Đề thi thử nghiệm kì thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn 12

pdf 3 trang hatrang 10580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử nghiệm kì thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_nghiem_ki_thi_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_nam_20.pdf

Nội dung text: Đề thi thử nghiệm kì thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn 12

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 Môn thi: Ngữ văn ĐỀ THI THỬ NGHIỆM Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời Dẫu phải khi cay đắng dập vùi Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu Cây khế chua có đại bàng đến đậu Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi! Ta lớn lên khao khát những chân trời Những mảnh đất chân mình chưa bén được Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh (Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35-36) Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích được lấy từ chất liệu văn học dân gian? Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”? Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp điệp từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối đoạn trích. Câu 4. Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh niềm tin trong cuộc sống được gợi ra từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu. Câu 2. (5,0 điểm) "Sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ mang vẻ đẹp trời phú mà còn ánh lên vẻ đẹp của con người" (Lê Uyển Văn - Báo điện tử Thể thao và Văn hóa ngày 27-8-2008). Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Ngữ văn 12, tập 1) để làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT
  2. LỚP HỌC NGỮ VĂN KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022 Đề thi số 1 Bài thi: NGỮ VĂN – Lớp 12 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài từ 22g00 – 00g00. Chụp bài thi và gửi hạn chót đến 00g15 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Vì sao lòng trung thành của một người bạn lại mang lại cho ta sức mạnh và niềm tin? Bởi trong sự trung thành ấy ta thấy được giá trị thực sự của một con người. Khi ta tỏ lòng trung thành trong những tình thế khó khăn, ta chứng tỏ cho họ thấy ta quan tâm tới họ ra sao, và cho họ thấy ta là con người như thế nào. Thật dễ để tỏ lòng trung thành với ai đó khi mọi chuyện đều tốt đẹp. Nhưng nếu ta vẫn trung thành ngay cả khi người kia tỏ ra khó chịu hay nhàm chán, thậm chí khi ta chẳng có lợi gì trong mối quan hệ với họ, khi mà ta có nhiều thứ thú vị và quan trọng hơn để làm, tố chất của ta lúc ấy mới được thể hiện. Đó là lúc người khác nhìn nhận ta bằng đúng con người thật của mình. Đôi khi ta có thể nhìn ngay ra lòng trung thành, trên một gương mặt đẹp, trong một thái độ hay lời nói. Trong những trường hợp khác, chỉ qua thời gian ta mới có thể biết được. Lòng trung thành luôn đem lại sự bền vững và sức mạnh cho lòng tốt. Trong một xã hội mà con người quá phân tâm và hời hợt, đức tính này là vô giá. (Trích Giá trị của sự tử tế, Piero Ferrucci (Phạm Quốc Anh dịch), NXB Hồng Đức, 2019, tr. 266-267) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Theo đoạn trích, lòng trung thành ngay cả khi người kia tỏ ra khó chịu hay nhàm chán sẽ thể hiện cho chúng ta điều gì? Câu 2. Chỉ ra những giá trị, những lợi ích của lòng trung thành đối với cuộc sống con người được nêu trong đoạn trích. Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định “Nhưng nếu ta vẫn trung thành ngay cả khi người kia tỏ ra khó chịu hay nhàm chán, thậm chí khi ta chẳng có lợi gì trong mối quan hệ với họ, khi mà ta có nhiều thứ thú vị và quan trọng hơn để làm, tố chất của ta lúc ấy mới được thể hiện. Đó là lúc người khác nhìn nhận ta bằng đúng con người thật của mình” trong đoạn trích? Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì? Hãy lí giải sự lựa chọn đó. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản được gợi ra ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết của lòng trung thành trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi. Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông (Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 77-78) Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ, tên thí sinh: ; Số báo danh: Chữ ký của cán bộ coi thi 1: ; Chữ ký của cán bộ coi thi 2:
  3. LỚP HỌC NGỮ VĂN KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Bài thi: NGỮ VĂN – Lớp 12 (Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Thời gian làm bài từ 08g00 – 10g00. Chụp bài thi và gửi hạn chót đến 10g15 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Cuộc sống luôn đặt ra cho con người nhiều thử thách và chính những thử thách đó đã tạo nên sự khác biệt giữa họ. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mỗi người đều có hai sự lựa chọn, hoặc trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, hoặc trở thành người hữu ích. Sự lựa chọn này là kết quả của thái độ sống của mỗi người. Trong khi người lạc quan luôn nhìn nhận vấn đề từ những khía cạnh tích cực thì kẻ bi quan lại không làm được như vậy. Họ luôn cảm thấy hối tiếc vì những gì đã xảy ra trong quá khứ cũng như lo lắng quá nhiều cho tương lai. Thái độ sống này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy và cuộc sống của chính họ, cũng như của những người xung quanh. Bạn chỉ thật sự sống hữu ích khi dám nhận lãnh trách nhiệm về mình. Khi nhận lãnh trách nhiệm, bạn buộc phải làm việc bằng cả khối óc lẫn con tim. Sự kết hợp hoàn hảo giữa khối óc và con tim sẽ giúp bạn có được những ý tưởng mới, cũng như tránh được những sai lầm đáng tiếc. Xã hội luôn đề cao những người biết gạt bỏ mọi lo lắng tầm thường để hướng đến một cuộc đời hữu ích. Nhưng để có được sự tôn vinh đó, trước hết bạn phải sống có trách nhiệm với chính mình. Thay vì mải nghĩ về những thất bại đã qua, bạn hãy lựa chọn cho mình một thái độ sống tích cực hơn, bằng cách hướng tới những điều tốt đẹp nhất. Cây bút xã luận nổi tiếng Arthur Brisbane từng nói: “Hối tiếc về những điều đã xảy ra có thể trở thành động lực để bạn sống tốt hơn trong tương lai. Nhưng bạn chỉ thực sự sống có ích khi không lãng phí thời gian của mình vào những hối tiếc vẩn vơ”. Sống hết mình cho hiện tại và nghe theo sự mách bảo của trái tim sẽ giúp bạn sống một cuộc đời hữu ích, cũng như không phải hối tiếc vì những gì mình đã làm hoặc không làm. Hãy vượt lên những điều tầm thường và sống một cuộc đời hữu ích. (Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tr. 70-71) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra những yếu tố sẽ giúp bạn có một cuộc đời hữu ích được nêu trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, kẻ bi quan luôn mang trong mình tâm trạng cũng như thái độ như thế nào? Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả lại cho rằng “Bạn chỉ thật sự sống hữu ích khi dám nhận lãnh trách nhiệm về mình”? Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì? Hãy lí giải sự lựa chọn đó. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản được gợi ra ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải nhìn cuộc sống bằng đôi mắt đa diện nhiều chiều. Câu 2 (5,0 điểm) Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần. Thường khi đến gà gáy Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ Mị phảng phất nghĩ như vậy. (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022, tr. 13) Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét tình cảm của nhà văn Tô Hoài đối với nhân dân Tây Bắc. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ, tên thí sinh: ; Số báo danh: Chữ ký của cán bộ coi thi 1: ; Chữ ký của cán bộ coi thi 2: