Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí 12 - Trường THPT Cao Bá Quát (Có đáp án)

doc 4 trang hatrang 9040
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí 12 - Trường THPT Cao Bá Quát (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_on_thi_tot_nghiep_mon_dia_li_12_truong_thpt_cao_ba_quat_c.doc

Nội dung text: Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí 12 - Trường THPT Cao Bá Quát (Có đáp án)

  1. ĐỀ 301 Câu 41: Loại rừng nào sau đây có vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ đất ở miền núi nước ta? A. Rừng phòng hộ ven biển. B. Rừng ngập mặn. C. Rừng phòng hộ đầu nguồn. D. Rừng sản xuất. Câu 42: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa không trực tiếp gây nên thiên tai nào sau đây? A. Ngập lụt. B. Lũ quét. C. Hạn hán. D. Động đất. Câu 43: Khó khăn chủ yếu đối với việc nuôi tôm ở nước ta hiện nay là A. dịch bệnh xảy ra trên diện rộng gây nhiều thiệt hại. B. môi trường ở một số vùng ven biển dễ bị suy thoái. C. mỗi năm có khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bắc. D. mỗi năm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 3 - 4 cơn bão. Câu 44: Tiềm năng thủy điện nước ta tập trung lớn nhất ở vùng A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 45: Biện pháp quan trọng nhất để Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hoá là A. quan tâm đến chất lượng sản phẩm và thị trường. B. phát triển mạnh giống cây trồng, vật nuôi ưa lạnh. C. thay đổi cơ cấu giống cây trồng và cơ cấu mùa vụ. D. khai thác tài nguyên đất hợp lí, bảo vệ môi trường. Câu 46: Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có điều kiện phát triển mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ do A. có nhiều vốn đầu tư nước ngoài. B. có nguồn nguyên liệu phong phú. C. nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. D. cơ sở hạ tầng giao thông phát triển. Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Lào? A. Phú Thọ. B. Hà Tĩnh. C. Bình Dương. D. Cao Bằng. Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Hồng? A. Sông Cả. B. Sông Chu. C. Sông Mã. D. Sông Đà. Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có mưa nhiều từ tháng IX đến tháng XII? A. Đà Lạt. B. Nha Trang. C. Thanh Hóa. D. Sa Pa. Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không có hướng Tây Bắc - Đông Nam? A. Bạch Mã. B. Pu Đen Đinh. C. Trường Sơn Bắc. D. Hoàng Liên Sơn. Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây của Đồng bằng sông Hồng có quy mô trên 15 đến 100 nghìn tỉ đồng? A. Hà Nội. B. Nam Định. C. Hải Phòng. D. Thái Nguyên. Câu 52: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào có số lượng đàn bò lớn nhất trong các tỉnh sau đây? A. Quảng Bình. B. Hà Tĩnh. C. Nghệ An. D. Quảng Trị. Câu 53: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất? A. Cà Mau. B. Bạc Liêu. C. Đồng Tháp. D. An Giang. Câu 54: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có số lượng ngành ít nhất? A. Nha Trang. B. Biên Hòa. C. Hải Phòng. D. Hà Nội. Trang 1/4
  2. Câu 55: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công suất trên 1000MW? A. Na Dương, Phả Lại, Phú Mỹ. B. Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau. C. Phả Lại, Phú Mỹ, Trà Nóc. D. Bà Rịa, Phả Lại, Uông Bí. Câu 56: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết quốc lộ 19 nối Tây Nguyên với cảng biển nào sau đây? A. Đà Nẵng.B. Dung Quất. C. Quy Nhơn. D. Nha Trang. Câu 57: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết khoáng sản nào sau đây được khai thác ở Sinh Quyền? A. Graphit. B. Đồng. C. Apatit. D. Than đá. Câu 58: Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 27, cho biết cảng biển nào dưới đây không ở Bắc Trung Bộ? A. Nhật Lệ. B. Cam Ranh. C. Vũng Áng. D. Cửa Lò. Câu 59: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cảng biển Quy Nhơn thuộc tỉnh nào sau đây của Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Ninh Thuận. B. Khánh Hòa. C. Bình Định. D. Phú Yên. Câu 60: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp Cà Mau không có ngành công nghiệp nào sau đây? A. Luyện kim. B. Cơ khí. C. Hóa chất. D. Vật liệu xây dựng. Câu 61: Cho biểu đồ: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017 (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2005 - 2017? A. Xuất khẩu luôn lớn hơn nhập khẩu. B. Việt Nam luôn là nước nhập siêu. C. Nhập khẩu tăng nhiều hơn xuất khẩu. D. Xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu. Câu 62: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG ĐƯỜNG KÍNH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2010 2014 2017 Nhà nước 264,7 119,1 18,1 Ngoài Nhà nước 609,2 1 387,6 1 412,7 Đầu tư nước ngoài 267,6 356,7 288,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với tỉ trọng của các thành phần kinh tế trong cơ cấu sản lượng đường kính của nước ta, giai đoạn 2010 - 2017? A. Đầu tư nước ngoài tăng và nhỏ hơn Nhà nước. B. Nhà nước giảm và giảm ít hơn đầu tư nước ngoài. Trang 2/4
  3. C. Ngoài nhà nước tăng và lớn hơn đầu tư nước ngoài. D. Ngoài Nhà nước giảm và giảm nhiều hơn nhà nước. Câu 63: Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta thuộc vùng A. đặc quyền kinh tế. B. tiếp giáp lãnh hải. C. lãnh hải. D. nội thủy. Câu 64. Phát biểu nào sau đây đúng với giao thông đường ô tô ở nước ta? A. Mạng lưới ngày càng được mở rộng.B. Chưa hội nhập vào đường xuyên Á. C. Hầu hết các phương tiện lạc hậu, cũ kĩ.D. Chỉ tập trung ở dải đồng bằng ven biển. Câu 65: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây khiến kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng lên? A. Thị trường được mở rộng, đa dạng hóa. B. Thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư. C. Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện. D. Nhu cầu tiêu dùng trong nước lớn. Câu 66: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển sản xuất cây dược liệu chủ yếu dựa vào điều kiện nào sau đây? A. Khí hậu cận nhiệt, ôn đới trên núi; giống tốt. B. Nguồn nước mặt dồi dào phân bố nhiều nơi. C. Địa hình đa dạng; có cả núi, đồi, cao nguyên. D. Đất feralit đỏ vàng chiếm diện tích rất rộng. Câu 67: Vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong việc phát triển nghề cá của Duyên hải Nam Trung Bộ là A. khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. B. giảm việc khai thác, tăng nuôi trồng thủy sản. C. hạn chế khai thác và bảo vệ môi trường ven biển. D. không khai thác ven bờ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ. Câu 68: Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Tây Nguyên là A. sự phân hóa theo mùa của khí hậu. B. sự phân hóa theo độ cao của khí hậu. C. hiện tượng khô nóng diễn ra quanh năm. D. khí hậu diễn biến thất thường. Câu 69: Để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp mang tính bền vững, Đông Nam Bộ cần thực hiện phương hướng nào sau đây? A. Bảo vệ tài nguyên, môi trường. B. Đẩy mạnh xuất khẩu dầu mỏ. C. Xây dựng các trung tâm công nghiệp lớn. D. Tăng cường nhập khẩu nguyên, nhiên liệu. Câu 70: Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất cả nước, chủ yếu do A. diện tích đất phù sa rộng, khí hậu cận xích đạo. B. trình độ thâm canh cao, thuỷ lợi được phát triển. C. nguồn nước dồi dào, ít chịu ảnh hưởng thiên tai. D. khả năng mở rộng diện tích lớn, nhiều sông ngòi. Câu 71. Vấn đề đặt ra trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí ở nước ta là A. xây dựng các nhà máy lọc - hóa dầu. B. tránh để xảy ra các sự cố môi trường. C. hạn chế tối đa việc xuất khẩu dầu thô. D. tăng cường liên doanh với nước ngoài. Câu 72: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giảm do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh dân số. B. Áp dụng các biện pháp xử lí quyết liệt. C. Chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình. D. Tăng cường giáo dục dân số ở nhà trường. Câu 73: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm mục đích xã hội chủ yếu nào sau đây? A. Hạ tỉ lệ gia tăng dân số ở khu vực này. B. Phát huy truyền thống sản xuất của người dân. C. Tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu. D. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. Câu 74: Nguyên nhân chủ yếu làm cho dân số thành thị ở nước ta ngày càng tăng là A. phân bố lại dân cư giữa các vùng. B. quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. C. ngành nông - lâm - ngư phát triển. D. đời sống dân thành thị ngày càng cao. Câu 75: Mục đích quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là A. thúc đẩy quá trình đô thị hóa. B. tăng lao động có chuyên môn kỹ thuật. C. tăng trưởng kinh tế rất nhanh. D. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trang 3/4
  4. Câu 76. Cho biểu đồ về than, dầu và điện của nước ta giai đoạn 2005 - 2016: (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây ? A. Sản lượng than, dầu và điện. B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu và điện. C. Cơ cấu sản lượng than, dầu và điện. D. Quy mô và cơ cấu sản lượng than, dầu và điện. Câu 77: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG ĐIỆN PHÁT RA PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: triệu kwh) Năm 2010 2014 2015 2017 Nhà nước 67 678 123 291 133 081 165 548 Ngoài Nhà nước 1 721 5 941 7 333 12 622 Đầu tư nước ngoài 22 323 12 018 17 535 13 423 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng điện phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Tròn. C. Miền. D. Đường. Câu 78: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta? A. Làm dịu tính nóng bức của mùa hạ. B. Lượng mưa lớn và theo mùa. C. Tăng độ ẩm tương đối của không khí. D. Mang lại lượng mưa, ẩm lớn. Câu 79: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng đã tạo điều kiện cho nước ta A. hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. B. phát triển mạnh nền nông nghiệp ôn đới. C. đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. D. đa dạng hóa cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. Câu 80: Đặc điểm chung về tự nhiên của vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ nước ta là A. tiếp giáp với các vùng biển sâu, thềm lục địa thu hẹp nhanh. B. mở rộng với bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng và nông. C. thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai đa dạng song kém màu mỡ. D. gồm nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, đường bờ biển khúc khuỷu. Trang 4/4