Giáo án Sinh học 9 - Tiết 49: Kiểm tra một tiết kỳ II - Năm học 2020-2021

doc 7 trang hatrang 7220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 9 - Tiết 49: Kiểm tra một tiết kỳ II - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_9_tiet_49_kiem_tra_mot_tiet_ky_ii_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Giáo án Sinh học 9 - Tiết 49: Kiểm tra một tiết kỳ II - Năm học 2020-2021

  1. Tiết 49 KIỂM TRA GIỮA KỲ Ngày soạn: 22 /03/2021 Ngày giảng: 25/03/2021. Kiểm diện lớp 9: / , vắng: I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Sau bài kiểm tra học sinh.(Biết, hiểu và vận dụng KT) - Biết được biểu hiện của thoái hoá giống và những hoạt động của con người ảnh hưởng đến MT. - Biết được nguyên nhân đã làm đất bị thoái hóa, biết được độ đa dạng trong một quần xã sinh vật và hiểu được thế nào là quần thể; quần xã. - Hiểu được Hiểu được dấu hiệu và đặc trưng của quần thể - Giải thích vì sao không dùng con lai F1(lai kinh tế) để làm giống. - Hiểu được thế nào là quần thể, quần xã lấy được cho ví dụ - Viết lưới thức ăn? cho biết các thành phần trong lưới thức ăn. - Giải thích cây trồng gần cửa sổ trong nhà thì cây sẽ vươn ra ngoài cửa. 2. Kỹ năng: Sau bài kiểm tra học sinh có. - Kỹ năng trình bày bài viết. - Vận dụng kiến thức lý thuyết để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. 3. Thái độ: Sau bài kiểm tra học sinh có. - Cẩn thận, nghiêm túc, trung thực trong làm bài kiểm tra. 4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. - Phẩm chất: Tự chủ, trách nhiệm - Năng lực: tự gỉải quyết vấn đề và sáng tạo, tính toán, trình bày. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Trắc nghiệm 30% Tự luận 70%
  2. III. XÂY DỰNG MA TRẬN Nhận biết Thông hiểu Cộng Vận dụng tổng Tên chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL - Biết được - Hiểu được Hiểu được -Vận dụng Giải thích Các loại môi K/n môi nhân tố sinh lựa chọn cây trồng trường chủ yếu trường là gì. thái là gì? Có nhóm cây gần cửa sổ Chương I: của sinh vật - Hiểu được những loại trồng phù trong nhà Sinh vật và - Hoạt động môi trường nhân tố sinh hợp với khu thì cây sẽ môi trường của con người sống của thái nào? Ví vực trồng. vươn ra ảnh hưởng đến các vi sinh dụ - Trồng cây ngoài cửa. MT. vật sống ở nơi - Biết phân biệt - Hiểu nhiều a/s có được loại cây được tập tác dụng cây. trồng ưa bóng hợp quần xã K/n môi trường sinh vật: là gì. Số câu C4;6,2 C1,7; 11 C13 C9;10,12 C16 11C Số điểm 0.75đ 0.75đ 2.0đ 0.75đ 1.0đ 5,25đ Tỉ lệ 0,75% 0,75% 20% 0,75% 10% 50,25% Biết được Độ Biết được Hiểu được Biết phân Viết được đa dạng trong Thế nào là dấu hiệu và biệt chuỗi lưới t/ă các Chương II: một quần xã quần thể; đặc trưng thức ăn có 2 thành phần Hệ sinh thái sinh vật . quần xã. của quần thành phần lưới t/ăn thể chính. Số câu C5 C14 C8 C3 C17 5C Số điểm 0.25đ 3.0đ 0.25đ 0.25đ 1.0đ 4,75đ Tỉ lệ 0,25% 30% 0,25% 0,25% 10% 40,75% .
  3. 4C 1C 4C 1C 4C 1C 1C 1.0đ 3.0đ 1.0đ 2.0đ 1.0đ 1.0đ 1.0đ Tổng cộng 10% 30% 10% 10% 10% 10% 10% 10đ 100% 40% = 4.0đ 30% = 3.0đ 20% = 2.0đ 10% = 1.0đ V/ ĐỀ BÀI: A/ TRẮC NGHIỆM:( Mỗi câu đúng 0.25đ) Câu 1: Môi trường sống của vi sinh vật là: a. Đất, nước và không khí b. Đất, nước, không khí và cơ thể sinh vật c. Đất, không khí và cơ thể động vật d. Không khí, nước và cơ thể thực vật Câu 2: Loại cây nào sau đây là cây ưa bóng? a. Cây xương rồng b. Cây phượng c. Cây mít d. Cây lá lốt Câu 3: Sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất trong một chuỗi thức ăn: a. Thực vật b. Vi sinh vật c. Động vật d. Động vật và thực vật. Câu 4: Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là: a. Đất, nước, trên mặt đất- không khí b. Đất, trên mặt đất- không khí c. Đất, nướcvà sinh vật d. Đất, nước, trên mặt đất- không khí và sinh vật .
  4. Câu 5: Độ đa dạng trong một quần xã sinh vật được biểu hiện bởi đặc điểm: a.Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã. b.Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã. c.Sự chênh lệch tỉ lệ đực, cái giữa các quần thể trong một quần xã. d.Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát. Câu 6: Hoạt động nào sau đây của con người không ảnh hưởng đến môi trường? a. Săn bắn b. Chiến tranh c. Hái lượm d. Đốt rừng Câu 7 : Môi trường là: a. Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật b. Các yếu tố của khí hậu tác động lên sinh vật c. Tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật d. Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm Câu 8 : Dấu hiệu nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể: a. Tỉ lệ giới tính. b. Thành phần nhóm tuổi. c. Mật độ cá thể. d. Độ đa dạng. Câu 9 : Các cành phía dưới của các cây ưa sáng trong rừng thường bị rụng sớm vì a. Các cành này tổng hợp được ít chất hữu cơ. b. Khả năng thoát hơi nước kém hơn nên cành sớm khô và rụng. c. Khả năng hút nước kém hơn nên cành sớm khô và rụng. d. Dễ bị sâu bệnh. Câu 10 : Cây sống ở nơi nhiều ánh thường có đặc điểm là: a. Lá to và màu nhạt. b. Lá to và màu sẫm. c. Lá nhỏ và màu nhạt. d. Lá nhỏ và màu sẫm. Câu 11: Tập hợp nào sau đây là quần xã sinh vật:
  5. a. Bầy khỉ sống trong rừng. b. Các sinh vật trong rừng nhiệt đới c. Đàn voi trong rừng châu Phi. d. Đồi cọ. Câu 12: Loài thực vật dưới đây thuộc nhóm ưa sáng: a. Cây lúa b. Cây ngô c. Cây khoai d. Cây lúa, cây ngô, khoai, sắn. B/ TỰ LUẬN 13/(2.0đ) Câu 2: Nhân tố sinh thái là gì? Có những loại nhân tố sinh thái nào? Ví dụ? 14/(3.0đ) Thế nào là quần thể sinh vật, quần xã sinh vật? cho ví dụ? 15/(1.0đ) Viết lưới thức ăn? cho biết các thành phần trong lưới thức ăn? 16/(1.0đ) Giải thích cây trồng gần cửa sổ trong nhà thì cây sẽ vươn ra ngoài cửa? VI/ ĐÁP ÁN: A/ TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng 0.25đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 b d a d a c c d a c b d
  6. B/ TỰ LUẬN C Đáp án Điểm Câu Nhân tố sinh thái là gì? Có những loại nhân tố sinh thái nào? Ví dụ - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật. - Các nhân tố sinh thái có thể xếp thành 2 loại chính là các nhân tố vô sinh và các 1đ Câu 1 nhân tố hữu sinh; trong đó nhóm nhân tố hữu sinh lại chia thành nhân tố con người và nhân tố các sinh vật khác. 1đ Ví dụ: - Nhân tố vô sinh: ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, - Nhân tố con người: kĩ thuật chăm sóc, khói bụi, rác thải, - Nhân tố các sinh vật khác: quan hệ giữa các sinh vật với nhau. a/ Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài. 1,5đ - Sinh sống trong khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định Câu 2 - Có khả năng giao phối và sinh sản tạo thành những thế hệ mới. b/ Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc các loài khác 1,5đ nhau. - Cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. - Chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau, tạo thành thể thống nhất ( Mối quan hệ dinh dưỡng ). Câu 3. Viết lưới thức ăn? cho biết các thành phần trong lưới thức ăn? 1đ HS viết đầy đủ 3 thành phần của lưới thức ăn bao gồm: SVSX - SVTT - SVPG Câu 4 Giải thích cây trồng gần cửa sổ trong nhà thì cây sẽ vươn ra ngoài cửa 0.5đ -Vì cây có chất diệp lục (màu xanh) hấp thụ các tia ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ. - Nên khi trồng cây trong nhà gần cữa sổ thì cây sẽ nghiên về phía có ánh sáng, nên 0.5đ cây vươn ra ngoài
  7. VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: HS làm bài Hoạt động 2: Thu bài Hoạt động 3: GV nhận xét giờ kiểm tra Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà: Đọc trước bài tiếp theo Ngày tháng . năm 2021 Xét duyệt của CM