Ôn tập trắc nghiệm môn Sinh học 9
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập trắc nghiệm môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- on_tap_trac_nghiem_mon_sinh_hoc_9.docx
Nội dung text: Ôn tập trắc nghiệm môn Sinh học 9
- Ôn tập môn SINH HỌC 9 Câu 1. Để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp, biện pháp cần làm là: A. Không lạm dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng B. Cả 3 biện pháp nêu trên C. Dùng thuốc diệt cỏ để phòng trừ cỏ dại D. Tăng cường bón thật nhiều phân bón hoá học cho cây trồng Câu 2. Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có hiệu quả chính nào sau đây? A. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân B. Tăng cường công tác trồng rừng C. Phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá D. Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng ST, bảo vệ nguồn gen SV Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều động vật bị diệt vong là A. do sự săn bắn động vật bừa bãi. B. do sự thay đối của điều kiện khí hậu. C. do dân số tăng nhanh nên làm tăng nạn phá rừng. D. do nhu cầu của con người ngày càng tăng. Câu 4. Thời kì nguyên thuỷ, con người tác động vào môi trường tự nhiên như thế nào ? A. Việc sử dụng lửa nấu nưởng thức ăn, sưởi ấm, dồn thú để bán đã gây rừng, tác hại xấu đến môi trường, B. Con người hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên. C. Con người sinh sống bằng hái lượm và săn bắn. D. Giữa con người và môi trường tự nhiên đã thiết lập một mối quan hệ gắn bó. Câu 5. Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của A. Thử vũ khí hạt nhân B. Công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, việc thử vũ khí hạt nhân C. Nhà máy điện nguyên tử D. Công trường khai thác chất phóng xạ. Câu 6. Vì sao việc giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái? A. Bảo vệ tài nguyên thực vật rừng B. Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ được các loài sinh vật hoang dã và môi trường sống của chúng, là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái C. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật D. Bảo vệ các loại động vật hoang dã Câu 7. Chọn câu sai trong các câu sau đây: A. Mọi người và mọi quốc gia đều có trách nhiệm trong việc giữ gìn và cải tạo thiên nhiên B. Việc bảo vệ rừng và cây xanh có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyen sinh vật khác C. Thảm thực vật có tác dụng chống xói mòn đất, giữ ẩm cho đất. Thực vật còn là thức ăn và nơi ở cho nhiều loài sinh vật khác nhau D. Giữ gìn và cải tạo thiên nhiên chỉ là trách nhiệm của chính phủ các nước Câu 8. Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường? A. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường B. Trồng nhiều cây xanh C. Bảo quản và sử dựng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật D. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải 1/12
- Câu 9. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến ô nhiễm nguồn nước? A. Khí thải của các phương tiện giao thông B. Tiếng ồn của các loại động cơ C. Nước thải không được xử lí D. Động đất Câu 10. Nguồn ô nhiễm nhân tạo gây ra là do A. Hoạt động giao thông vận tải B. Đốt cháy nguyên liệu trong sinh hoạt C. Hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, đốt cháy nhiên liệu trong sinh hoạt . D. Hoạt động công nghiệp Câu 11. Biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất là: A. Giữ đất không nhiễm mặn, không bị khô hạn B. Làm tăng lượng mùn và nâng cao độ phì cho đất C. Trồng cây gây rừng để chống xói mòn đất D. Cả 3 biện pháp nêu trên đều đúng Câu 12. Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là: A. Chặt phá các khu rừng già để trồng lại rừng mới B. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa C. Tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng D. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia Câu 13. Để góp phần bảo vệ rừng, điều không nên là: A. Chấp hành tốt các qui định về bảo vệ rừng B. Tiếp tục trồng cây gây rừng, chăm sóc rừng hiện có C. Khai thác sử dụng nhiều hơn cây rừng và thú rừng D. Kết hợp khai thác hợp lí với qui hoạch phục hồi và làm tái sính rừng Câu 14. Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cần ngăn chặn hoạt động nào dưới đây? A. Săn bắt thú hoang dã, quí hiếm B. Trồng cây, gây rừng để tạo môi trường sống cho động vật hoang dã C. Xây dựng các khu bảo tồn, rừng đầu nguồn D. Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn Câu 15. Đối với những vùng đất trồng, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất là: A. Tiến hành chăn thả gia súc B. Cày xới để làm nương, rẫy sản xuất cây lương thực C. Làm nhà ở D. Trồng cây, gây rừng Câu 16. Các chất bảo vệ thực vật và những chất độc hoá học thường được tích tụ ở đâu ? A. Nước, không khí B. Đất, nước C. Đất, nưởc, không khí và trong cơ thể sinh vật D. Không khí, đất Câu 17. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì? A. Do hoạt động của con người gây ra và do 1 số hoạt động của tự nhiên. B. Do hoạt động của con người gây ra C. Do 1 số hoạt động của tự nhiên (núi lửa, lũ lụt ) D. Do con người thải rác ra sông 2/12
- Câu 18. Một số hoạt động gây ô nhiễm không khí như A. Cháy rừng, đun nấu trong gia đình B. Cháy rừng, phương tiện vận tải, đun nấu trong gia đình, sản xuất công nghiệp C. Cháy rừng, các phương tiện vận tải D. Phương tiện vận tải, sản xuất công nghiệp Câu 19. Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm môi trường nhất? A. Mặt trờiB. Khí đốtC. Than đáD. Dầu mỏ Câu 20. Nền nông nghiệp hình thành, con người phải sống định cư, dẫn đến nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành A. Khu sản xuất nông nghiệp B. Khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp. C. Khu dân cư D. Khu chăn thả vật nuôi. Câu 21. Tác động xấu của con người đối với môi trường tự nhiên A. Chặt phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên thiên nhiên B. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, săn bắt động vật hoang dã C. Săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng bừa bãi D. Chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt động vật hoang dã, khai thác tài nguyên thiên nhiên Câu 22. Suy giảm độ đa dạng của sinh học là nguyên nhân gây nên A. Làm ức chế hoạt động của các vi sinh vật B. Làm suy giảm hệ sinh thái rừng C. Mất cân bằng sinh thái D. Làm suy giảm tài nguyên sinh vật Câu 23. Ở xã hội công nghiệp xuất hiện nhiều vùng trồng trọt lớn là do A. Công nghiệp khai khoáng phát triển B. Nền nông nghiệp cơ giới hoá. C. Nền hoá chất phát triển D. Chế tạo ra máy hơi nước Câu 24. Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá mức là A. Nhiều loài trở về trạng thái cân bằng B. Nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng, mất cân bằng sinh thái C. Động vật mất nơi cư trú D. Môi trường bị ô nhiễm Câu 25. Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm: A. sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải B. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải C. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ Câu 26. Trong một hệ sinh thái, cây xanh là: A. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất B. Sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ C. Sinh vật phân giải D. Sinh vật sản xuất 3/12
- Câu 27. Sinh vật tiêu thụ bao gồm: A. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt B. Vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ C. Động vật ăn thịt và cây xanh D. Vi khuẩn và cây xanh Câu 28. Hoạt động nào sau đây là của sinh vật sản xuất: A. Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ B. Không tự tổng hợp chất hữu cơ C. Phân giải xác động vật và thực vật D. Tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp Câu 29. Cho sơ đồ lưới thức ăn sau đây: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn nói trên? A. Chuột là mắt xích chung trong lưới thức ăn B. Cáo không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn C. Có tất cả 8 chuỗi thức ăn D. Mỗi chuỗi thức ăn đều có 4 mắt xích Câu 30. Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ A. động vật ăn thịt và con mồi B. dinh dưỡng C. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải D. giữa TV với ĐV Câu 31. Nếu một nước có số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm trên 30% dân số, số lượng người già chiếm dưới 10%, tuổi thọ trung bình thấp thì được xếp vào loại nước có A. Tháp dân số giảm sútB. Tháp dân số phát triển C. Tháp dân số ổn địnhD. Tháp dân số tương đối ổn định Câu 32. Quần xã sinh vật là: A. Tập hợp các quần thể sinh vật cùng loài B. Tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên C. Tập hợp các cá thể sinh vật khác loài D. Tập hợp các sinh vật cùng loài Câu 33. Đặc điểm có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật là: A. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định B. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản C. Có số cá thể cùng một loài D. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật Câu 34. Điểm giống nhau giữa quần xã sinh vật và quần thể sinh vật là: A. Gồm các sinh vật khác loài B. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật C. Gồm các sinh vật trong cùng một loài D. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật 4/12
- Câu 35. Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào? A. Số lượng và thành phần loài trong quần xã B. Số lượng các loài trong quần xã C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã D. Thành phần loài trong quần xã Câu 36. Quần thể sinh vật là A. những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. B. tập hợp các các thể sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. C. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. D. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Câu 37. Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. B. Tập hợp cá rô phi đực cùng sống trong một ao. C. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè sống chung trong một ao. D. Tập hơp các cá thể chim sẻ sống ở 3 hòn đảo khác nhau. Câu 38. Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa A. . quyết định mức sinh sản của quần thể. B. làm cho kích thước quần thể giảm sút. C. làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể. D. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể. Câu 39. Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau? A. Mật độ quần thể tăng mạnh khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào. B. Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm, phụ thuộc và nguồn thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường. C. Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa. D. Vào các tháng mùa mưa trong năm số lượng muỗi giảm đi. Câu 40. Trong một quần xã sinh vật, loài đặc trưng là: A. Loài có tỉ lệ đực/ cái ổn định nhất. B. Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. C. Loài đóng vai trò quan trọng (số lượng lớn). D. Loài có số lượng cá thể cái đông nhất. Câu 41. Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật và thực vật bắt sâu bọ thuộc quan hệ khác loài nào sau đây? A. Kí sinh.B. Sinh vật ăn sinh vật khác. C. Cộng sinh.D. Cạnh tranh. Câu 42. Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là: A. Tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng. B. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa. C. Chặt phá các khu rừng già để trồng lại rừng mới. D. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia. Câu 43. Nguồn năng lượng dưới đây nếu được khai thác sử dụng sẽ không gây ô nhiễm môi trường là: A. Bức xạ mặt trờiB. Than đá C. Khí đốt thiên nhiênD. Dầu mỏ 5/12
- Câu 44. Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào? A. Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết. B. Không thể sống được. C. Khả năng sống bị giảm sau đó không phát triển bình thường. D. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. Câu 45. Nguyên nhân ô nhiễm không khí là do A. Đốn rừng để lấy đất canh tác. B. Săn bắt bừa bãi, vô tổ chức. C. Các chất thải do đốt cháy nhiên liệu: gỗ, củi, than đá, dầu mỏ. D. Các chất thải từ thực vật phân huỷ. Câu 46. Sinh vật tiêu thụ gồm những đối tượng nào sau đây? A. Động vật ăn thịt bậc 2, động vật ăn thực vật, thực vật. B. Thực vật, động vật ăn thịt bậc 2, động vật ăn thực vật. C. Động vật ăn thịt bậc 1, động vật ăn thịt bậc 2, thực vật. D. Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt bậc 1, động vật ăn thịt bậc 2. Câu 47. Khi nào các yếu tố đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một môi trường? A. Là nơi sinh vật có thể kiếm được thức ăn. B. Khi nơi đó không có ảnh hưởng gì đến đời sống của sinh vật. C. Khi nơi đó có đủ điều kiện thuận lợi về nơi ở cho sinh vật. D. Khi đó là nơi sinh sống của sinh vật. Câu 48. Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá mức là: A. Môi trường bị ô nhiễm. B. Nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng, mất cân bằng sinh thái. C. Nhiều loài trở về trạng thái cân bằng. D. Động vật mất nơi cư trú. Câu 49. Ở động vật hằng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào? A. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường. B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. C. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. D. Nhiệt độ cơ thể tăng hay giảm theo nhiệt độ môi trường. Câu 50. Cơ chế điều hòa mật độ quần thể phụ thuộc vào: A. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong. B. Khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. C. Mối tương quan giữa tỉ lệ số lượng đực và cái trong quần thể. D. Tuổi thọ của các cá thể trong quần thể. Câu 51. Rừng mưa nhiệt đới là: A. Một quần thể sinh vật.B. Một quần xã sinh vật. C. Một quần xã thực vật.D. Một quần xã động vật. Câu 52. Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh: A. Tài nguyên khoáng sảnB. Tài nguyên sinh vật C. Tài nguyên đấtD. Tài nguyên rừng Câu 53. Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái? A. Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên. B. Gần điểm gây chết trên. 6/12
- C. Ở điểm cực thuận. D. Gần điểm gây chết dưới. Câu 54. Hệ sinh thái lớn nhất trên quả đất là: A. Biển B. Các hệ sinh thái hoang mạc C. Rừng mưa nhiệt đới D. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng Câu 55. Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? A. Nhóm sinh vật biến nhiệt.B. Nhóm sinh vật hằng nhiệt. C. Nhóm sinh vật ở nước.D. Nhóm sinh vật ở cạn. Câu 56. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là: A. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái. B. Làm giảm lượng nước gây khô hạn. C. Phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu. D. Gây ô nhiễm môi trường. Câu 57. Quần thể là một tập hợp cá thể có A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng ss tạo thế hệ mới B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới Câu 58. Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là A. ngoại cảnhB. nơi sinh sống của quần thể C. ổ sinh tháiD. môi trường sống Câu 59. Những đặc điểm đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác là: A. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh và tử B. Hôn nhân, giới tính, mật độ C. Văn hóa, giáo dục, mật độ, sinh và tử D. Giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hóa Câu 60. Đặc điểm của hình tháp dân số trẻ là gì? A. Đáy rộng, cạnh tháp hơi xiên và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong trung bình, tuổi thọ trung bình khá cao B. Đáy rộng, cạnh tháp hơi xiên và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp C. Đáy rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp D. Đáy không rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp. Câu 61. Tháp dân số già có đặc điểm là: A. Đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao B. Đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. C. Đáy rộng, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. 7/12
- D. Đáy trung bình, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. Câu 62. Đặc điểm của hình tháp dân số trẻ là gì? A. Đáy không rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp. B. Đáy rộng, cạnh tháp hơi xiên và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong trung bình, tuổi thọ trung bình khá cao C. Đáy rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp D. Đáy rộng, cạnh tháp hơi xiên và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp Câu 63. Tháp dân số già có đặc điểm là: A. Đáy rộng, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. B. Đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao C. Đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. D. Đáy trung bình, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. Câu 64. Trong quần xã loài ưu thế là loài: A. Có số lượng ít nhất trong quần xã B. Phân bố nhiều nơi trong quần xã C. Có số lượng nhiều trong quần xã D. Có vai trò quan trọng trong quần xã Câu 65. Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây? A. Khống chế sinh họcB. Hỗ trợ giữa các loài C. Hội sinh giữa các loàiD. Cạnh tranh giữa các loài Câu 66. Lưới thức ăn là: A. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ sinh dưỡng với nhau B. Gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung C. Gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên D. Gồm một chuỗi thức ăn Câu 67. Tại sao có thể coi một giọt nước lấy từ ao hồ là 1 hệ sinh thái? A. Vì nó chứa nhiều động vật thủy sinh. B. Vì thành phần chính là nước. C. Vì nó chứa nhiều ĐV, TV và vi sinh vật. D. Vì nó có hầu hết các yếu tố của một hệ sinh thái. Câu 68. Câu nào sau đây là không đúng? A. Hệ sinh thái là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường mà nó tồn tại B. Các hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra và phục vụ cho mục đích của con người C. Hệ sinh thái là 1 cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, là 1 hệ thống mở tự điều chỉnh D. Các hệ sinh thái nhân tạo có nguồn gốc tự nhiên Câu 69. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là A. Gây ô nhiễm môi trường. B. Phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu. 8/12
- C. Làm giảm lượng nước gây khô hạn. D. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái. Câu 70. Nguyên nhân gây cháy nhiều khu rừng thời nguyên thuỷ là do A. Con người dùng lửa để lấy ánh sáng B. Con người đốt lửa dồn thú dữ vào các hố sâu để bắt . C. Con người dùng lửa để nấu nướng thức ăn . D. Con người dùng lửa sưởi ấm . Câu 71. Nguồn tài nguyên khoáng sản được con người tận dụng khai thác nhiều nhất ở giai đoạn nào? A. Xã hội công nghiệpB. Cả A và B đều đúng C. Xã hội nông nghiệpD. Thời kì nguyên thủy Câu 72. Săn bắt động vật hoang dã quá mức dẫn đến hậu quả A. Mất nơi ở của sinh vật. B. Mất nhiều loài sinh vật. C. Mất cân bằng sinh thái và mất nhiều loài sinh vật D. Mất cân bằng sinh thái. Câu 73. Hoạt động nông nghiệp đem lại lợi ích gì trong xã hội nông nghiệp? A. Tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt B. Tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi C. Tích luỹ thêm nhiều giống vật nuôi D. Hình thành các hệ sinh thái trồng trọt Câu 74. Ở xã hội nông nghiệp hoạt động cày xới đất canh tác làm thay đổi đất và nước tầng mặt nên A. Đất bị khô cằn B. Đất khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. C. Xói mòn đất D. Đất giảm độ màu mỡ Câu 75. Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá mức là A. Động vật mất nơi cư trú B. Nhiều loài trở về trạng thái cân bằng C. Môi trường bị ô nhiễm D. Nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng, mất cân bằng sinh thái Câu 76. Chọn câu có nội dung đúng trong các câu sau đây? A. Việc đốt phá rừng bừa bãi của con người gây nhiều hậu quả xấu B. Con người không gây ô nhiễm môi trường C. Con người chế tạo được máy hơi nước ở giai đoạn nông nghiệp D. Trong XH công nghiệp, con người mở rộng diện tích rừng hơn so với TK nguyên thủy Câu 77. Nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng sinh thái là do: A. Hoạt động của núi lửaB. Cả A và B C. Hoạt động của con ngườiD. Hoạt động của sinh vật Câu 78. Để góp phần bảo vệ tốt môi trường, một trong những điều cần thiết phải làm là: A. Sử dụng càng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng B. Tăng cường chặt, đốn cây phá rừng và săn bắt thú rừng C. Hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh D. Tận dụng khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản 9/12
- Câu 79. Thế nào là ô nhiễm môi trường? A. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các t/ chất vật lí, hoá học, sinh học thay đổi B. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác C. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn D. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí thay đổi Câu 80. Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của A. Nhà máy điện nguyên tử B. Thử vũ khí hạt nhân C. Công trường khai thác chất phóng xạ. D. Công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện ng/tử, việc thử vũ khí hạt nhân Câu 81. Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu do các chất thải như A. Xác chết của các sinh vật, nước thải từ các bệnh viện B. Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các bệnh viện C. Phân, rác, nước thải sinh hoạt D. Phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải từ các bệnh viện Câu 82. Khi nào các yếu tố đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một môi trường? A. Là nơi sinh vật có thể kiếm được thức ăn. B. Khi nơi đó có đủ điều kiện thuận lợi về nơi ở cho sinh vật. C. Khi đó là nơi sinh sống của sinh vật. D. Khi nơi đó không có ảnh hưởng gì đến đời sống của sinh vật. Câu 83. Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng? A. Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác. B. Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên. C. Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên. D. Vì con người có tư duy, có lao động. Câu 84. Cây thông mọc riêng rẽ nơi quang đãng thường có tán rộng hơn cây thông mọc xen nhau trong rừng vì: A. Cây có nhiều chất dinh dưỡng và phần ngọn của cây nhận nhiều ánh sáng. B. Ánh sáng mặt trời chiếu được đến các phía của cây. C. Ánh sáng mặt trời tập trung chiếu vào cành cây phía trên. D. Cây có nhiều chất dinh dưỡng. Câu 85. Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là A. Sinh sản. B. Định hướng di chuyển trong không gian. C. Kiếm mồi. D. Nhận biết các vật. Câu 86. Lá cây ưa sáng có đặc điểm hình thái như thế nào? A. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh nhạt. B. Phiến lá rộng, màu xanh sẫm. C. Phiến lá dày, rộng, màu xanh nhạt. D. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh sẫm. Câu 87. Quá trình quang hợp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ mtr nào? A. 250-350.B. 10 0- 400 C. 200- 300.D. 0 0- 400. 10/12
- Câu 88. Ở nhiệt độ quá cao (cao hơn 400C) hay quá thấp (00C) các hoạt động sống của hầu hết các loại cây xanh diễn ra như thế nào? A. Các hạt diệp lục được hình thành nhiều. B. Quang hợp giảm thiểu và ngưng trệ, hô hấp ngưng trệ C. Quang hợp tăng – hô hấp tăng. D. Quang hợp giảm.– hô hấp tăng. Câu 89. Đặc điểm cấu tạo của động vật vùng lạnh có ý nghĩa giúp chúng giữ nhiệt cho cơ thể chống rét là: A. Cơ thể có lông dày và dài hơn (ở thú có lông). B. Đệm thịt dưới chân dày. C. Có chi dài hơn. D. Chân có móng rộng. Câu 90. Quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên cùng có lợi là mối quan hệ? A. Ký sinh.B. Cạnh tranh.C. Cộng sinh.D. Hội sinh Câu 91. Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ? A. Ký sinh.B. Cạnh tranh.C. Cộng sinh.D. Hội sinh Câu 92. Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường là đặc điểm của mối quan hệ khác loài nào sau đây? A. Ký sinh.B. Cạnh tranh.C. Hội sinhD. Cộng sinh. Câu 93. Các sinh vật cùng loài có quan hệ với nhau như thế nào? A. Cộng sinh và cạnh tranh.B. Kí sinh, nửa kí sinh. C. Hỗ trợ và cạnh tranh.D. Hội sinh và cạnh tranh. Câu 94. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng “tự tỉa” ở thực vật là mối quan hệ gì? A. Ký sinh.B. Cộng sinh.C. Cạnh tranh.D. Hội sinh Câu 95. Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ? A. Làm tăng thêm sức thổi của gió. B. Làm tăng thêm sự xói mòn của đất C. Giảm bớt sức thổi của gió, hạn chế sự đổ của cây. D. Làm cho tốc độ gió thổi dừng lại, cây không bị đổ. Câu 96. Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì? A. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn C. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn D. Tiềm năng sinh sản của loài. Câu 97. Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển? A. Tỉ lệ sinh cao B. Số lượng cá thể trong quần thể ổn định C. Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh D. Đáy tháp rộng Câu 98. Mật độ của quần thể động vật tăng khi nào? A. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, B. Khi khu vực sống của quần thể mở rộng. C. Khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào. D. Khi có sự tách đàn của một số cá thể trong quần thể. 11/12
- Câu 99. Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là: A. 40/60B. 50/50C. 70/30D. 75/25 Câu 100. Tập hợp cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng. B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung trong một ao. C. Tập hợp các cây ngô (bắp) trên một cánh đồng. D. T/hợp các cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng, chuột chũi đang sống trên một cánh đồng. Câu 101. Quần thể người có đặc trưng nào sau đây khác so với quần thể sinh vật? A. Thành phần nhóm tuổiB. Đặc trưng kinh tế xã hội. C. Tỉ lệ giới tínhD. Mật độ Câu 102. Mục đích của việc thực hiện Pháp lệnh dân số ở Việt Nam là A. Bảo đảm chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội B. Nâng cao dân trí cho người có thu nhập thấp C. Bảo vệ môi trường không khí trong lành D. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản của quốc gia HẾT 12/12