Kế hoạch bài dạy Âm nhạc Lớp 1 đến 5 - Tuần 29 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Toan

doc 16 trang hatrang 24/08/2022 8140
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Âm nhạc Lớp 1 đến 5 - Tuần 29 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Toan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_am_nhac_lop_1_den_5_tuan_29_nam_hoc_2021_20.doc

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Âm nhạc Lớp 1 đến 5 - Tuần 29 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Toan

  1. Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 TUẦN 29 Thứ hai ngày 04 tháng 04 năm 2022 Âm nhạc 1 Tiết 29: - ÔN TẬP BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT - NHẠC CỤ - TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: HÁT THEO CÁCH RIÊNG CỦA MÌNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực âm nhạc - Bước đầu HS hát đúng cao độ, trường độ bài Chúc mừng sinh nhật. - Biết hát kết hợp vận động múa phụ họa đơn giản cho bài hát, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát - HS chơi được nhạc cụ gõ và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Chúc mừng sinh nhật - Bước đầu biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá. 2. Năng lực chung - Biết thể hiện bài hát với giọng tự nhiên, tư thế phù hợp. Hát hòa giọng với nhạc đệm và có biểu cảm bài hát. - Bước đầu cảm nhận được bản nhạc, biết gõ đệm hoặc vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát - Biết chuẩn bị đồ dùng học tập, biết hợp tác, chia sẻ với bạn và giải quyết các nhiệm vụ được giao. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho học sinh để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. - Biết tôn trọng, yêu thương cha mẹ, người lớn tuổi và nhớ được ngày sinh của mình. - Giáo dục học sinh biết quan tâm và yêu thương mọi người. - Yêu thích ca hát và yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên - Máy tính, sách giáo khoa Âm nhạc, Bài giảng PP, Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ. - Tập một số động tác vận động cho bài Chúc mừng sinh nhật - Kế hoạch dạy học và kế hoạch bài dạy 2. Học sinh - Máy tính, điện thoại, SGK Âm nhạc 1, thanh phách, nhạc cụ tự làm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN SINH 1. Khởi động - Kết nối (2') - GV cho HS khởi động bằng bài hát Chúc mừng - HS thực hiện sinh nhật kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng theo nhạc. GV: Nguyễn Thị Toan 1 Trường Tiểu học Bắc Sơn
  2. Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 - GV nhận xét - HS lắng nghe 2. Luyện tập - Thực hành (8’) * Ôn tập bài hát Chúc mừng sinh nhật - GV cho học sinh hát nghe lại bài hát kết hợp vỗ - HS thực hiện theo hướng tay nhịp nhàng. dẫn - GV làm mẫu cho HS quan sát - HS chú ý quan sát, thực - GV cho HS hát cùng nhạc đệm từ một đến hai hiện theo hướng dẫn lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái. - GV đàn và yêu cầu HS lắng nghe để nhận biết - HS lắng nghe và hát câu giai điệu và trình bày lại câu hát. hát đó Ví dụ: Cuộc đời sẽ thêm tươi đẹp vì những khúc ca và đóa hoa. - Thực hiện tương tự với câu hát khác. - GV sửa chỗ sai (nếu có) cho HS. - HS lắng nghe và sửa sai nếu có - GV cho HS hát kết hợp vận động: HS luyện tập - HS quan sát, lắng nghe để một số động tác theo hướng dẫn của GV : thực hiện theo hướng dẫn của GV Câu hát Động tác Mừng ngày sinh một Nghiêng người sang bên đóa hoa phải, vỗ tay theo nhịp Mừng ngày sinh một Nghiêng người sang bên khúc ca trái, vỗ tay theo nhịp Mừng ngày đã sinh Hai bàn tay xòe ra phía cho cuộc đời một trước, cùng đưa sang bên bông hoa xinh rực phải rồi bên trái nhịp rỡ nhàng. Cuộc đời em là đóa Áp bàn tay phải lên ngực hoa trái Cuộc đời em là khúc Áp bàn tay trái lên ngực ca trái GV: Nguyễn Thị Toan 2 Trường Tiểu học Bắc Sơn
  3. Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 Cuộc đời sẽ thêm Hai bàn tay đưa vòng lên tươi đẹp vì những cao theo vòng tròn, ngược khúc ca và đóa hoa chiều nhau, đến cuối câu thì đưa hai tay ra trước, ngửa lòng bàn tay, nhún chân vào cuối câu hát. - GV cho HS tập trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, tốp ca, đồng ca - GV cho một vài HS có năng khiếu trình bày lại - HS trình bày - GV cho luyện tập theo nhóm bằng các hình thức: Cá nhân và cả nhóm - GV mời một vài nhóm lên trình bày và nhận xét - HS luyện tập theo tuyên dương nhóm,cá nhân - GV nhận xét - HS trình bày theo: Cá 3. Hình thành kiến thức mới (15') nhân và cả nhóm * Nhạc cụ - HS lắng nghe Thể hiện tiết tấu Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ: Gv làm mẫu sau đó hướng dẫn Hs chơi tiết tấu, sử dụng nhạc cụ tem-bơ-rin hoặc trống - HS quan sát và lắng nghe -Gv làm mẫu sau đó hướng dẫn Hs chơi tiết tấu, sử dụng động tác tay chân. - HS quan sát và lắng nghe - GV cho các nhóm luyện tập và thể hiện tiết tấu. - HS luyện tập Ứng dụng đệm cho bài hát : Chúc mừng sinh nhật - HS vừa gõ đệm vừa hát cả - GV cho HS vừa gõ đệm vừa hát cả bài Chúc bài Chúc mừng sinh nhật mừng sinh nhật GV: Nguyễn Thị Toan 3 Trường Tiểu học Bắc Sơn
  4. Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 - HS luyện tập theo cá - GV cho HS luyện tập (gõ đệm, hát) theo hình nhân,nhóm,cặp thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm. - HS trình bày theo hướng - GV có thể phân công nhóm A gõ đệm, nhóm B dẫn hát và đổi lại. - HS lắng nghe - GV nhận xét * Trải nghiệm và khám phá: Hát theo cách riêng của mình - HS quan sát, lắng nghe - GV làm mẫu: GV vừa đàn, vừa hát Ngày sinh nhật rất vui tương ứng với cao độ Mi Son Mi La Son. - GV vừa đàn vừa hát ứng với cao độ Pha La Pha Si La. - HS luyện tập - GV cho HS luyện tập : GV đàn cao độ Son Si Son Đô Si và yêu cầu HS hát Ngày sinh nhật rất vui tương ứng với cao độ này. - HS thực hiện - GV cho HS thực hiện tương tự với cao độ La Đô La Rê Đô hoặc với cao độ khác. - HS xung phong thực hiện - GV cho HS xung phong hát Ngày sinh nhật rất - HS lắng nghe thể lệ trò vui với cao độ bất kì. chơi để tham gia chơi - GV cho HS chơi trò chơi đóng vai là các con vật. Ví dụ : Nếu đóng vai chú chó, phải thực hiện yêu cầu hát Ngày sinh nhật rất vui thì âm thanh sẽ như thế nào. HS xung phong thực hiện. Tương - HS trả lời tự như thế khi đóng vai với chú gà. - HS lắng nghe, ghi nhớ 4. Vận dụng - Trải nghiệm (5’) ?Tiết học hôm nay các em học nội dung gì ? - GV chốt lại mục tiêu của bài học GV: Nguyễn Thị Toan 4 Trường Tiểu học Bắc Sơn
  5. Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 - Khen ngợi các em có ý thức hát và vận động theo tiếng đàn chính xác, đặc biệt là những HS có tinh thần xung phong - Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học trong và chuẩn bị bài cho tiết học sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU NỘI DUNG (Nếu có): Thứ ba ngày 05 tháng 04 năm 2022 Âm nhạc 2 Tiết 29: ÔN TẬP BÀI HÁT: TÌNH BẠN VẬN DỤNG – SÁNG TẠO: VỖ TAY VỚI NHỊP ĐỘ KHÁC NHAU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực âm nhạc - Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Tình bạn. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát gõ đệm, vận dụng đơn giản. - Chơi nhạc cụ Tem - bơ – rin, chuông và động tác tay, chân thể hiện được tiết tấu, biết ứng dụng đệm cho bài hát Tình bạn. 2. Năng lực chung - Biết tham gia vào các hoạt động tập thể. - Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất - Biết đoàn kết, yêu quý bạn bè, không phân biệt, chia rẽ các bạn. - Rèn luyện đức tính chăm chỉ và tự giác trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên - Đàn phím điện tử, sách giáo khoa Âm nhạc 2, Bài giảng PP, máy tính, nhạc cụ trai-en-gô, thanh phách, trống nhỏ. 2. Học sinh - SGK, nhạc cụ gõ - Máy tính, điện thoại . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN SINH GV: Nguyễn Thị Toan 5 Trường Tiểu học Bắc Sơn
  6. Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 1. Khởi động - Kết nối (2') - Cho HS hát vận động theo nhạc bài Múa vui - HS thực hiện - GV nhận xét, giới thiệu nội dung bài học. - HS nghe 2. Luyện tập - Thực hành (15’) * Ôn tập bài hát: Tình bạn - GV cho HS nghe lại bài hát kết hợp vỗ tay nhịp - HS nghe kết hợp vỗ tay. nhàng. - GV cho HS hát cùng nhạc đệm 1-2 lần, tập lấy hơi - Luyện tập thể hiện sắc và thể hiện sắc thái. thái bài hát. - GV bắt nhịp cho HS hát kết hợp gõ phách Tình bạn thân bên nhau ta xây khung trời mơ ước - HS thực hiện theo HD x x x x x xxx + GV hướng dẫn HS tập hát đối đáp. - HS tập hát đối đáp. Người hát Câu hát HS nữ Tình bạn thân . khung trời mơ ước. HS nam Tình bạn thân . Tiến về phía trước. HS nữ Tình bạn vui vang lên cho yêu đời. HS nam Sẽ mãi mang muôn vàn yêu thương. - HS luyện tập - GV nhận xét, sửa sai ( nếu có). - HS thực hiện theo sự HD - GV đổi lại giữa Nam- Nữ của GV + Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vận động. Câu hát Động tác Câu 1 Hai tay vắt chéo đặt lên ngực, hai tay mở rộng sang hai bên Câu 2 Cầm tay bạn bên cạnh người nghiêng sang bên trái, sau đó sang phải để hết câu hát Câu 3 Hai bàn tay chụp lại để phía dưới cằm, hai tay đẩy sang trái, đẩy sang phải. Câu 4 Hai bàn tay chụm lại thành hình trái tim đặt trước ngực, hai tay đưa từ ngực ra - HS trình bày. bên ngoài mở rộng ra bên ngoài - HS luyện tập. - GV gọi một vài học sinh có năng khiếu trình bày lại - HS sáng tạo thể hiện động - Cho HS Luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân. tác của mình. - Khuyến khích HS sáng tạo những động tác phù hợp và hay hơn - HS nghe, ghi nhớ - GV giáo dục cho HS biết đoàn kết, yêu quý bạn bè, không phân biệt, chia rẽ các bạn và biết giúp đỡ nhau trong học tập. *Vận dụng – sáng tạo: Vỗ tay với nhịp độ khác nhau ( 8’) GV: Nguyễn Thị Toan 6 Trường Tiểu học Bắc Sơn
  7. Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 - GV làm mẫu cho HS quan sát: Cách vỗ tay với âm - HS nghe, quan sát thanh to nhỏ khác nhau - GV hướng dẫn luyện tập: + Tổ 1: Vỗ tay với nhịp độ nhanh(2 bàn tay để rất gần nhau) + Tổ 2: Vỗ tay với nhịp độ nhanh vừa(2 bàn tay để gần nhau) + Tổ 3: Vỗ tay với nhịp độ chậm vừa( 2 bàn tay để hơi xa nhau) - HS theo dõi GV làm + Tổ 4: Vỗ tay với nhịp độ chậm ( 2 bàn tay để xa mẫu, thực hiện theo HD nhau) - Trò chơi vỗ tay theo kí hiệu bàn tay: - GV cho HS chơi trò chơi: Vỗ tay theo kí hiệu bàn - HS nghe và làm động tác tay, GV giơ một ngón tay thì nhóm 1 vỗ tay, GV giơ như GV hướng dẫn. hai ngón tay nhóm 2 vỗ tay tương tự các nhóm còn lại. GV nắm tay lại thì tất cả im lặng. GV xòe bàn tay lên và vẫy thì cả 4 nhóm cùng vỗ tay. - GV cho cả lớp cùng chơi trò chơi - HS chơi trò chơi - GV gọi HS xung phong lên điều khiển trò chơi - HS lên bảng vận động phù hợp với nhịp độ - GV có thể cho các nhóm chơi tại chỗ, để xem thi - Các nhóm lên bảng tham đua cách chơi nhiệt tình giữa các nhóm. gia trò chơi. - GV nhận xét và tuyên dương - HS lắng nghe và ghi nhớ. 3. Vận dụng - Trải nghiệm (5’) - GV chốt lại mục tiêu của tiết học, khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, nghe nhạc và cảm nhận âm nhạc tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn. - HS nghe và thực hiện. - Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU NỘI DUNG (Nếu có): GV: Nguyễn Thị Toan 7 Trường Tiểu học Bắc Sơn
  8. Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 Thứ tư ngày 06 tháng 04 năm 2022 Âm nhạc 3 TIẾT 29: - TẬP VIẾT CÁC NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực âm nhạc - Tập biểu diễn một số bài hát đã học. - Tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc 2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác - Thể hiện âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc 3. Phẩm chất - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên - Máy tính, hình ảnh minh hoạ, thiết bị âm thanh, nhạc cụ gõ, nhạc cụ tự làm. 2. Học sinh - Sách âm nhạc, thanh phách, vở ghi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động - Kết nối (2') Gọi HS hát lại bài Tiếng hát bạn bè mình - HS thực hiện 2. Hình thành kiến thức mới (15') Néi dung 1: Ghi nhớ các nốt nhạc trên khuông HS ghi bài GV yêu cầu HS kẻ một khuông nhạc trên bảng con - Tổ 1 viết nốt Đô - Rê -Mi – Pha – Son – La – Si ở hình nốt trắng. HS thực hiện theo yêu cầu của GV - Tổ 2 viết nốt Đô - Rê -Mi – Pha – Son – La – Si ở hình nốt đen. - Tổ 3 viết Đô - Rê -Mi – Pha – Son – La – Si ở hình nốt móc đơn. - Tổ 4 viết Đô - Rê -Mi – Pha – Son – La – Si ở hình nốt móc kép. HS trình bày kết quả GV kiểm tra đánh giá bài làm của một số HS và nhận xét tuyên dương từng tổ. GV: Nguyễn Thị Toan 8 Trường Tiểu học Bắc Sơn
  9. Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 3. Luyện tập - Thực hành (8’) Néi dung 2: Trò chơi âm nhạc: GV giơ bàn tay làm khuông nhạc, xoè 5 ngón tay HS theo dõi tượng trưng cho 5 dòng kẻ nhạc. Cho HS đếm ngón út là dòng 1, ngón nhẫn dòng2, ngón giữa dòng 3, ngón trỏ dòng 4 và ngón cái dòng 5. - GV hỏi ngón út, dòng 1 có nốt nhạc gì? - HS trả lời nốt Mi ( Với các nốt khác cũng thực hiện tương tự) - Cho HS đếm thứ tự các khe và vị trí của các nốt HS thực hiện nhạc ở các khe. - GV giơ bàn tay, HS làm theo. Khi GV hỏi nốt Mi, rồi nốt Son, nốt La ở đâu. HS chỉ vào ngón tay của HS thực hiện mình. - Gọi 1-2 HS đứng lên thực hiện 1-2 em thực hiện - Cho HS tập viết nốt nhạc trên khuông HS tập viết - GV hướng dẫn HS kẻ hai khuông nhạc. Sau đó đọc HS thực hiện chậm tên từng nốt ở 4 ô nhịp đầu trong bài Con chim non để HS tập viết nốt nhạc ( không viết gạch nhịp và hoá biểu) - Khi HS viết xong, GV nói các em đã chép một số HS tự so sánh kết quả trong nốt nhạc trong bài Con chim non. GV kiểm tra, đánh tập bài hát 3 giá. 4. Vận dụng - Trải nghiệm (5’) HS về nhà tập viết nốt nhạc trên khuông nhạc và ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay. HS ghi nhớ IV. ĐIỀU CHỈNH SAU NỘI DUNG (Nếu có): Thứ năm ngày 07 tháng 04 năm 2022 Âm nhạc 4 TIẾT 29: - ÔN TẬP BÀI HÁT: THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN - TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 8 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: GV: Nguyễn Thị Toan 9 Trường Tiểu học Bắc Sơn
  10. Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 1. Năng lực âm nhạc - Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2 - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ - HS đọc đúng nhạc và hát lời ca bài TĐN số 8 (trích bài Bầu trời xanh). 2. Năng lực chung - Biết hát hòa giọng, kết hợp vận động phụ họa bài hát - Biết sử dụng nhạc cụ khi gõ 3. Phẩm chất - Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên - Đàn phím điện tử, sách giáo khoa Âm nhạc , Bài giảng PP, máy tính, nhạc cụ trai-en-gô, thanh phách, trống nhỏ. 2. Học sinh - SGK, nhạc cụ gõ - Máy tính, điện thoại . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động - Kết nối (2') - Giáo viên: Cho HS quan sát tranh - HS quan sát ? Từ những hình ảnh trên em nhớ đến bài hát - Bài hát Thiếu nhi thế giới liên nào? hoan - GV yêu cầu cả lớp hát lại bài hát - HS thực hiện - GV nhận xét, sửa sai ( nếu có) 2. Hình thành kiến thức mới (15') * Hoạt động 1: Ôn bài hát Bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan. - GV cho hs nghe lại Bài hát Thiếu nhi thế - HS lắng nghe giới liên hoan. - GV yêu cầu HS ôn lại lời 1 bài hát - Cả lớp hát - GV cho HS luyện tập theo tổ, nhóm hát - Tổ, nhóm luyện tập. - GV nhận xét, sửa sai ( nếu có) * Học lời 2 Bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan - GV cho hs nghe lời 2 ? Giai điệu lời 1 có giống lời 2 không? - HS nhẩm theo lời 2 - HS: Giai điệu lời 1 và lời 2 - GV ở điệp khúc lời ca giống lời 1 “ Vui liên giống nhau hoan yêu đời” - GV cho hs đọc lời ca 1 lần - HS đọc lời ca - GV yêu cầu cả lớp hát - HS thực hiện theo yêu cầu của - GV nhận xét sửa sai (nếu có) GV - GV cho HS hát ghép cả bài( lời 1 lời 2) - HS hát cả bài. GV: Nguyễn Thị Toan 10 Trường Tiểu học Bắc Sơn
  11. Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 - GV cho HS hát theo cách hát lĩnh xướng và - 1 HS hát: Ngàn dặm xa thái hoà giọng bình - Cả lớp hát: Vui liên hoan đời * Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm vận động phụ họa. * GV yêu cầu HS hát và kết hợp gõ đệm theo - HS làm theo yêu cầu của GV nhịp. Ngàn dặm xa khôn ngăn anh em kết đoàn - HS thực hiện x x x x * Hát kết hợp vận động cơ thể - GV yêu cầu HS thực hiện 4 động tác - Cả lớp thực hiện theo hướng Động tác 1: Giậm chân dẫn của GV Động tác 2: Vỗ tay Động tác 3: Vỗ vào đùi Động tác 4: Búng tay - GV nhận xét - HS lắng nghe * Hát kết hợp vận động phụ họa cho bài hát: - GV hướng dẫn từng động tác - HS làm theo hướng dẫn của GV - GV cho HS đứng tại chỗ nhún chân nhịp - Cả lớp vận động nhàng - GV yêu cầu 5 HS lên bảng thực hiện - HS thực hiện - GV động viên HS biết hát kết hợp vận động - Lắng nghe ghi nhớ. cơ thể phụ họa cho bài hát, kĩ năng biểu diễn mạnh dạn, tự tin. 3. Luyện tập - Thực hành(8’) TĐN số 8 Bầu trời xanh. * GV giới thiệu: Đây là bài TĐN số 8 Bầu trời xanh ? Bài TĐN được viết ở nhịp gì? - HS: Viết ở nhịp 2/4 ? Bài TĐN có những tên nốt nhạc nào? - Nốt: Đô-Rê-Mi-Son-La. - GV cho HS luyện cao độ bài TĐN số 8 - HS luyện tập cao độ - GV cho HS đọc cao độ qua ký hiệu bàn tay - HS đọc theo hướng dẫn của giáo viên điều khiển GV ? Bài TĐN số 8 có những hình nốt nào - HS đen, trắng, móc đơn - GV cho HS luyện tập tiết tấu bài TĐN - HS luyện tập tiết tấu * TĐN: - GV chia Bài TĐN ra làm 2 câu - HS quan sát - GV cho HS đọc tên nốt nhạc - HS đọc theo HD của GV - GV cho HS đọc cao độ từng câu. - HS đọc cao độ GV: Nguyễn Thị Toan 11 Trường Tiểu học Bắc Sơn
  12. Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 - GV đàn giai điệu từng câu - HS đọc nhạc từng câu - GV cho HS đọc nhạc toàn bài - HS đọc nhạc toàn bài - GV cho HS ghép lời - HS ghép lời - GV cho HS đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ - HS đọc nhạc, ghép lời và gõ đệm theo phách đệm theo phách - GV cho tổ 1 đọc nhạc,t ổ 2 ghép lời và - Tổ đọc nhạc và ghép lời theo ngược lại. tổ luân phiên. - GV nhận xét. 4. Vận dụng - Trải nghiệm (5’) - Giúp học sinh nhớ lại nội dung bài học ? Em học nội dung gì? - HS: Ôn bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan, -TĐN số 8 - GV đàn cho HS hát lại bài hát - HS hát theo hướng dẫn của - Nhắc học sinh về tập biểu diễn bài hát GV - Chuẩn bị cho giờ học sau * Kết luận: Học sinh đã biết hát đúng lời ca, - HS nghe và lĩnh hội. giai điệu biết kết hợp tốt phụ họa bài hát. - Biết đọc cao độ và trường độ bài TĐN Thứ sáu ngày 08 tháng 04 năm 2022 Âm nhạc 5 Tiết 29: ÔN HÁT: DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ - TĐN SỐ 7: EM TẬP LÁI Ô TÔ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực âm nhạc - Thể hiện bài hát Dàn đồng ca mùa hạ với tính chất vui tươi, trong sáng. - Nêu được cảm nhận về tính chất âm nhạc, nội dung, ý nghĩa của bài hát và biết hát với các hình thức khác nhau. Rút ra được thái độ của bản thân qua chủ đề được học. - Đọc đúng giai điệu và lời ca bài Tập đọc nhạc số 7, thể hiện được tính chất vui tươi, hồn nhiên. - Biết vận dụng, sáng tạo để gõ đệm hoặc vận động cơ thể cho bài Tập đọc nhạc số 7 Em tập lái ô tô 2. Năng lực chung - Biết thể hiện bài hát một mình và hát với hình thức tốp ca, đồng ca, song ca - Đọc đúng cao độ, trường độ kết gõ đệm theo bài TĐN số 7. GV: Nguyễn Thị Toan 12 Trường Tiểu học Bắc Sơn
  13. Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 - Thể hiện và cảm thụ giai điệu, tiết tấu, tính chất, sắc thái của bài TĐN; ứng dụng gõ đệm cho bài TĐN. - Năng lực chung: tự chủ, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo trong học tập bài TĐN. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng đọc nhạc; tinh thần trách nhiệm, biết chia sẻ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên - Tranh, ảnh minh họa bài Tập đọc nhạc số 7, động tác phụ họa cho bài Dàn đồng ca mùa hạ. - Đàn phím điện tử, sách giáo khoa Âm nhạc 5, Bài giảng PP, máy tính, nhạc cụ trai-en-gô, thanh phách, trống nhỏ. 2. Học sinh - SGK, nhạc cụ gõ - Máy tính, điện thoại . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động - Kết nối (2') - Yêu cầu HS hát bài Dàn đồng ca mùa hạ theo nhiều hình thức (tập thể, nhóm, cá - HS thực hiện vận động theo nhân ) và hát đúng tính chất vui tươi, trong nhạc. sáng của bài; vừa hát vừa bộc lộ cảm xúc. 3. Luyện tập - Thực hành (8’) - Hướng dẫn HS thực hiện âm hình tiết tấu . - Quan sát và thực hiện Đọc: đen đen đen lặng Gõ: - Gõ tiết tấu, đọc thầm trong đầu, không đọc thành tiếng. - Thực hiện - Sử dụng nhạc cụ gõ để đệm được cho bài hát -Luyện tập hình tiết tấu theo Dàn đồng ca mùa hạ với tiết tấu đã được luyện hướng dẫn kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát. GV: Nguyễn Thị Toan 13 Trường Tiểu học Bắc Sơn
  14. Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 tập ( ) hoặc biết vận động cơ thể (vỗ tay, giậm chân, búng ngón tay ) theo tiết tấu đệm cho bài hát. - GV cho HS sử dụng thanh phách, trống nhỏ - HS thực hiện tự áp dụng gõ đệm cho bài Dàn đồng ca mùa hạ theo âm hình tiết tấu đã học: - HS vừa hát vừa gõ đệm theo hình thức: nhóm - Nhóm luyện tập. hát, nhóm gõ đệm. * Vận dụng hát kết hợp vận động cơ thể (vỗ tay, giậm chân, búng ngón tay ) theo cách sau: -Thực hiện luyện tập gõ đệm theo bài hát. - HS hoạt động cá nhân và thảo luận theo nhóm. * Sáng tạo: Khuyến khích HS tự nghĩ ra động - HS theo dõi, lắng nghe, tác vận cơ thể. nhận xét bạn. - Cho HS chia sẻ cảm xúc sau bài học, nêu lại nội dung ý nghĩa của bài hát và rút ra bài học về thái độ của bản thân qua chủ đề được học (tình yêu với thiên nhiên, tinh thần lạc quan yêu cuộc sống; tinh thần học tập hợp tác, có trách nhiệm, biết chia sẻ ). 3. Hình thành kiến thức mới (15') Tập đọc nhạc số 7: Em tập lái ô tô Vui tươi, nhí nhảnh - Quan sát bài TĐN - HS xung phong TL: 1. Giới thiệu bài TĐN -Bài TĐN viết ở nhịp 2 - GV cho HS quan sát bài TĐN số 7 . gồm có 8 ô nhịp. 4 ? Bài TĐN số 7 viết ở nhịp mấy, gồm bao nhiêu -Hình nốt đen, móc đơn. GV: Nguyễn Thị Toan 14 Trường Tiểu học Bắc Sơn
  15. Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 ô nhịp. -HS trả lời ? bài được viết ở những hình nốt gì? ? Trong nhịp 2/4 một móc đơn bằng bao nhiêu phách, một phách bằng mấy móc đơn? - HS chỉ ra tên nốt nhạc 2. Tập nói tên nốt nhạc - HS nói tên nốt ở khuông thứ nhất. - GV chỉ từng nốt ở khuông 2 - HS luyện đọc cao độ 3. Luyện tập cao độ 4. Luyện tập tiết tấu Âm hình 1: Âm hình 2: Đơn đơn đen - HS lắng nghe - GV gõ tiết tấu làm mẫu. - HS gõ tiết tấu - Cho HS gõ lại tiết tấu - HS đọc - GV làm mẫu cách đọc tiết tấu kết hợp gõ phách. - Chỉ định HS 1- 2 HS đọc tiết tấu kết hợp gõ phách 5. Tập đọc từng câu - Lắng nghe - GV đàn giai điệu cả bài. -Vui tươi, nhí nhảnh. ? Em hãy nêu tính chất bài TĐN? - GV hướng dẫn HS tập đọc từng câu nhạc thể hiện cho đúng tính chất của bài. - Cả lớp đọc câu 1 - Đọc câu 1: GV đàn câu thứ nhất 3 lần, lần thứ nhất các em lắng nghe, lần 2 và 3 các em đọc nhẩm theo. - GV bắt nhịp và đàn để HS đọc câu 1 - HS thực hiện - HS xung phong đọc - 1-2 HS thực hiện - Cả lớp đọc câu 1, GV lắng nghe(sửa sai nếu có) - HS đọc câu 2 - Đọc câu thứ hai tương tự 6. Tập đọc cả bài - HS đọc nhạc ghép lời ca - GV đàn giai điệu cả bài, ghép lời ca . HS đọc nhạc hoà theo, vừa đọc vừa gõ tiết tấu. GV: Nguyễn Thị Toan 15 Trường Tiểu học Bắc Sơn
  16. Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 - HS xung phong đọc. - HS đọc cả bài, GV lắng nghe (không đàn) -YC cá nhân đọc bài - HS lắng nghe - GV nhận xét –tuyên dương. 4. Vận dụng - Trải nghiệm (5’) - HS biết sử dụng nhạc cụ gõ để đệm hoặc nghĩ - Các nhóm trình bày cách gõ ra động tác vận động cơ thể cho bài TĐN số 7 hoặc vận động. Em tập lái ô tô. - HS thảo luận - Cho các nhóm thảo luận, tự thực hiện tiết nhạc thứ nhất. - Cả lớp thực hiện theo cách - GV cho HS đánh giá, lựa chọn cách gõ hoặc gõ hoặc vận động phù hợp vận động nào phù hợp nhất thì chọn và cho cả được chọn. lớp thực hành cả bài TĐN. * Củng cố: Cho HS chia sẻ cảm xúc sau bài học (cảm xúc yêu thích hay không, sự hợp tác trong học tập ). - Ghi nhớ. - Chuẩn bị cho giờ học sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU NỘI DUNG (Nếu có): Bắc Sơn ngày tháng 04 năm 2022 Ký duyệt GV: Nguyễn Thị Toan 16 Trường Tiểu học Bắc Sơn