Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 - Năm học 2021-2022 môn Sinh học - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh THPT Năng Khiếu

docx 2 trang Phương Ly 05/07/2023 2140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 - Năm học 2021-2022 môn Sinh học - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh THPT Năng Khiếu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_nam_hoc_2021_2022_mon_sinh_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 - Năm học 2021-2022 môn Sinh học - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh THPT Năng Khiếu

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS & THPT LƯƠNG THẾ VINH NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC 9 THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT MÃ ĐỀ 101 (Đề thi gồm 04 trang) I. TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM): Học sinh chọn một câu trả lời đúng và tô vào phiếu trả lời. Câu 1: Đôi khi đột biến gen từ có hại lại trở thành có lợi cho cơ thể sinh vật vì nguyên nhân nào? A. Đột biến có lợi. B. Do thiên tai. C. Do môi trường. D. Do vi khuẩn. Câu 2: Prôtêin có mấy bậc cấu trúc? A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 3: Loại đột biến gen nào chỉ làm thay đổi một axit amin trong phân tử prôtêin? A. Thêm một cặp nu. B. Mất một cặp nu. C. Thay thế một cặp. D. Thêm hai cặp nu. Câu 4: ADN được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố: A. C, H, O, N, P. B. C, H, O, N, S, P. C. C, H, O, N, S. D. C, Cu, Na, O, S. Câu 5: Hội chứng Tớcnơ ở nữ do mất 1 NST giới tính X, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là: A. 48. B. 47. C. 46. D. 45. Câu 6: ADN là tên viết tắt của: A. axit xalixilic. B. axit ribônuclêic. C. axit đêôxiribônuclêic. D. axit glutamic. Câu 7: Bản chất của enzim là: A. axit nuclêic. B. prôtêin. C. gluxit. D. lipit. Câu 8: rARN là thành phần chính cấu tạo nên: A. ribôxôm. B. lưới nội chất. C. ti thể. D. lạp thể. Câu 9: Các axit amin trong protein liên kết với nhau bằng: A. các liên kết cộng hóa trị. B. các liên kết hiđrô. C. các liên kết peptit. D. các liên kết ion. Câu 10: Yếu tố nào quy định tính đặc thù của mỗi loại ADN? 1. Số lượng nuclêôtit trong ADN. 2. Kích thước của ADN. 3. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong ADN. 4. Thành phần các loại nuclêôtit trong ADN. Số ý đúng là: A. 3. B. 1. C. 2. D. 4 Câu 11: Trong phân tử ADN mạch kép, số đơn phân: A. X = A. B. G = A. C. G = X. D. G = T. Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây không phải là sự giống nhau giữa prôtêin và axit nuclêic? A. Đều được tổng hợp từ khuôn mẫu ADN. B. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. C. Mỗi đơn phân đều chứa các nguyên tố: C, H, O, N. D. Đều có tính đa dạng và đặc thù. Câu 13: Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: Trong quá trình tổng hợp prôtêin, cứ trên phân tử mARN tương ứng với một axit amin trong phân tử prôtêin. A. 2 nuclêôtit. B. 3 nuclêôtit. C. 1 nuclêôtit. D. 4 nuclêôtit. Câu 14: Nếu cho hai loại giao tử n + 1 và n thụ tinh với nhau, hợp tử sẽ phát triển thành thể: A. Một nhiễm. B. Hai nhiễm. C. Ba nhiễm. D. Bốn nhiễm. Câu 15: Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây? A. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. Câu 16: Nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện đột biến về số lượng NST là: A. Do rối loạn cơ chế phân li NST ở kỳ sau của quá trình phân bào. B. Do NST nhân đôi không bình thường. C. Do sự phá huỷ thoi vô sắc trong phân bào. D. Do không hình thành thoi vô sắc trong phân bào. Câu 17: Khi phân tích trình tự các đoạn trên NST số 2 của 4 dòng ruồi giấm ở các vùng địa lí khác nhau, người ta thu được kết quả như sau: Dòng A B C D Trình tự các đoạn trên NST 12345678 14322678 15432678 154322678 Trang 1/2 - Mã đề 101
  2. Giả sử, dòng A là dòng gốc. Nếu mỗi dòng chỉ phát sinh từ một dòng trước đó bằng một đột biến. Hãy xác định trình tự xuất hiện và tên từng dạng đột biến của các dòng. A. A → D → B → C B. D → A → B → C A. C → A → D → B A. A → C → D → B Câu 18: Gen D bị đột biến ở 1 cặp nuclêôtit tạo thành gen d. Gen D và gen d có chiều dài bằng nhau. Hãy cho biết dạng đột biến xảy ra đối với gen D. A. Đột biến thay thế. B. Đột biến thêm một cặp nuclêôtit. C. Đột biến mất một cặp nuclêôtit. D. Đột biến nhiễm sắc thể. Câu 19: Dưa hấu không hạt, nho không hạt là ứng dụng của dạng đột biến nào? A. Đa bội lẻ. B. Thể ba nhiễm. C. Thể một nhiễm. D. Đa bội chẵn. Câu 20: Trong các dạng đột biến sau đây, có bao nhiêu dạng chỉ làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên NST mà không làm thay đổi hình thái NST? (1) Đột biến gen. (2) Đột biến đảo đoạn NST. (3) Đột biến mất đoạn NST. (4) Đột biến thể ba nhiễm. (5) Đột biến lặp đoạn NST. A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM): Học sinh trình bày câu trả lời của mình vào giấy kiểm tra. Bài 1: a) Cho biết các axit amin tương ứng với các bộ ba trên mARN như sau: acginin - XGU, valin - GUU, prôlin - XXU, xistêin - UGU, alanin - GXU. Hãy xác định cấu trúc đoạn mạch 2 ADN và chuỗi axit amin tương ứng với đoạn mARN được tổng hợp từ mạch 2 của ADN. Biết rằng trong quá trình phiên mã tại vị trí nuclêôtit số 20 xảy ra đột biến thay thế X - G thành G - X. Mạch 1 (ADN) 1 4 8 10 15 20 - TGT - GTT - XXT - XGT - XGT - XGT - XGT - Mạch 2 (ADN) Đoạn mARN Chuỗi axit amin b) Quan sát Hình 1, Hình 2 dưới dây và cho biết tên loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ở mỗi hình. Phân biệt hai loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể này về cơ chế hình thành và hậu quả của chúng. Bài 2: Bộ nhiễm sắc thể của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp nhiễm sắc thể (kí hiệu I, II, III, IV, V). Khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện ba thể đột biến (kí hiệu a, b, c, d, e). Khi phân tích tế bào học ba thể đột biến đó thu được kết quả như sau: Số lượng NST đếm được ở từng cặp Thể đột biến I II III IV V a 2 2 1 2 2 b 2 2 2 0 2 c 3 2 2 2 2 d 3 3 3 3 3 e 4 4 4 4 4 a) Hãy cho biết tên các dạng đột biến với các thể đột biến tương ứng. b)Ở thể đột biến a và c được hình thành từ những loại giao tử nào? c) Thể dột biến nào được dùng để tạo ra cây trồng không hạt? Vì sao? * HẾT * Trang 2/2 - Mã đề 101