Đề ôn tập hè cho học sinh Lớp 10 môn Sinh học - Năm học 2020-2021

doc 10 trang hatrang 29/08/2022 4600
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập hè cho học sinh Lớp 10 môn Sinh học - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_on_tap_he_cho_hoc_sinh_lop_10_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2020_2.doc

Nội dung text: Đề ôn tập hè cho học sinh Lớp 10 môn Sinh học - Năm học 2020-2021

  1. SỞ GD & ĐT ĐỀ ÔN TẬP HÈ CHO HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN SINH 10 Thời gian làm bài : 90 phút; (Đề có 86 câu) (Đề có 10 trang) Họ tên : Số báo danh : Mã đề 101 Câu 1. Khi nghiên cứu lượng ARN virus và kháng nguyên, hai loại kháng thể IgG và IgM xuất hiện trong cơ thể người bị nhiễm Sars CoV2, người ta xây dựng được đồ thị sau: Cho các nhận định sau: I.Kháng thể có bản chất là axit nucleoic giống như ARN. II.Các đơn phân cấu tạo lên kháng thể là các axit amin, chúng liên kết với nhau bằng liên kết peptide. III.Một bệnh nhân, khi xét nghiệm kháng thể thì phát hiện trong máu có cả IgG và IgM, có nhiều khả năng bệnh nhân đó đang trong giai đoạn hồi phục. IV.Những người đã tiêm vaccine hoặc nhiễn Sars CoV2 thì trong máu sẽ có IgG. Số nhận định đúng là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 2. Người ta đưa 3 loại vi khuẩn A, B, C vào trong các ống nghiệm không đậy nắp với môi trường phù hợp, vô trùng. Sau 48 giờ nuôi cấy người ta người ta thấy vi khuẩn phân bố ở các ống như hình vẽ dưới đây Khi nói về các vi khuẩn trên, phát biểu nào đúng? A. Vi khuẩn C có thể sống vi hiếu khí. B. Vi khuẩn C có thể sống kị khí bắt buộc. C. Vi khuẩn A sống hiếu khí bắt buộc. D. Vi khuẩn B sống kị khí bắt buộc. Câu 3. Đặc tính sinh lý và cấu trúc của vi khuẩn được dùng phổ biến làm đích tác dụng của thuốc nhằm phát triển các loại thuốc diệt khuẩn hiệu quả mà ít gây hại cho các tế bào người là A. Thành phần cấu tạo riboxom. B. Thành phần màng sinh chất. C. Đường phân. D. Nhu cầu Oxi. Trang 1/10 - Mã đề 101
  2. Câu 4. Endorphin là 1 chất giảmđau tự nhiên do tuyến yên và các tế bào não khác tiết ra.Khi chất này liên kết vào thụ thể của nó trên bề mặt các tế bào nã, endorphin làm giảm đau và tạo cảm giác khoan khoái.Morphin là thuốc có hiệu quả giảm đau tương tự và cũng liên kết vào thụ thể của endorphin. Cho các nhận định sau: I.2 phân tử này có kích thước giống nhau. II.2 phân tử này có khối lượng phân tử như nhau. III.phân tử này là đồng phân của nhau. IV.2 phân tử này có hình dạng không gian giống nhau. V.2 phân tử này điện tích giống hệt nhau. Số nhận định giải thích đúng tại sao cả 2 chất endorphin và morphin đều có thể liên kết vào thụ thể của endorphin là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 5. Phần lớn các đại phân tử sinh học được tạo ra do sự trùng phân các tiểu phần có kích thước nhỏ.Loại đường đa phân( polysacarit) cấu trúc chính của bộ xương ngoài ở côn trùng là polyme.Cho các phát biểu: I.Nó là sản phẩm polyme hóa của glucozơ. II.Nó chứa các nguyên tử C,H,O và N. III.Nó có cấu trúc giống với xenlulozơ IV.Trong công nghiệp, người ta có thể dùng nó để sản xuất glucosamin. V.Polyme này cũng được tìm thấy ở thành tế bào của nhiều loài nấm. Số phát biểu sai về loại polysacarit là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 6. Dưới đây là sơ đồ nhân lên của virut chứa ADN, X là gì ADN virut ¾ I¾® mARN virut ¾ I¾I ® ADN virut ¯III ¯ IV X ¾V¾® Virut new A. Protein của capsit. B. ARN polymerase. C. ADN polymerase. D. Enzim ligara. Câu 7. Capsome là: A. đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit của virut. B. vỏ bọc ngoài virut. C. đơn phân của axit nucleic cấu tạo nên lõi virut. D. lõi của virut. Câu 8. Nhiệt độ mà vi sinh vật sinh trưởng mạnh nhất được gọi là. A. Nhiệt độ tối ưu B. Nhiệt độ tối thiểu C. Nhiệt độ tối đa D. Nhiệt độ trung bình Câu 9. Câu nào sau đây là đúng khi nói về nuôi cấy không liên tục? A. Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật, thành phần của môi trường nuôi cấy luôn không ổn định B. Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật, môi trường nuôi cấy được bổ sung thêm môi trường mới C. Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật, quần thể sinh vật sinh trưởng theo đường cong gồm 3 pha D. Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật, có sự rút bỏ chất thải và sinh khối ra khỏi môi trường nuôi cấy Câu 10. Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không tự tổng hợp được: A. tất cả các chất cần thiết cho sự sinh trưởng. B. một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được. C. tất cả các chất chuyển hoá thứ cấp. D. tất cả các chất chuyển hoá sơ cấp. Câu 11. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật đạt cực đại ở pha A. cân bằng động. B. suy vong. C. cấp số. D. tiềm phát. Câu 12. Nuôi cấy nấm men bia trong bình nuôi cấy liên tục có thể tích 20 lít, cứ sau 6 giờ thì người ta rút dịch nuôi có chứa nấm men ra và bổ sung chất dinh dưỡng vào cho đầy bình. Lượng thể tích rút ra là bao nhiêu để mật độ tế bào có trong chất dịch được rút ra không thay đổi ở mỗi lần rút? Biết rằng thời gian thế hệ của nấm men bia là 2 giờ A. 18,5 lít B. 15,5 lít C. 16,5 lít D. 17,5 lít. Câu 13. Prion là 1 protein và là tác nhân gây bệnh . A. Bò điên B. Creutzfeldt – Jakob C. Virut dại D. Kuru Câu 14. Các phân tử hữu cơ mà vi sinh vật cần nhưng không tự tổng hợp được gọi là. A. Nhân tố sinh trưởng B. Các nguyên tố vết C. Các chất dinh dưỡng D. Nhân tố sống Trang 2/10 - Mã đề 101
  3. Câu 15. Người ta nuôi cấy một chủng vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy nhân tạo. Khi bắt đầu nuôi cấy thấy nồng độ vi khuẩn là N0 = 102 vi khuẩn/ml, pha cân bằng đạt được sau 6 giờ và vào lúc ấy môi trường chứa N = 106 vi khuẩn/ml. Trong điều kiện nuôi cấy này độ dài thế hệ của chủng vi khuẩn là 25 phút. Hỏi chủng vi khuẩn trên có phải trải qua pha lag không? Nếu có thì kéo dài bao lâu? A. 27,9’ B. 28’ C. 27,7’ D. 27,8’ Câu 16. Nồng độ đường cao gây mất nước cho tế bào vi sinh vật, nhưng một số nấm mốc vẫn có thể sinh trưởng trên các loại mứt quả. Chúng được gọi là vi sinh vật. A. siêu kiềm B. ưa axít C. ưa thẩm thấu D. ưa kiềm Câu 17. Khi tế bào chủ bị nhiễm virut, tế bào này trở thành tế bào tiềm tan khi: A. Bị nhiễm loại virut ôn hòa nhưng sau đó tế bào bị virut làm tan ra. B. Bị nhiễm loại virut độc nhưng tế bào vẫn hoạt động bình thường C. Bị nhiễm loại virut ôn hòa và tế bào hoạt động bình thường D. Tế bào giết chết virut. Câu 18. Để xác định số lượng nấm men trong bình nuôi cấy có dung tích 7,6 lít người ta tiến hành pha loãng trong các ống nghiệm có chứa 8ml nước cất vô trùng theo sơ đồ sau: Trong ống nghiệm thứ 5 lấy ra 0,2ml dung dịch rồi trải lên bề mặt môi trường dinh dưỡng đặc đựng trong đĩa petri. Kết quả trong đĩa petri có 25 khuẩn lạc phát triển.Tính khối lượng nấm men có trong bình nuôi cấy. Biết mỗi tế bào nấm men có khối lượng 2,11.10-11g. A. 0,6264 g B. 0,7274 g C. 0,2747 g D. 0,2646g Câu 19. Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2h là: A. 104.23 B. 104.24 C. 104.25 D. 104.26 Câu 20. Để diệt các bào tử đang nảy mầm có thể sử dụng: A. các loại cồn. B. các hợp chất kim loại nặng. C. các andehit D. các loại khí ôxit. Câu 21. Virut nào sau đây có dạng khối? A. Virut gây bệnh dại B. Virut gây bệnh khảm ở cây thuốc lá C. Virut gây bệnh bại liệt D. Thể thực khuẩn Câu 22. Để thu được số lượng vi khuẩn tối đa trong quần thể thì nên dừng ở pha nào của đường cong sinh trưởng? A. Cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng B. Đầu pha lũy thừa C. Đầu pha suy vong D. Cuối pha tiềm phát, đầu pha lũy thừa Câu 23. Cơ chế xuất hiện hội chứng AIDS: A. HIV ức chế tế bào hồng cầu sinh sản, gây hậu quả nghiêm trọng. B. HIV làm tan tế bào limpho B. C. HIV gây rối loạn trao đổi chất ở tất cả các tế bào trong cơ thể bệnh nhân. D. HIV kí sinh làm tan tế bào lympho T, làm suy giảm hệ thống miễn dịch và cơ thể nhiễm hàng loạt bệnh cơ hội. Câu 24. Histôn là các protein kiềm cỡ nhỏ kết hợp với các phân tử ADN để hình thành các nhiễm sắc thể. Ở sinh vật nhân thực có 5 loại histon là H1, H2, H2B, H3 và H4.Cấu trúc của nhiễm sắc thể được quyết định bởi histon H1 là A. Sợi 30mm. B. Đầu mút nhiễm sắc thể. C. Sợi nucleoxom( sợi 10-nm). D. Tâm động. Trang 3/10 - Mã đề 101
  4. Câu 25. Cấu tạo loại virut nào sau đây có capsome tạo thành khối đa diện gồm 20 mặt tam giác đều? A. HIV B. TMV C. Virut khảm thuốc lá D. Virut adeno Câu 26. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, enzim cảm ứng được hình thành ở pha: A. log. B. suy vong. C. cân bằng động. D. lag. Câu 27. Nhìn chung vi sinh vật không sinh trưởng trong mật ong tinh khiết vì? A. Mật ong ức chế vi khuẩn B. Mật ong chứa ít nước dùng được C. Mật ong là môi trường nhược trương D. Mật ong có hàm lượng đường cao Câu 28. Đối với vi sinh vật, hình thức nuôi cấy không liên tục có đặc điểm nào? A. Không bổ sung chất dinh dưỡng, cùng không rút sinh khối khỏi môi trường nuôi cấy. B. Bổ sung chất dinh dưỡng và rút khỏi môi trường nuôi cấy lượng chất thải và sinh khối dư thừA. C. Bổ sung chất dinh dưỡng thường xuyên nhưng không rút khỏi môi trường lượng chất thải và sinh khối dư thừa. D. Không bổ sung chất dinh dưỡng nhưng rút lượng sinh khối nhất định khỏi môi trường nuôi cấy. Câu 29. Bạn có trong tay 1 vi sinh vật chưa biết rõ sinh trưởng trong môi trường lỏng . Sau 1 số thí nghiệm bạn thấy vi sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở 87 oC ,ngoài ra bạn còn thấy 1 chút sinh trưởng ở 65 oC nhưng dưới đó thì không. Cũng có 1 chút sinh trưởng ở 100 oC nhưng trên đó thì không. Dựa trên các thông tin này bạn xếp vi sinh vật thuộc loại . A. Siêu ưa nhiệt B. Chụi lạnh C. Ưa ấm D. Ưa nhiệt Câu 30. Nhờ hoạt động tổng hợp của vi sinh vật, đã bổ sung nguồn axit amin không thay thế cho loài người gồm: A. Histidin, metionin, lizin, threonin. B. Lizin, threonin, triptophan, metionin. C. Xerin, Threonin, metionin, triptophan. D. Triptophan, lizin, metionin, loxin. Câu 31. Có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (E.coli triptôphan âm) để kiểm tra xem thực phẩm có triptôphan hay không được không? A. Không thể vì vi khuẩn E.coli triptôphan âm có thể mọc được trên cả môi trường có hay không có triptôphan. B. Không thể vì vi khuẩn E.coli triptôphan âm không thể mọc được trên môi trường rất giàu chất dinh dưỡng như thực phẩm. C. Có, bằng cách đưa vi khuẩn này vào trong thực phẩm, nếu vi khuẩn mọc được tức là thực phẩm có triptôphan D. Có, bằng cách đưa vi khuẩn này vào trong thực phẩm, nếu vi khuẩn mọc được tức là thực phẩm không có triptôphan Câu 32. Trong các loại bệnh do vi rút gây nên, loại miễn dịch nào sau đây đóng vai trò chủ yếu. A. Miễn dịch thể dịch B. Miễn dịch không đặc hiệu C. Miễn dịch bẩm sinh D. Miễn dịch tế bào Câu 33. Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ protein của hai chủng virut A và B. Cả 2 chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở vết tổn thương lá. Lấy axit nucleic của chủng A trộn với vỏ protein của chủng B. 1. Chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. 2. Cho virus lại nhiễm vào cây thuốc lá thì thấy cây bệnh. 3. Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được virus chủng B. 4. Kết quả thí nghiệm chứng minh vật chất di truyền là axit nucleic. Có bao nhiêu nhận định đúng? A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 34. Vai trò chủ yếu của việc nuôi cấy không liên tục: A. Nghiên cứu đặc điểm hoạt động của một chủng vi sinh vật nào đó. B. Tiêu diệt số vi khuẩn gây bệnh. C. Chế tạo vacxin. D. Sản xuất sinh khối vi sinh vật. 13 Câu 35. Một vi khuẩn hình cầu có khối lượng khoảng 5.10 gam, cứ 20 phút lại nhân đôi 1 lần. 27 Trong điều kiện nuôi cấy tối ưu thì cần bao nhiêu giờ để đạt tới khối lượng 6.10 gam? A. 45 giờ. B. 44 giờ. C. 43.3 giờ D. 44,3 giờ. Trang 4/10 - Mã đề 101
  5. Câu 36. Cho đồ thị (hình vẽ) về sự sinh trường quần thể vi sinh vật, dựa trên đồ thị và hiểu biết về sinh trưởng của vi sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sai? I. Chú thích (A) là số lượng tế bào của quần thể. II. Thời gian pha lũy thừa của quần thể kéo dài 8 giờ. III. Pha (B) số lượng tể bào mới bắt đầu tăng, nhưng không đáng kể nên so tế bào cuối pha này bằng như ban đầu nuôi cấy. IV. Pha (D) số lượng vi sinh vật không phân chia và cũng không bị chết, nên số lượng ổn định. A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 37. Khi nói về quá trình tổng hợp axit nucleic và protein ở vi sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? 1. ADN ở vi sinh vật có khả năng tự nhân đôi. 2. Qúa trình phiên mã ngược ở vi sinh vật sử dụng sợi khuôn ARN để tổng hợp ADN. 3. Phiên mã ngược xuất hiện ở HIV và tất cả các vi khuẩn 4. Do vi sinh vật có cấu tạo đơn giản nên quá trình tổng hợp protein cũng đơn giản hơn so với sinh vật bậc cao. Số phương án đúng: A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 38. Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất: A. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được B. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật C. không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật D. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được Câu 39. Một tế bào vi khuẩn vô cùng mẫn cảm với tetraxilin (một loại chất kháng sinh) nhưng trong tế bào chất của chúng lại mang những gen kháng với ampixilin (một loại kháng sinh khác). Người ta tiến hành chuyển đoạn gen kháng tetraxilin từ một loài sinh vật khác vào trong tế bào vi khuẩn bằng phương pháp biến nạp. Sau khi thao tác xong, người ta cho vào môi trường nuôi cấy tetraxilin sau đó lại thêm vào ampixilin. Những vi khuẩn còn sống tiến hành sinh trưởng và phát triển, đồng thời tạo ra lượng sản phẩm. Có bao nhiêu nhận xét đúng về hệ gen của chủng vi khuẩn này? 1. Hệ gen trong nhân đã bị đột biến do sử dụng 2 loại kháng sinh. 2. Vi khuẩn mang cả 2 gen trong nhân tế bào, một gen kháng tetraxilin, một gen kháng ampixilin. 3. Vi khuẩn mang plasmit ADN tái tổ hợp. 4. Vi khuẩn không chứa plasmit. 5. Gen quy định tổng hợp kháng sinh của vi khuẩn hoạt động độc lập với hệ gen vùng nhân. 6. Vi khuẩn bây giờ trở thành một sinh vật biến đổi gen. 7. Do hệ gen đã bị đột biến, nếu thêm vào môi trường penicilin (một loại kháng sinh) thì vi khuẩn vẫn sinh trưởng bình thường. 8. Gen ngoài tế bào chất của vi khuẩn mang gen của 2 loài sinh vật khác nhau. A. 5 B. 4 C. 7 D. 6 Câu 40. Đặc điểm của pha tiềm phát trong nuôi cấy vi sinh vật theo hình thức không liên tục là: A. Vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ các dây tơ vô sắc để chuẩn bị phân bào. B. Vi khuẩn thải ra môi trường một số chất dư thừa làm thay đổi độ pH cho phù hợp. C. Vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim để chuẩn bị cho sự phân bào. D. Vi khuẩn tạo ra bào xác để phản ứng lại môi trường mới. Trang 5/10 - Mã đề 101
  6. Câu 41. Cho các nguyên tố: Cacbon, brom, photpho, iot, nito, lưu huỳnh, clo, fluo, oxi. Những loại nguyên tố nào đều là nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật? A. Oxi, lưu huỳnh, cacbon, photpho, nito. B. Nitơ, photpho, cacbon, oxi, brom. C. Cacbon, nito, oxi, photpho, fluo, iot. D. Lưu huỳnh, oxi, nito, clo, brom, cacbon. Câu 42. Tôm phân lập được các Tb thực bào từ 1 mẫu máu. Anh ta nuôi cấy những TB này trong 1 ÔN 1 thời gian. Để quan sát quá trình thực bào, các TB thực bào được nuôi cấy đồng thời cùng vói các TB E. Coli. Cho các hiện tượng: I. Các thực bào có thể nuốt và diệt E. Coli. II.Sự tiêu hủy vi khuẩn E. Coli của các TB thực bào đã ức chế. III. E.coli có thể sống sót trong lizoxom thực bào bào. IV.Nếu các lyzoxom thực bào hình thành, các enzim tiêu hóa chúng bị bất hoạt. Hiện tượng xảy ra nếu bạn trung hòa pH axit trong lyzoxom qua đó ức chế việc bơm proton bởi một chất ức chế đặc hiệu là A. I,II,IV. B. I,II,III. C. I,IV. D. II,III,IV. Câu 43. Virut viêm gan B chứa các kháng nguyên HBs, HBc, HBe, trong đó HBs được dùng phổ biến làm vacxin, trong khi HBe chỉ được biểu hiện ở một số chủng virut. Bảng dưới cho biết sự có mặt (+) và vắng mặt (-) của kháng nguyên virut và kháng thể được tìm thấy ở một số bệnh nhân. Dấu hỏi (?) chỉ các phép thử ( kiểm tra ) chưa được thực hiện. Nhận định sai là A. Bệnh nhân P5 vừa được chủng vacxin. B. Bệnh nhân P2 vượt qua sự lây nhiễm của virut viêm gan B thành công. C. Bệnh nhân P1 vừa được chủng vacxingần đây, nhưng trước đó chưa từng bị nhiễm virut viêm gan. D. Các bệnh nhân P3 và P4 chưa bị nhiễm virut viêm gan B. Câu 44. Ở đây các ao hồn có các nhóm vsv phổ biến sau A. Nhóm biến cacbonhidrat ® Acid RH và protein ® axit amin, NH3 . B. Nhóm biến CO2 ® CH4 (sup metan ) 2- Hoa tu duong C. Nhóm biến SO4 ¾ ¾ ¾ ¾ ® H2S ( khử lưu huỳnh ) - D. Nhóm biến NO3 ® N2 ( nitrat hóa ) Câu 45. Cấu tạo chung của virut gồm thành phần chủ yếu nào? A. Capsome và vỏ capsit. B. Lõi ARN và vỏ capsit C. Gai glicoprotein và axit nucleic. D. Vỏ capsit và lõi axit nucleic. Câu 46. Phát biểu đúng là A. Lõi của virut là ADN và ARN, được bao bọc bởi các protein. B. Chu trình nhân lên của virut phago gồm 4 giai đoạn. C. Một số loài virus thực vật là virus trần. D. Có 3 phương pháp giúp virus xâm nhập tb động vật. Trang 6/10 - Mã đề 101
  7. Câu 47. Trong điều kiện nuôi cấy liên tục, một quần thể vi sinh vật gồm 120 tế bào, có thời gian thế hệ (g) là 10 phút. Sau 20 phút, số tế bào của quần thể vi sinh vật đó là. A. 480 B. 240 C. 360 D. 260 Câu 48. Môi trường nào sau đây sẽ không hỗ trợ sự sinh trưởng của virut. A. Thạch nghiêng B. Động vật C. Thực vật D. Trứng gà đã được phôi hóa Câu 49. Có 2 hợp chất P và Q là nguồn C của K.Khi bổ sung vào môi trường nuôi cấy ,tốc độ vận chuyển của chúng được sx như sau Nồng độ nguồn C(mM) Tốc độ vận chuyển u mol/ph 0,1 2 18 0,3 6 46 1 20 100 3 60 150 10 200 162 Kết luận nào dưới đây phù hợp với bảng số liệu trên A. P được vận chuyển chủ động vào tế vào qua các kênh protein xuyên màng còn Q khuếch tán vào tế bào nhờ protein vận chuyển B. P và Q đều được vận chuyển vào trong tế bào theo kiểu khuếch tán qua kênh bởi các protein khác nhau C. Q được vận chuyển chủ động vào tế bào qua các kênh protein xuyên màng, trong khi p được v/chuyển thụ động bằng các protein vận chuyển D. Cả P và Q đều được v/chuyển chủ động vào t/b nhờ các protein vận chuyển Câu 50. Cơ chế tác động của chất kháng sinh là: A. ôxi hoá các thành phần tế bào. B. diệt khuẩn có tính chọn lọc. C. gây biến tính các protein. D. bất hoạt các protein. Câu 51. Số ý chứng minh nguyên nhân khiến quần thể vi sinh vật chuyển từ pha cân bằng sang pha suy vong trong nuôi cấy liên tục: 1. Nồng độ ôxi giảm, độ PH thay đổi 3. Các chất độc hại được tích lũy 2. Chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt 4. Các chất đều cân bằng A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 Câu 52. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối vi sinh vật tối đa nên dừng ở đầu pha: A. cân bằng động. B. lag. C. suy vong. D. log. Câu 53. Inteferon là: A. Loại thuốc được chế tạo đặc biệt dùng để chống virut thực vật. B. Loại protein chống virut, được sinh ra khi tế bào bị nhiễm virut. C. Loại hóa chất có tác dụng diệt khuẩn mạnh. D. Loại virut ôn hòa được sử dụng để chống lại virut độc. Câu 54. Khi nuôi cấy vi khuẩn hiếu khí theo hình thức không liên tục, nguyên nhân để chuyển từ pha lũy thừa sang pha cân bằng do: 1. Nguồn chất dinh dưỡng được bổ sung thường xuyên. 2. Tích lũy các chất độc hại. 3. Lấy ra sinh khối và các chất thải. 4. Chất dinh dưỡng cạn kiệt. 5. Nồng độ oxi giảm, độ pH môi trường thay đổi. A. 2, 4, 5 B. 1, 2, 3, 5 C. 2, 4 D. 1, 3 Câu 55. Thời gian thế hệ của vi sinh vật là: A. Thời gian để số tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi. B. Thời kể từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó chết. C. Thời gian từ khi sinh ra một tế bào đến khi tế bào đó phân chia. D. Thời gian sống của vật chủ, chứa các vi sinh vật kí sinh Câu 56. Màng sinh chất của vi khuẩn ưa lạnh bị vỡ ở nhiệt độ nào: A. >20°C B. >10°C C. > 30°C D. >40°C Câu 57. Các thành phân nào sau đây liên quan đến sự hình thành các gai glicoprotein của virut:1. lưới nội chất hạt; 2. túi vận chuyển; 3. lưới nội chất trơn; 4. ti thể; 5. thể golgi. A. 2,3,4,5 B. 1,5 C. 2,4,5 D. 1,2,5 Trang 7/10 - Mã đề 101
  8. Câu 58. Một tế bào tạo peroxidiza và superoxit dismlaza nhưng không tạo được catalaza , nó có thể là loại nào A. Hiếu khí. B. Kị khí bắt buộc. C. Vi hiếu khí. D. Kị Khí chịu khí. Câu 59. Ứng dụng quan trọng nhất về nghiên cứu thực khuẩn là: A. Dùng thể thực khuẩn để tiêu diệt E.Coli. B. Tiêu diệt virut gây bệnh ở động vật. C. Tiêu diệt các vi khuẩn yếu trong cơ thể. D. Chuyển gen từ loài này sang loài khác trong kĩ thuật di truyền. Câu 60. Nguyên tố nào sau đây thường giới hạn sinh trưởng đối với vi sinh vật do sự có mặt hạn chế của chúng? A. Cacbon B. Ôxi C. Hiđro D. Nitơ Câu 61. Virut có cấu tạo gồm: A. có vỏ prôtêin, ARN và có thể có vỏ ngoài. B. có vỏ prôtêin và ADN. C. có vỏ prôtêin và ARN. D. vỏ prôtêin, axit nuclêic và có thể có vỏ ngoài. Câu 62. Dựa vào hình thái bên ngoài, người ta phân biệt các loại virut nào? A. Virut cấu trúc xoắn, vi rut cấu trúc khối, virut cấu trúc hỗn hợp. B. Virut độc, virut ôn hòa C. Virut khảm thuốc lá, virut Adeno. D. Virut trần, virut vỏ ngoài. Câu 63. Nếu 10 tế bào vi khuẩn mất 5 giờ để đạt được 640 tế bào thì thời gian thế hệ trung bình của chúng bằng bao nhiêu? A. Không xác định được B. 30 phút C. 50 phút D. 5 giờ Câu 64. Virut gây bệnh ở thực vật chứa chủ yếu loại axit nucleic nào? A. ADN và ARN B. ARN mạch đơn và ADN mạch kép C. ARN D. ADN Câu 65. Bạn có trong tay 1 vi sinh vật chưa biết rõ sinh trưởng trong môi trường lỏng . Sau 1 số thí nghiệm bạn thấy vi sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở 37 oC ,ngoài ra bạn còn thấy 1 chút sinh trưởng ở 25 oC nhưng dưới nhiệt độ này thì không. Ở 45 oC bạn cũng quan sát thấy 1 chút sinh trưởng. Dựa trên các thông tin này bạn xếp vi sinh vật thuộc loại . A. Ưa nhiệt B. Chụi lạnh C. Ưa ấm D. Siêu ưa nhiệt Câu 66. Ba pha tăng trưởng của vi khuẩn nuôi cấy trong ống nghiệm gồm có: I.Pha tiềm phát(lag) II.Pha tăng trưởng theo hàm số mũ(log) III.Pha ổn định Số pha mà penixilin có thể ức chế sự sinh tổng hợp thành tế bào vi khuẩn là A. 3. B. Cả 3 pha. C. 1. D. 2. Câu 67. Nội bào tử vi khuẩn có chức năng . A. Duy trì sự sống B. Sinh sản C. Bảo vệ D. Sinh sản và bảo vệ Câu 68. Tại sao hình thức nuôi cấy liên tục vi sinh vật giúp con người sản xuất có hiệu quả các hợp chất sinh học có giá trị? A. Vì con người không còn hình thức nào khác ngoài việc sử dụng vi sinh vật. B. Vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, các vi sinh vật luôn ở giai đoạn tiềm phát, chuẩn bị phân chia. C. Vì chất dinh dưỡng bổ sung liên tục, pha lũy thừa kéo dài, sinh khối sẽ được lấy ra liên tục. D. Vì chất thải được rút ra liên tục, kích thích tế bào vi sinh vật sinh sản. Câu 69. Virut gây bệnh ở vi khuẩn được gọi là: 1. Riketsia 2. Thể thực khuẩn 3. Phago 4. Bacterio phago 5. Micoplasma 6. Prion Phương án đúng: A. 2, 3, 4 B. 1, 2, 3, 4 C. 1, 2, 3, 4, 5, 6 D. 1, 2, 3, 4, 6 Trang 8/10 - Mã đề 101
  9. Câu 70. Sự tổng hợp sinh khối ở vi sinh vật lớn gấp nhiều lần so với vi sinh vật bậc cao là do: A. Các giai đoạn của quá trình đồng hóa của vi sinh vật xảy ra ngắn. B. Tốc độ sinh trưởng và tổng hợp sinh khối ở vi sinh vật rất cao. C. Vi sinh vật dễ thích nghi với bất cứ môi trường. D. Vi sinh vật có quá trình phiên mã ngược. 0 Câu 71. Một loài vi sinh vật có thời gian thế hệ (g) 30 phút ở 40 C. N0 = 100 tế bào, sau một số thế hệ số lượng tế bào của quần thể là 6400 . Xác định thời gian để đạt được số lượng tế bào đó. A. 2 giờ. B. 1 giờ. C. 4 giờ. D. 3 giờ. Câu 72. Quá trình tiềm tan là quá trình: A. ADN gắn vào NST của tế bào, tế bào sinh trưởng bình thường. B. virut sử dụng enzim và nguyên liệu tế bào để tổng hợp axit nucleic và nguyên liệu của riêng mình. C. virut nhân lên và phá tan tế bào. D. lắp axit nucleic vào protein vỏ. Câu 73. Tại sao trong điều kiện tự nhiên( trong đất và nước) pha lũy thừa ở vi khuẩn không xảy ra? A. Lượng chất dinh dưỡng bị hạn chế và các điều kiện sinh trưởng ( nhiệt độ, độ ẩm PH ) luôn thay đổi B. Không có chất dinh dưỡng C. Các điều kiện sinh trưởng ( nhiệt độ, độ ẩm PH ) luôn thay đổi D. Lượng chất dinh dưỡng bị hạn chế Câu 74. Tất cả các virut đều có. A. Màng bao B. Gai glicoprotein C. Capxit D. Transciptaza ngược Câu 75. Hình thức nuôi cấy liên tục có đặc điểm nào sau đây? A. Không bổ sung chất dinh dưỡng, cùng không rút sinh khối khỏi môi trường nuôi cấy. B. Bổ sung chất dinh dưỡng thường xuyên nhưng không rút khỏi môi trường lượng chất thải và sinh khối dư thừa. C. Bổ sung chất dinh dưỡng và rút khỏi môi trường nuôi cấy lượng chất thải và sinh khối dư thừa. D. Không bổ sung chất dinh dưỡng nhưng rút lượng sinh khối nhất định khỏi môi trường nuôi cấy. Câu 76. Virut khảm thuốc lá có thời gian phân chia giữa hai lần là 20 phút. Nếu cấy 10 virut này trên môi trường nuôi cấy nhân tạo thì sau 5 giờ sẽ có bao nhiêu virut được tạo ra A. 0 B. 1000 C. 3000 D. 2000 Câu 77. Clo được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực A. khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại. B. tẩy trùng trong bệnh viện C. thanh trùng nước máy D. khử trùng phòng thí nghiệm. Câu 78. Mỗi loại virut chỉ nhân lên trong các tế bào nhất định vì: A. virut không có cấu tạo tế bào B. virut và tế bào có cấu tạo khác nhau. C. tế bào có tính đặc hiệu. D. virut có tính đặc hiệu Câu 79. Hạt virut hay virion được gọi là: A. Virut ngoài tế bào chủ. B. Vi rút sống nửa kí sinh. C. Các ARN dạng vòng, không có vỏ capsit. D. Virut sống kí sinh hoàn toàn. Câu 80. Số ý đúng khi nói về những vi sinh vật sinh trưởng được với độ PH = 6 - 8 thuộc loại 1.Vi sinh vật ưa axít 3. Vi sinh vật ưa kiềm 2. Tất cả đều sai 4. Vi sinh vật ưa trung tính A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Câu 81. Hiện nay, bệnh HIV-AIDS đang hoành hành trên toàn thế giới và trở thành vấn đề nóng bỏng được nhiều người quan tâm. Bệnh HIV đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho nên vấn đề phòng bệnh được đặt lên hàng đầu. Sau đây là các biện pháp phòng chống HIV: (I) Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. (II) Không ăn chung, ngủ chung với người nhiễm HIV. (III) Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng. (IV) Không dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng. (V) Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh HIV. (VI) Một số trường hợp thật cần thiết, máu của người nhiễm HIV vẫn có thể sử dụng để truyền. Có bao nhiêu biện pháp phòng tránh HIV đúng cách? A. 4 B. 3 C. 6 D. 5 Trang 9/10 - Mã đề 101
  10. Câu 82. Giải Nôbel Sinh lý và Y học năm 2009 được trao cho Blackburn,Greider và Szostak cho phát hiện của họ về việc các nhiễm sắc thể được bảo vệ bởi các đầu mút và enzym telomeraza liên quan trực tiếp đến sự già hóa và phát sinh ung thư ở động vật.Phát biểu đúng về đầu mút nhiễm sắc thể và telomeraza là A. Telomeraza là 1 ARN polimeraza B. Ở các tế bào ung thư, các đầu mút dài hơn nhưng telomeraza bị bất hoạt C. Telomeraza là 1 ADN exonucleaza D. Các tế bào gốc phôi có các đầu mút dài và hoạt tính telomera cao Câu 83. Vi sinh vật sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ từ 20°C – 40°C được gọi là: A. Vi sinh vật ưa lạnh B. Vi sinh vật ưa nhiệt C. Vi sinh vật ưa ấm D. Vi sinh vật ưa nóng vừa. Câu 84. Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự A. hấp phụ - xâm nhập - lắp ráp - sinh tổng hợp – phóng thích B. hấp phụ - lắp ráp - xâm nhập - sinh tổng hợp – phóng thích C. hấp phụ- xâm nhập- sinh tổng hợp- lắp ráp- phóng thích. D. hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích – lắp ráp Câu 85. Trong quá trình sinh trưởng của phago, giai đoạn sinh tổng hợp là giai đoạn: A. Phá vỡ tế bào chủ mang các chất đã tổng hợp được, chui ra ngoài. B. Vỏ capsit bao lấy lõi ADN tạo phức hợp nucleocapsit. C. Dùng bộ máy di truyền của tế bào chủ, tổng hợp ADN và vỏ capsit. D. đưa bộ gen của mình vào tế bào chủ, để lại vỏ capsit bên ngoài. Câu 86. Cơ chế miễn dịch tế bào: A. Tế bào limpho T độc tìm các vi khuẩn gây bệnh để thực bào. B. Tế bào limpho T độc tiết ra loại protein độc làm tan tế bào nhiễm khiến chúng không nhân lên được. C. Tế bào limpho B độc làm tan tế bào vi khuẩn gây bệnh. D. Tế bào limpho T độc ức chế sự phát triển của tế bào nhiễm. Câu 87. Sự phân giải các chất của vi sinh vật xảy ra ở đâu? A. Bên ngoài tế bào B. Bên trong và bên ngoài tế bào C. Bên trong tế bào D. Trong môi trường kiềm Câu 88. Con người dựa vào điều gì để phân loại virut? 1. Mục đích nghiên cứu, 2. Vật chủ,3. Vỏ capsit,4. Phương tiện lây lan,5. Cấu trúc của axit nucleic,6. Làm tan tế bào hay không. Phương án đúng: A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 3, 4, 5, 6 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4 Câu 89. Cho các pha nuôi cấy của quá trình nuôi cấy không liên tục vi khuẩn: 1. Pha lũy thừa 2. Pha suy vong 3. Pha cân bằng 4. Pha tiềm phát Thứ tự các giai đoạn của quá trình này: A. 4-1-3-2 B. 1-4-3-2 C. 1-2-3-4 D. 4-1-2-3 Câu 90. Hình vẽ bên mô tả giai đoạn nào của quá trình phân bào ở một tế bào bình thường? A. kì giữa của nguyên phân. B. kì giữa của giảm phân I. C. Kì giữa của giảm phân II. D. kì cuối của nguyên phân. HẾT Trang 10/10 - Mã đề 101