Đề tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt 5 - Đề 10 (Có đáp án)

docx 4 trang hatrang 7681
Bạn đang xem tài liệu "Đề tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt 5 - Đề 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_tuyen_sinh_vao_lop_6_mon_tieng_viet_5_de_10_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt 5 - Đề 10 (Có đáp án)

  1. Đề tuyển sinh vào lớp 6 Môn: Tiếng Việt- Đề 10 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1. (1 điểm) Điền tr hay ch vào chỗ chấm ( .) - Quyết .í - .í tuệ - tập .ung - .ế tạo - hát èo Câu 2. (2 điểm) Cho các từ sau: phẳng phiu, phẳng lặng, tươi tắn, tươi tỉnh, tốt đẹp, đẹp đẽ, nhanh nhẹn, nhanh nhạy, săn bắn, chôm chôm. Xếp các từ trên vào 2 nhóm cho thích hợp: Từ láy Từ ghép . . . . Câu 3. (1 điểm) Xác định Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu dưới đây: a. Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng đến sáng. b. Trong lớp, Nam và các bạn đang học nhóm. Câu 4. (1 điểm) Đặt câu theo yêu cầu: a. Đặt 1 câu có 1 dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ. b. Đặt một câu có sử dụng quan hệ từ thể hiện mối quan hệ tăng tiến. Câu 5. (2 điểm) Bản em trên chóp núi 1
  2. Sớm bồng bềnh trong mây Sương rơi như mưa giội Trưa mới thấy mặt trời. Cây pơ-mu đầu dốc Im như người lính canh Ngựa tuần tra biên giới Rừng đỉnh đồi hí vang. Hai khổ thơ trên có những hình ảnh nào so sánh? Các hình ảnh so sánh đó góp phần diễn tả nội dung thêm sinh động như thế nào? Câu 6. (3 điểm) Mùa xuân, mùa của ngàn hoa khoe sắc, mùa của lộc biếc chồi xanh, mùa của én bay, mùa của những cơn mưa dịu dàng . Em đã từng say sưa ngắm cảnh sắc tươi đẹp của mùa xuân, hãy tả lại: Đáp án & Thang điểm Câu 1. - Quyết chí - trí tuệ - tập trung - chế tạo - hát chèo Câu 2. - Từ láy: Phẳng phiu, tươi tắn, đẹp đẽ, nhanh nhẹn, chôm chôm. 2
  3. - Từ ghép: phẳng lặng, tươi tỉnh, tốt đẹp, nhanh nhạy, săn bắn. Câu 3. a) Đêm ấy (TN1),/ bên bếp lửa hồng (TN2),/ cả nhà (CN) / ngồi luộc bánh chưng đến sáng (VN). b) Trong lớp (TN),/ Nam và các bạn (CN)/ đang học nhóm (VN). Câu 4. a) An, Bình và Chi / cùng ở tổ 3. b) Không những Hồng Anh học giỏi mà bạn ấy rất ngoan ngoãn. Câu 5. Hai khổ thơ trên có hai hình ảnh so sánh: Hình ảnh: “Sương rơi như mưa giội” Hình ảnh: “Cây pơ-mu đầu dốc Im như người lính canh” + Hình ảnh so sánh thứ nhất làm người đọc thấy cái khốc liệt, cái gian khổ của bản làng quê em. Sương mới rơi đã như mưa giội. Vậy mưa rừng còn dữ dội đến dâu? + Hình ảnh thứ hai làm người đọc hình dung sự cần mẫn, cứng cỏi của người lính tuần tra biên giới. Nhìn cây pơ-mu thấy người lính canh. Người lính canh hiên ngang và cần mẫn vì cuộc sống bình yên của Tổ quốc như thấy cây pơ-mu. Cả hai hình ảnh so sánh làm ý thơ thêm cụ thể, sinh động. Câu 6. a. Mở bài: Giới thiệu cảnh mùa xuân b. Thân bài: - Tả bao quát: Bầu trời (mây, mặt trời, gió ) - Tả chi tiết: + Cây cối đâm chồi nảy lộc + Các loài hoa đặc trưng của mùa xuân (đào, mai, ) 3
  4. + Hoạt động chim chóc + Hoạt động của con người c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về mùa xuân 4