể). - Tác hại, ảnh hưởng của thuốc lá rất chậm (chỉ bộc phát sau thời gian sử dụng lâu dài). - Tâm lý thích khẳng định: hút theo trào lưu hoặc bị lôi kéo hút - Các điều luật, quy định hạn chế tác hại của việc hút thuốc lá chưa hoàn thiện (tính răn đe chưa cao, biện pháp xử phạt chưa cụ thể, ) 4/ Tác hại của việc hút thuốc lá: - Hút nhiều thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân (các loại bệnh ung thư phổi, gan, thanh quản, dạ dày, ). - Ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh do ảnh hưởng của việc hít phải khói thuốc lá (có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ, trẻ em, ). - Gây khó chịu cho những người xung quanh (hơi thở có mùi khó chịu ở những người thường xuyên hút thuốc lá). - Tốn kém nhiều chi phí cho việc mua thuốc lá (người nghiện thuốc lá sẽ hút thút thuốc lá với số lượng ngày càng nhiều, nhu cầu mua các loại thuốc lá mạnh có giá thành cao). 5/ Lời khuyên: - Cá nhân mỗi người nên có ý thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. - Có nhiều phương thức hữu hiệu tuyên truyền tác hại của việc hút thuốc lá. 6
  7. - Nhà trường và gia đình cần có biện pháp chặt chẽ trong việc quản lý thanh thiếu niên, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ hút thuốc lá. - Các bậc phụ huynh, người lớn nên làm gương cho giới trẻ (không hút thuốc lá trước mặt con em, hạn chế chúng tiếp xúc với thuốc lá). - Các cơ quan nhà nước nên có những quy định và biện pháp hiệu quả để hạn chế, ngăn ngừa tác hại của việc hút thuốc lá. III. KẾT BÀI: Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Đưa ra thông điệp, lời nhắn nhủ cho mọi người *VỀ NHÀ LUYỆN ĐỀ: Đề 1: Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh ngày nay không thích đọc sách ĐỀ 2. Hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay. Đề 3: Viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về vấn đề tai nạn giao thông ngày càng gia tăng ở nước ta hiện nay. ĐỀ 4: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn nạn nghiện game của giới trẻ hiện nay. 7
  8. Trường THCS Bình Thạnh Giáo án bồi dưỡng HSG – Văn 8 CHỦ ĐỀ 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I/ MỘT SỐ LƯU Ý KHI VIẾT CÂU NGHỊ LUẬN VĂN HỌC A. Yêu cầu – Cần nắm vững nội dung kiến thức tác phẩm. – Đọc kỹ đề, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng trong đề. Phải hiểu đề thi đang hỏi ta điều gì? – Xác định đề thi thuộc dạng đề thi nào? Chứng minh một nhận định hay phân tích một hình tượng, một đoạn thơ, một bài thơ hay so sánh đối chiếu giữa các tác phẩm với nhau? B. Các bước làm bài giống như ở phần đã lập dàn ý nhưng cần chú ý: I. Mở bài: nêu được yêu cầu của đề bài. Nghĩa là đề thi yêu cầu như thế nào thì phải dẫn vào vấn đề như thế. Tránh lối viết mở bài mà không làm nổi bật được yêu cầu của đề. II. Thân bài 1. Khái quát về tác giả (phong cách sáng tác), tác phẩm, xuất xứ: (Phần này rất quan trọng vì trong đáp án của Bộ, học sinh làm tốt những yêu cầu này sẽ đạt 0,50 điểm; nếu các em đã đưa phần tác giả lên mở bài thì phần khái quát có thể không cần nữa; hoặc phần khái quát sẽ dùng để nói hoàn cảnh sáng tác) 2. Nội dung phân tích, cảm nhận: – Trong phần nội dung của bài làm, học sinh phải xác lập được các luận điểm chính rồi từ đó dựa vào các thao tác: chứng minh, bình luận, phân tích, cảm nhận để làm rõ luận điểm. – Nên viết đoạn văn theo lối diễn dịch để ý được rõ ràng, giám khảo chấm cũng dễ cho điểm. Đầu mỗi luận điểm, lùi bút vào 2 ô giấy để giám khảo dễ nhìn bố cục của mình hơn. – Đối với thơ hay truyện thì phải lấy nghệ thuật để phân tích phần nội dung (Nhất là phân tích thơ). – Khi hành văn, cần tránh những câu từ sáo rỗng. Cần viết thật cô đọng, giọng văn phải kết hợp được chất lý luận và suy tư cảm xúc. – Tránh gạch bỏ quá nhiều trong bài làm, làm bẩn bài làm sẽ gây phản cảm cho người chấm. – Để tăng chiều sâu cho bài viết, cần có sự so sánh, đối chiếu giữa nhân vật này, nhân vật kia, tác phẩm này, tác phẩm nọ. Cần đưa một số lời phê bình, nhận định văn học vào trong bài làm. Cần có dẫn chứng thêm ngoài tác phẩm. Những yếu tố vừa nói trên đây sẽ làm cho bài văn của các em thêm phong phú và có chiều sâu, chắc chắn sẽ được giám khảo cân nhắc mà cho điểm cao. 3. Phần tổng kết nghệ thuật: theo đáp án, trước khi kết bài sẽ có phần tổng kết nghệ thuật. Học sinh cần có đánh giá, nhận xét chung về nghệ thuật của tác phẩm. Thực ra phần nghệ thuật này đã nói trong khi chúng ta làm bài. Đây chỉ là bước đệm cuối cùng cho đủ bố cục bài văn. III. Kết bài: đánh giá chung về vấn đề. II. KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DẠNG 1: NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH MỘT Ý KIẾN, NHẬN ĐỊNH 1. Mở bài: Tùy theo yêu cầu của đề để có những hướng tiếp cận mở bài khác nhau. 2. Thân bài: 2.1. Giải thích: – Giải thích các thuật ngữ, các từ ngữ, hình ảnh khó hiểu trong nhận định. – Chốt vấn đề nghị luận: Như vậy, vấn đề cần bàn ở đây là gì? 22. Bàn luận: – Sử dụng các kiến thức lí luận văn học để lí giải vấn đề nghị luận. 8 Gv Nguyễn Thị Thanh Thư
  9. Trường THCS Bình Thạnh Giáo án bồi dưỡng HSG – Văn 8 – Trả lời cho câu hỏi “vì sao?” 2.3. Chứng minh: – Chọn chi tiết trong tác phẩm để làm rõ các biểu hiện của vấn đề nghị luận. (Phân tích) +Luận điểm 1: +Luận điểm 2: +Luận điểm 3: 2.4. Đánh giá: – Đánh giá tính đúng đắn của vấn đề nghị luận. – Bổ sung, phản biện lại vấn đề (Nếu có) 2.5. Liên hệ: 3. Kết bài. Rút ra bài học cho nhà văn trong quá trình vận dụng sáng tác và bạn đọc trong quá trình tiếp nhận. Khi làm bài, cần vận dụng linh hoạt các bước trên nhưng nhất thiết phải có đầy đủ các thao tác này để bài viết không bị mất điểm. DẠNG 2: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN TRÍCH/ TÁC PHẨM VĂN XUÔI A. MỞ BÀI - Giới thiệu vấn đề nghị luận - Trích dẫn nội dung nghị luận B. THÂN BÀI - Giới thiệu vài nét về tác giả (vị trí, phong cách ) - Khái quát chung về tác phẩm ( xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác ) - Làm rõ nội dung vấn đề nghị luận: + Từ ngữ đặc biệt + Dụng ý của tác giả - Làm rõ nghệ thuật trong đoạn trích/ tác phẩm + Cách dẫn truyện + Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo - Liên hệ mở rộng (nếu có) - Đánh giá chung về giá trị của đoạn trích/ tác phẩm C. KẾT BÀI - Khái quát lại cái hay, cái độc đáo của tác phẩm/ đoạn trích - Nêu cảm xúc, ấn tượng của bản thân về tác phẩm/ đoạn trích DẠNG 3: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ A. MỞ BÀI: - Khái quát vị trí của tác phẩm trong giai đoạn - Tóm tắt nội dung bài thơ, đoạn thơ - Trích dẫn bài thơ hoặc đoạn thơ B. THÂN BÀI: 1. Giới thiệu vấn đề: - Tác giả (vị trí, phong cách sáng tác đặc trưng ) - Tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh ) - Nội dung, đặc điểm nghệ thuật chính của đoạn thơ/ bài thơ 2. Làm rõ các vấn đề: (Làm rõ nội dung, tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (Phân tích theo từng câu, cặp câu, bám sát vào từ ngữ mang giá trị nghệ thuật trong từng câu thơ => làm nổi bật giá trị nghệ thuật, cái hay của bài thơ ) - Nôi dung: + Hình ảnh thơ + Từ ngữ đặc biệt 9 Gv Nguyễn Thị Thanh Thư
  10. Trường THCS Bình Thạnh Giáo án bồi dưỡng HSG – Văn 8 + Dụng ý của tác giả - Nghệ thuật: + Thể thơ, giọng điệu + Biện pháp tu từ + Hiệu quả của biên pháp tu từ - Mở rộng: + Những nét tương đồng + Tiến bộ hay hạn chế 3. Tổng hợp vấn đề: (Bình luận về giá trị của bài thơ, đoạn thơ. Cái hay, cái đẹp, giá trị tư tưởng mà nó mang lại cho người đọc. Kết hợp liên hệ so sánh với các cây bút khác để làm rõ nét riêng của tác phẩm) - Nội dung: + Thông điệp của tác giả + Những rung động cảm xúc - Nghệ thuật: + Ngôn ngữ và giọng điệu + Nét chung về phong cách C. KẾT BÀI: - Đánh giá về giá trị và vị trí của tác phẩm trong giai đoạn văn học - Nêu cảm xúc của bản thân về bài thơ/ đoạn thơ đó DẠNG 4: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT NHÂN VẬT/ MỘT NHÓM NHÂN VẬT TRONG ĐOẠN TRÍCH, TÁC PHẨM VĂN XUÔI. A. MỞ BÀI - Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả - Giới thiệu về tác phẩm (Đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật - Ấn tượng sâu sắc nhất về nhân vật là gì? B. THÂN BÀI - Tóm tắt tác phẩm - Khái quát vào truyện - Phân tích: lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, cử chỉ, hành động, nhận xét của các nhân vật khác về nhân vật đang được phân tích - Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm: + Nội dung: hiện thực, nhân vật + Nghệ thuật: điểm nhìn, tình huống truyện, tâm lí - Liên hệ, mở rộng (nếu có) C. KẾT BÀI - Đánh giá nhân đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc - Thông điệp mà tác phẩm gởi tới - Cảm nhận của bản thân về nhân vật *THỰC HÀNH LUYỆN ĐỀ 1/ VĂN HỌC VN TRƯỚC CM THÁNG TÁM ĐỀ 1: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: "Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. I. Mở bài: - Nêu tóm tắt nội dung tác phẩm Tắt đèn. - Nêu nhận xét của nhà văn Nguyễn Tuân: “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. - Khẳng định câu nói của Nguyễn Tuân là đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh. - Lấy đoạn trích Tức nước vỡ bờ để chứng minh. II.Thân bài: 1. Giải thích ý kiến: Giải thích tại sao với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”: 10 Gv Nguyễn Thị Thanh Thư
  11. Trường THCS Bình Thạnh Giáo án bồi dưỡng HSG – Văn 8 - Bối cảnh câu chuyện là mùa sưu thuế hằng năm ở nông thôn miền Bắc trước năm 1945. - Chế độ thuộc địa có thứ thuế dã man đánh vào đầu người. Đàn ông từ 18 tuổi trở lên phải đóng thuế. - Bọn cường hào ở địa phương dựa vào đó để sách nhiễu và đưa ra quy định phi lí là bắt người đã chết vẫn phải nộp thuế. - Chính sách thuế hà khắc dồn người nông dân nghèo vào đường cùng. Chị Dậu phải bán con, bán chó vẫn không đủ tiền nộp, cho nên chồng chị bị đánh đập, giam cầm. - “Con giun xéo lắm cũng quằn”, người bị áp bức bóc lột tất phải vùng lên. - Hành động chống trả của chị Dậu là tự phát nhưng nó là đốm lửa trong thảm cỏ khô, sẽ thổi bùng ngọn lửa phản kháng mãnh liệt để tự bảo vệ mình trước bạo lực cường quyền. - Vượt lên nỗi sợ cố hữu, giai cấp nông dân khi được Đảng giác ngộ sẽ vùng lên như chị Dậu. - Câu nói của Nguyễn Tuân chứng minh cho quy luật tức nước vỡ bờ, áp bức càng nặng nề thì đấu tranh càng dữ dội. 2. Chứng minh: * Hình ảnh của bọn lí dịch tay sai trong lúc “thi hành công vụ”: - Sự xuất hiện của chúng đồng nghĩa với tai hoạ, bởi chúng là công cụ đàn áp người nghèo của chế độ thực dân phong kiến. - Nhân vật cai lệ là một tên tay sai chuyên nghiệp mẫn cán và thành thạo trong việc đánh người, trói người. Hắn hống hách, tàn bạo, mất hết nhân tính. Hắn là sản phẩm do “nhà nước bảo hộ" đào tạo ra để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị. - Tên người nhà lí trưởng so với tên cai lệ thì chỉ đáng mặt đàn em, nhưng hắn cũng tàn nhẫn không kém. * Tức nước ắt phải vỡ bờ. - Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho bọn tay sai hành hạ, hoặc đứng lên chống lại chúng. Trước thái độ ngang ngược, bất nhân của chúng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt. - Lúc đầu, chị hạ mình van xin để mong hai tên tay sai động lòng thương mà tha cho anh Dậu. Đây là thái độ nhịn nhục của kẻ dưới, kẻ yếu. - Trước sự đểu giả và tàn bạo của tên cai lệ, chị liều mạng chống cự lại. Không thèm van xin nữa, chị cảnh cáo tên cai lệ: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Cách xưng hộ cho thấy chị đã nâng vị thế của mình lên ngang hàng với hắn. - Chị Dậu chửi mắng, thách thức tên cai lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem! Tư thế của chị Dậu là tư thế của kẻ trên. Sự căm giận, khinh bỉ đã lên tới tột độ, chị Dậu đã đánh lại lũ tay sai và đã thắng. - Hành động của chị Dậu xuất phát từ quy luật: Con giun xéo lắm cũng quằn. Mặc dầu tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh phản kháng tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. 3. Khái quát lại: - Đoạn trích không những chứng minh cho quy luật tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh, mà còn toát lên chân lí: Con đường của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh tự giải phóng. - Khi sáng tác Tắt đèn, Ngô Tất Tố chưa được giác ngộ cách mạng và tuy tác phẩm kết thúc bế tắc, nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã phát hiện ra ý nghĩa sâu sắc của hình tượng điển hình là chị Dậu và nhận xét rất đúng rằng: “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. III. Kết bài: Đánh giá, khái quát lại vấn đề nghị luận. ĐỀ 2. Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945. 11 Gv Nguyễn Thị Thanh Thư
  12. Trường THCS Bình Thạnh Giáo án bồi dưỡng HSG – Văn 8 Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn” và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” . Hãy làm sáng tỏ nhận định trên. *Gợi ý: Chứng minh làm rõ những phẩm chất của nhân vật chị Dậu, người phụ nữ nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến trước năm 1945 . - Giới thiệu khái quát tác giả , tác phẩm. - Tiểu thuyết Tắt đèn có nhiều nhân vật nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm Tắt đèn. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945. * Làm rõ những phẩm chất đáng quý của chị Dậu. - Chị Dậu là một người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết. + Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập hành hạ chết đi sống lại chị đã chăm sóc chồng chu đáo. + Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng. + Chị đau đớn đến từng khúc ruột khi phải bán con để có tiền nộp sưu - Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát: đứng trước khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị. - Chi Dậu là người phụ nữ thông minh sắc sảo: Khi bọn cai lệ định xông vào trói chồng, chị đã cố van xin chúng tha cho chồng nhưng không được. => chị đã đấu lý với chúng: “Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”. - Chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm. + Khi cai lệ và người nhà lí trưởng có hành động thô bạo với chị, với chồng chị, chị đã vùng lên quật ngã chúng. + Mặc dù điêu đứng với số tiền nộp sưu nhưng chị vẫn sẵn sàng ném nắm giấy bạc vào mặt tên quan phủ. => Đây chính là biểu hiện đẹp đẽ về nhân phẩm và tinh thần tự trọng *Đánh giá: Chị Dậu chính là biểu hiện đẹp đẽ về nhân phẩm của tinh thần tự trọng. -Yêu thương chồng con, thông minh sắc sảo, đảm đang tháo vát, có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm -Nhân vật chị Dậu toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết. -Hình tượng nhân vật chị Dậu là hình tượng điển hình của phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945. -Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố không chỉ là tác phẩn có giá trị hiện thực mà còn có giá trị nhân đạo sâu sắc, là tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Đề 3: Cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao. A/ Mở bài :Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Khái quát phẩm chất ( vẻ đẹp tâm hồn ) của nhân vật. (Nam Cao là một trong những cây bút hiện thực phê phán xuất sắc của làng văn học Việt Nam. Một cách rất gần gũi, truyện ngắn, tiểu thuyết của ông khiến người đọc nhiều thế hệ phải trăn trở, suy ngẫm khi bắt gặp những phận người, phận đời đầy éo le. Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên có lẽ đã khiến bao người phải xót xa, cảm thông nhưng cũng đầy trân trọng mỗi khi nghĩ về hay nhắc đến) B/ Thân bài : 1/ Cuộc đời, số phận của nhân vật lão Hạc: Lão Hạc người nông dân nghèo, lương thiện mà bất hạnh. - Lão Hạc cũng giống rất nhiều người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam thuở ấy khi phải chịu cái nghèo, cái đói dai dẳng. Nhưng lão Hạc cũng có hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. + Vợ lão chết sớm, gắng gượng sống trong cảnh gà trống nuôi con những mong con lớn, lấy vợ rồi làm ăn, xây cái nhà, mua mảnh vườn. 12 Gv Nguyễn Thị Thanh Thư