Đề thi thử tốt nghiệp THPT lần 1 năm 2022 môn Lịch sử 12
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT lần 1 năm 2022 môn Lịch sử 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_1_nam_2022_mon_lich_su_12.docx
Nội dung text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT lần 1 năm 2022 môn Lịch sử 12
- Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT Năm 2022 Môn Lịch Sử Lần 1. Câu 1: Hội nghị Ianta (2-1945) có sự tham dự của nguyên thủ các quốc gia nào dưới đây? A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Anh, Pháp, Đức. C. Liên Xô, Mĩ, Anh. D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc. Câu 2: Mục đích của nhân dân Liên Xô trong thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 -1950) nhằm A. khôi phục kinh tế. B. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. C. hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. D. mở cửa nền kinh tế. Câu 3: Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), các nước ĐN Á trở thành thuộc địa của A. Anh và Pháp. B. đế quốc Âu – Mĩ C. quân phiệt Nhật Bản. D. Anh và Hà Lan. Câu 4: Quốc gia nào đã mở đầu phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi trong những năm 50 của thế kỉ XX? A. Ai Cập B. Marốc C. Xuđăng D. Môdămbích. Câu 5: Khoảng giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế A. tài chính lớn nhất thế giới. B. thương mại lớn nhất thế giới. C. tài chính duy nhất thế giới. D. công nghiệp lớn nhất thế giới. Câu 6: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau CTTG II đến nay vẫn là chủ trương liên minh chặt chẽ với A. Mĩ. B. Tây Âu. C. Đông Nam Á. D. châu Á. Câu 7: Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản 1952-1973 là A. lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú. B. áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất. C. tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba. D. làm giàu nhờ buôn bán vũ khí trong chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 8: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đối đầu và dần đi tới cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ sau CTTG II là sự đối lập về A. kinh tế và quân sự. B. mục tiêu và chiến lược. C. chính trị và kinh tế. D. nhiệm vụ và mục tiêu. Câu 9: Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người là nguồn gốc của A. xu thế toàn cầu hóa. B. xu thế liên kết khu vực. C. cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. D. cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ. Câu 10: Địa bàn hoạt động sôi nổi nhất của phong trào Cần vương trong giai đoạn 1885 - 1888 là A. từ Bắc vào Nam. B. Bắc kì và Trung kì. C. Bắc kì và Nam kì. D. trung du và miền núi. Câu 11: Giai cấp nào đã vươn lên trở thành động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến trong những năm 1919-1929? A. Nông dân. B. Công nhân. C. Tiểu tư sản. D. Tư sản. Câu 12: Cơ quan ngôn luận của tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng là tờ báo A. Nhành Lúa. B. Báo Người Nhà Quê. C. Búa Liềm. D. Tiếng Chuông Re. Câu 13: Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ý nghĩa quốc tế là A. để lại nhiều bài học kinh nghiệm, giai cấp vô sản được giải phóng. B. làm thay đổi cục diện thế giới, giai cấp vô sản đứng lên làm chủ đất nước. C. giải phóng giai cấp công nhân thế giới, để lại nhiều bài học kinh nghiệm. D. làm thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới. Câu 14: Việc kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) có tác dụng gì? A. Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia độc lập. B. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, đi lên chủ nghĩa xã hội. C. Tránh cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù. D. Mượn quân Anh để đuổi quân Nhật về nước. Câu 15: Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương thông qua việc A. đồng ý cho chính phủ Pháp đề ra và thực hiện kế hoạch Rơ ve. B. đồng ý cho Pháp đưa quân Âu-Phi sang tham chiến trên chiến trường Đông Dương. C. trực tiếp viện trợ cho Pháp mở rộng chiến tranh Đông Dương. D. đồng ý cho Pháp lập phòng tuyến boong-ke và vành đai trắng ở đồng bằng Bắc bộ. Câu 16: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) Liên Xô là nước
- A. bại trận song kinh tế tăng trưởng cao. B. chịu tổn thất nặng nề trong Chiến tranh. C. thu lợi nhiều nhất từ bán vũ khí. D. thắng trận, kinh tế phát triển. Câu 17: Tháng 7 năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia đã thành lập A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. B. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. C. Hội Liên hiệp thuộc địa. D. Tâm tâm xã. Câu 18: Biến đổi quan trọng nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. các nước trong khu vực đều giành được độc lập. B. tất cả các nước Đông Nam Á đều gia nhập ASEAN. C. kinh tế các nước đã có sự phát triển nhanh chóng. D. đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Câu 19: Lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có giá trị nào sau đây đối với lịch sử Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX? A. Làm cho phong trào yêu nước chuyển hẳn sang quỹ đạo cách mạng vô sản. B. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX. C. Tạo cơ sở cho sự hình thành phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản. D. Trực tiếp chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản. Câu 20: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9/1939) đã tác động đến tình hình Đông Dương như thế nào? A. Pháp ở Đông Dương ra sức vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh. B. Pháp tiếp tục thực hiện một số chính sách tiến bộ ở Đông Dương. C. Pháp và Nhật câu kết cai trị, bóc lột nhân dân Đông Dương. D. Toàn quyền mới ở Đông Dương nới lỏng một số quyền tự do, dân chủ. Câu 21: Quyền dân tộc cơ bản được khẳng định trong Hiệp định Pa-ri năm 1973 là A. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. B. độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. C. độc lập, tự chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. D. độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Câu 22: Một trong những xu thế trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông là A. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. B. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp quân sự. C. giải quyết các tranh chấp bằng việc lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn. D. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp liên minh chính trị với các nước. Câu 23: Sau khi ra đời năm 1929, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã A. hoạt động thống nhất, đoàn kết với nhau. B. hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động. C. liên kết chặt chẽ và thống nhất chương trình đtranh. D. hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau. Câu 24: Năm 1929, hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có sự thay đổi như thế nào? A. Chuyển thành một chính đảng vô sản ở VN. B. Tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng CM. C. Phân hóa thành các tổ chức cộng sản. D. Ngừng thực hiện chủ trương “vô sản hoá” ở các nhà máy, xí nghiệp. Câu 25: HN BCH TW ĐCS ĐD 3/1938 quyết định hình thức tổ chức mặt trận ở Đông Dương lấy tên là A. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế ĐDương. B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế ĐDương. C. Mặt trận Thống nhất dân chủ ĐDương (Mặt trận Dân chủ Đông Dương) D. Mặt trận Việt Minh. Câu 26: Trong phong trào yêu nước và CM VN, điểm mới của ptrào 1930 – 1931 so với các ptrào trước đó là gì? A. Hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt; kết hợp công khai và bí mật. B. Đảng Cộng sản lãnh đạo; có tính triệt để; xây dựng khối liên minh công – nông. C. Nhà cầm quyền Pháp phải nhượng bộ những yêu sách của nhân dân An Nam. D. Lực lượng tham gia gồm đông đảo giai cấp, tầng lớp trong mặt trận thống nhất. Câu 27: Điểm khác biệt của phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh so với các nước châu Á và châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc, giành quyền tự do cho nhân dân. B. chống chế độ độc tài thân Mĩ, thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ. C. tiến hành cuộc cách mạng vô sản, thiếp lập chế độ dân chủ nhân dân. D. chống chế độ thực dân kiểu cũ của Mĩ . Câu 28: Nội dung nào sau đây là hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929) đối với Việt Nam? A. Dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhân. B. Làm cho quan hệ sản xuất phong kiến bị xóa bỏ. C. Tạo cơ sở xã hội để tiếp thu các tư tưởng mới. D. Làm cho cơ cấu kinh tế phát triển cân đối.
- Câu 29: Mục tiêu của Việt Nam Quốc dân đảng là gì? A. Đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền. B. Đánh đuổi thực dân Pháp, xoá bỏ ngôi vua. C. Đánh đổ ngôi vua, đánh đuổi giặc Pháp, lập nên nước Việt Nam độc lập. D. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. Câu 30: Bối cảnh lịch sử của Liên Xô sau CTTG II có điểm khác biệt nào so với các nước Tây Âu? A. Chịu tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật. B. Chịu sự chi phối của trật tự hai cực Ianta. C. Bị Mĩ bao vây kinh tế, cô lập chính trị. D. Phải vay nợ nước ngoài để khôi phục ktế. Câu 31: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930) do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo nổ ra trong bối cảnh A. tầng lớp trung gian sẵn sàng tham gia khởi nghĩa. B. lực lượng của cuộc khnghĩa được chuẩn bị chu đáo. C. Pháp khủng bố dã man những người yêu nước. D. thời cơ để tiến hành cuộc khởi nghĩa đã chín muồi. Câu 32: Biến đổi lớn nhất của các quốc gia Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. từ nền kinh tế lạc hậu, lệ thuộc đã bắt tay vào xây dựng có nhiều thành tựu. B. từ quan hệ biệt lập, đối đầu, các nước đều gia nhập tổ chức ASEAN. C. từ những nước thuộc địa, phụ thuộc đã trở thành các quốc gia độc lập. D. từ những nước đối đầu căng thẳng với Đông Dương đã hợp tác toàn diện. Câu 33: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam không chủ trương tập hợp lực lượng nào? A. Địa chủ, tư sản mại bản. B. Tư sản, trung và tiểu địa chủ. C. Tiểu tư sản, tư sản mại bản. D. Tư sản mại bản, đại địa chủ. Câu 35: Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là A. Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô. B. Mĩ, Anh, Pháp. C. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản. D. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. Câu 36: Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là A. mọi phát minh kĩ thuật bắt nguồn từ sản xuất. B. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. D. kĩ thuật đi trước mở đường cho khoa học. Câu 37: Sau khi CT lạnh chấm dứt, quốc gia nào sau đây thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng” ? A. Pháp. B. Mĩ. C. Liên Xô. D. Nhật . Câu 38: Sự kiện khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc “Chiến tranh lạnh” là sự ra đời của A. “Học thuyết Truman” (1947) B. chiến lược “Cam kết và mở rộng” . C. “Kế hoạch Mácsan” (1947) D. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) Câu 39: Sau CTTG I, lực lượng xã hội nào có khả năng vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo CM Việt Nam? A. Nông dân. B. Tư sản. C. Công nhân. D. Địa chủ. Câu 40: Trong những năm 1949, Liên Xô đã đạt được thành tựu khoa học kĩ thuật nào? A. Phóng tàu vũ trụ không người lái. B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. C. Chế tạo thành công bom nguyên tử. D. Đi đầu trong lĩnh vực điện hạt nhân. Câu 41: Bản chỉ thị “ Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là A. Thực dân Pháp. B. Phát xít Nhật. C. Thực dân Pháp và tay sai. D. thực dân Pháp và phát xít Nhật. Câu 42: Một trong ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam năm 1929 là A. An Nam Cộng sản Đảng. B. Việt Nam Quốc dân đảng. C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. D. Tân Việt Cách mạng Đảng. Câu 43: Mục tiêu trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936-1939 là đòi A. Độc lập, tự do. B. Độc lập dân tộc. C. Ruộng đất cho dân cày. D. Tự do, dân sinh, dân chủ. Câu 44: Năm 1919, tại Pháp Nguyễn Ái Quốc đã A. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. C. Tham dự ĐH V của tổ chức Quốc tế Cộng sản. D. Gửi bản yêu sách của nhdân An Nam tới HN Véc –xai. Câu 45: HN hợp nhất các tổ chức CS của VN đầu năm 1930 quyết định thành lập một đảng duy nhất lấy tên là A. Đảng Lao động Việt Nam. B. Đảng Dân chủ Việt Nam. C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Đảng Cộng sản Đông Dương.