Đề ôn thi giữa học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5

docx 12 trang hatrang 11240
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi giữa học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_thi_giua_hoc_ki_1_mon_toan_tieng_viet_lop_5.docx

Nội dung text: Đề ôn thi giữa học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5

  1. I. Phần trắc nghiệm (4 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Số thập phân gồm có hai mươi bảy đơn vị, năm phần mười, 4 phần nghìn là: A. 27,504 B. 27,54 C. 2754 D. 0,2754 Câu 2: Phân số được viết dưới dạng tỉ số phần trăm là: A.450% B.45% C. 4,5% D. 0,45% Câu 3: Khoảng thời gian từ 4 giờ 12 phút đến 8 là: A.4 giờ B. 3,8 giờ C. 3,6 giờ D. 3,4 giờ Câu 4: Khi tăng bán kính của một hình tròn lên gấp 3 lần thì diện tích của hình tròn tăng lên số lần là: A. 1 lần B. 3 lần C. 6 lần D. 9 lần Câu 5: Hình tam giác có cạnh đáy bằng 18cm, chiều cao bằng 7cm. Diện tích của hình tam giác đó là: A. 25cm2 B. 50cm2 C. 126cm2 D. 63cm2 II. Phần tự luận (6 điểm) Bài 1 (2 điểm): Tìm X, biết: a) X x 3,6 = 50,4 x 0,3 b) X – 4,2 x 5,7 = 255,3 : 69 Bài 2 (1 điểm): Điền dấu , = thích hợp vào chỗ chấm: a) 3,7 giờ . 3 giờ 7 phút b) 12 phút . 0,5 giờ c) 2 năm 6 tháng . 30 tháng d) 4 giờ - 2 giờ 3 phút . 1,95 giờ Bài 3 (1 điểm): Một bể nước dạng hình lập phương có cạnh bằng 10m. Tính diện tích toàn phần của bể đó. Bài 4 (2 điểm): Một bể bơi dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 24m, chiều rộng bằng 5/6 chiều dài. Khi mực nước lên tới 2/3 chiều cao của bể thì bể chứa 288m 3. Tính chiều cao của bể bơi. Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 – Đề số 4 II. Phần trắc nghiệm (4 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Chữ số 6 trong số 42,536 thuộc hàng nào? A. Hàng đơn vị B. Hàng chục C. Hàng phần mười D. Hàng phần nghìn Câu 2: 12% của một số bằng 24. Số đó là: A. 80 B. 160 C. 180 D. 200 Câu 3: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm 3 năm 10 tháng = tháng là:
  2. A. 47 B. 46 C. 45 D. 44 Câu 4: Chu vi của hình tròn có đường kính bằng 10cm là: A. 1,57cm B. 15,7cm C. 31,4cm D. 3,14cm Câu 5: Thể tích của hình lập phương có diện tích xung quanh bằng 294cm2 là: A. 98cm3 B. 196cm3 C. 343cm3 D. 49cm3 II. Phần tự luận (6 điểm) Bài 1 (2 điểm): Đặt tính rồi tính: a) 22 phút 16 giây + 3 phút 57 giây b) 18 giờ 29 phút – 8 giờ 47 phút c) 2,3 giờ x 9 d) 14,2 giây : 5 Bài 2 (2 điểm): Tìm X, biết: a) X + 12,4 = 35,8 b) X – 22,7 = 4,3 c) X : 15 = 0,58 d) X x 2,8 = 143,36 Bài 3 (2 điểm): Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 15m, chiều rộng 12m, tổng giữa chiều dài và chiều rộng gấp 6 lần chiều cao. Người ta quét vôi bên trong bốn bức tường xung quanh phòng học và trần nhà. a) Hỏi diện tích cần quét vôi là bao nhiêu mét vuông biết tổng diện tích các cửa là 8,2m2? b) Tính thể tích của phòng học. Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 – Đề số 5 I. Phần trắc nghiệm (4 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Số cạnh của hình lập phương là: A. 12 B. 10 C. 8 D. 6 Câu 2: Tỉ số phần trăm của 2 và 5 là: A. 20% B. 30% C. 40% D. 50% Câu 3: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm 15,48m2 = .cm2 là: A. 1548 B. 15480 C. 154800 D. 1548000 Câu 4: 24% của 500 bằng: A. 180 B. 160 C. 140 D. 120 Câu 5: Chiều cao của hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 8m và 12m, diện tích hình thang bằng 50m2 là: A. 4cm B. 5cm C. 6cm D. 7cm II. Phần tự luận (6 điểm) Bài 1 (2 điểm): Thực hiện phép tính a) 7 giờ 12 phút + 6 giờ 48 phút b) 12 năm 2 tháng – 8 năm 7 tháng c) 3,5 tuần x 9 d) 134,4 giây : 6
  3. Bài 2 (1 điểm): Tìm X, biết: X + 24,3 = (85,9 – 11, 2) x 4 Bài 3 (1 điểm): Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 4,5m; chiều rộng 1,8m và chiều cao 1,2m. Hỏi bể đó chứa được nhiều nhất bao nhiêu lít nước? (biết rằng 1 lít nước = 1dm3) Bài 4 (2 điểm): Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi bằng 200m, chiều dài bằng 60m. Người ta trồng rau trên thửa ruộng đó, biết rằng cứ 10m2 thu hoạch được 5kg rau. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam rau? Bài văn1 Sáng hôm đó, sau khi rời khỏi nhà thì em đi bộ đến trường như mọi hôm. Bầu trời trong xanh và em vừa đi vừa hớn hở ngắm cảnh đường quê đông vui và tấp nập. Khi em đến trường, lớp mới chỉ có một vài bạn đến. Em liền vôi vàng cất cặp sách và đi tưới nước cho cây hoa em mới trồng được 1 tuần, mới lên được 1 bông be bé. Khi em đến vườn, một sự việc làm em vô cùng thảng thốt là cây hoa đã bị vặt trụi. Hôm qua em đã thấy nó lên bông và bông còn đang he hé nhưng tại sao bây giờ lại thế này. Em cảm thấy buồn bã và bực bội vì những người vô ý thức đó. Bỗng bông hoa lên tiếng với em: - Huhu, tại sao tôi lại ra nông nỗi này-Bông hoa vừa nói vừa khóc tức tưởi. Em vội vàng hỏi han cây hoa: - Bạn sao rồi, có cảm thấy không khỏe chỗ nào không? - Tôi như này làm sao mà khỏe được hả bạn. Lũ trẻ đá bóng hôm qua thấy tôi đã liền chạy vào tranh nhau vặt tôi. Chúng không những vặt trụi lá của tôi mà còn giẫm giày xéo lên người tôi. Từ hôm qua đến giờ tôi phải chịu nỗi đau về cả thân thể lẫn tinh thần. Người tôi đau lắm, bông hoa vừa lên được he hé hôm qua giờ đã bị vặt mất rồi. Tôi đau khổ quá, tôi phải làm sao bây giờ huhu Em vội vàng an ủi cây hoa: - Bạn đừng buồn nữa, để mình trồng bạn vào 1 chậu cây rồi mang bạn về nhà mình nhé! Mình sẽ chăm sóc tốt cho bạn được ko? - Được vậy thì tốt quá, mình biết ơn bạn!
  4. Từ hôm đó, em mang cây hoa về trồng. Nó dần mọc tươi tốt nhờ được chăm sóc đầy đủ và đón ánh sáng mặt trời. Em mong mọi người có ý thức hơn về việc bảo vệ cây cối vì chúng làm đẹp tô điểm cho đời nên cần nhận được sự bảo vệ, chăm sóc. Bài văn2 Thứ bảy tuần trước, tôi cùng bố mẹ về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức vì đã hơn một năm rồi tôi chưa về thăm ông bà. Tôi nhớ ông bà, nhớ căn nhà nhỏ và cả khu vườn thân yêu. Sáng chủ nhật, tôi chạy ra vườn chơi. Quả là một buổi sáng đẹp trời! Bầu trời trong vắt, không một gợn mây, Mặt Trời uy nghi ngự trị trên cung điện lộng lẫy những tia nắng ngắm nhìn vạn vật. Bây giờ tôi mới cảm thấy khu vườn này quả là đẹp và có lẽ đẹp nhất vào những buổi ban mai như thế này. Anh Trống Cồ đã cất tiếng gáy, sân nhà rộn rã nhưng trong vườn còn náo nhiệt hơn. Chị Mái mơ dẫn dàn con đi kiếm mồi. Đàn gà con chạy líu ríu quanh chân mẹ, đôi chân phải bước dài ra trông vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Mẹ con chị cặm cụi tìm mồi quanh những đám cỏ còn đẫm sương. Đàn vịt lạch bạch chạy ra ao rỉa lông, rỉa cánh. Tôi ngồi chễm chệ trên đống rơm, ngắm nhìn khu vườn kỳ diệu. Cây cối lóng lánh sương đêm nên đang rạng rỡ tắm ánh nắng thu chan hòa. - Chào anh ổi! Khỏe chứ? - Tôi vẫn khỏe! Còn chú thế nào, chú Mít? Thì ra cây cối trong vườn đang hỏi thăm nhau. Tôi phải công nhận vườn ông bà tôi nhiều cây thật đấy. Tôi thích nhất là cây ổi, thân cây khẳng khiu, nứt nẻ. Tuy hình dáng vậy thôi nhưng đến mùa ổi cây lại cho những trái chín vàng ươm, trái ương phơn phớt xanh rờn và ngọt lịm nữa. Dường như trông thấy tôi, nó xòa cành lá như muốn chào mừng. Cuối vườn, các luống hoa trao đổi hương thơm và khoe sắc. Giàn thiên lý trổ hoa vàng lốm đốm đang nằm dưới nắng trên chiếc giàn xinh xắn mà ông tôi làm. Hoa lan nở từng chùm trắng xóa. Chùm hoa còn đọng lại những giọt sương long lanh như được một bàn tay khéo léo nào đó chạm trên cánh hoa những hạt châu ngọc. Những ngọn lửa cháy lên hập hùng trong tán lá xanh của hàng râm bụt. Hoa hồng kiêu sa. hoa cẩm chướng mùi thơm nồng nồng. Ảnh sáng mạ vàng những đóa cúc giản dị làm cho nó sáng rực lên như những viên kim cương. Quanh các luống hoa, bướm bay chập chờn. Ong mật, ong vò vẽ đánh lộn nhau để kiếm mật. Rồi Chích chóc bắt đầu huyên náo, vang vang khắp khu vườn là tiếng
  5. hót du dương của một cô Họa Mi. "Chích! Chích! Chích!". Chim Chích Bông chăm chỉ bắt sâu trên từng chiếc lá. Bỗng có tiếng cãi nhau chí chóe từ đâu đó: - Miếng này là của tớ mà! - Một con bồ câu kêu lên. - Không! Của tớ chứ! Tớ nhìn thấy trước! - Con còn lại nhanh nhảu. Thì ra chúng đang cãi nhau vè chuyện thức ăn! Ông tôi bảo sáng nào chúng cũng cãi cọ om sòm kể từ khi ông làm chiếc chuồng chim xinh xắn bằng gỗ thông này. Ông thường xuyên đặt thức ăn vào chuồng cho những chú chim mỗi buổi sớm. Trên tán lá, những chú gõ kiến leo dọc thân cây bưởi mỏ lách cách trên vỏ. Chà! Bây giờ tôi mới cảm nhận được vẻ đẹp thật sự của khu vườn này. Một cảnh vắng mà dung hòa nghìn thứ âm nhạc: Tiếng gió thổi vi vu, chim khẽ gù dưới lá, lá rì rào Một tuần trôi qua thật là nhanh. Nhưng trong suốt thời gian này tôi đã hiểu biết thêm về thiên nhiên và nhất là tôi lại thêm yêu khu vườn của tôi. Bài làm Mặt trời từ từ nhô lên cao tỏa sáng muôn vật. Những tia nắng vàng nhẹ nhàng phủ khắp không gian. Gió thu nhè nhẹ mơn man từng cảnh vật. Trong ngôi trường làng nhỏ, nơi sân trường vang lên tiếng nói chuyện rì rầm. Thì ra một cây non mới trồng đang ríu rít bên cây cổ thụ hỏi về quãng thời gian mà nó đã trải qua. Cây bàng nhỏ được chính tay những em học sinh trồng trong buổi lao động. Thân cây vẫn còn khá yếu bởi vậy nó phải dựa vào cái gậy nhỏ được cắm ở bên cạnh. Những chiếc lá xanh non mơn mởn vẫn còn đọng lại vài giọt sương sớm đang chơi đùa cùng chị gió. Cây non nhỏ khẽ nhìn cây phượng cổ thụ to lớn bên cạnh với vẻ mặt ngưỡng mộ. Bác phượng bên cạnh thật cao lớn. Thân cây to phải vòng tay ôm mới xuể. Những chiếc rễ to nổi trên mặt đất. Những cánh tay to khỏe hướng ra tứ phía. Những mầm xanh non mơn mởn như những ngọn nến xanh đang thắp sáng. Nó tò mò hỏi cây phượng: - Bác phượng ơi! Tại sao bác lớn vậy ạ? Bao giờ cháu mới được cao lớn như bác đây? Bác phượng già nhìn nó cười hiền hậu, ôn tồn nói: - Chào cháu bé. Cháu chỉ mới được trồng thôi mà, đợi khi cháu lớn rồi cháu sẽ cao lớn như bác thôi. Muốn lớn nhanh, cháu phải dùng bộ rễ của mình, cắm sâu vào lòng đất mẹ, cần mẫn hút chất dinh dưỡng. Bác đã trải qua hơn hai mươi năm sống, phải trải qua bao mưa nắng, bão bùng, bao mùa đông giá rét, bao lần thay lá đổi da mới có thể to lớn như vậy. Cháu hãy nhìn trên thân bác những vết sần sùi đáng sợ này đi, đó là dấu ấn của thời gian đó. Cháu phải trải qua tất cả những điều đó mới có thể sống và phát triển.
  6. Nghe bác phượng nói, cây bàng non khá lo sợ. Nó còn yếu ớt lắm, sao có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt như thế. - Bác ơi, cháu sợ lắm. Nhỡ đâu cháu không chịu được mà bật rễ thì sao? Cháu còn yếu ớt sao có thể qua được mua đông năm nay? - Không phải sợ đâu cháu ạ. Chỉ cần cháu kiên trì cố gắng, sẽ vượt qua thôi. Từ nay đến mùa đông còn lâu lắm. Không chỉ vậy, chắc chắn các bạn học sinh sẽ chăm sóc cho cháu rất cẩn thận. Đừng quá lo lắng, hãy nghĩ tới lúc cháu trưởng thành, có thể tỏa bóng mát rộng lớn nơi sân trường này, trở thành nơi để các bạn học sinh vui chơi, học tập thì cháu sẽ có thêm nghị lực để vượt qua thôi.- Bác phượng khuyên nhủ. Những lời khuyên chân thành của bác phượng làm cho bàng nhỏ cảm thấy yên tâm hơn. Nó nghe lời bác cần mẫn hút chất dinh dưỡng để nuôi bản thân, cắm sâu rễ xuống mặt đất để giữ cho cây không bị đổ. Nó sẽ cố gắng lớn mau để giúp ích cho đời. -hana-vfo.vn- BÀI VĂN MẪU SỐ 2 KỂ LẠI CUỘC TRÒ CHUYỆN GIỮA MỘT CÂY CỔ THỤ VÀ MỘT CÂY NON MỚI TRỒNG Hôm nay là một buổi sáng trong lành, trời trong xanh, nắng vàng rực rỡ. Trong sân trường, các loại cây khoe chồi, khoe sác thắm tươi. Những hàng cây xanh rờn ở đây luôn đem lại những cảm xúc thư giãn nhất cho mọi người. Hôm nay, em đến trường sớm hơn mọi bận. Bỗng em nghe một vài tiếng thút thít đâu đây, một tiếng khóc thút thít khe khẽ vang lên. Thì ra tiếng khóc đó là của cây Bàng non mới được chuyển về đây. Tiếng khóc dù rất khẽ vẫn làm bác Đa bên cạnh tỉnh giấc. Vươn cánh tay lá dài ra ôm lấy thân mảnh mai của cây Bàng non, bác ôn tồn hỏi: - Cháu yêu của ta, có chuyện gì làm cháu buồn lòng ư ? Cây Bàng non vẫn nức nở không lên lời, những cành cây run rẩy, lá cây đầm đìa nước mắt. Bác Đa hạ xuống thấp hơn, ôm cô bé nhỏ vào lòng: - Có chuyện gì làm cháu buồn, cháu có thể nói với ta mà - Huhuuhuhuu , huhuuu bác ơi cháu cháu nhớ mẹ với các anh mình lắm Như dã hiểu ra, Bác Đa hiền từ lau nước mắt cho cô bé, nhẹ nhàng an ủi - Cháu ơi, cháu đừng buồn nữa, ở đây chúng ta sẽ chăm sóc và yêu thương cháu như con cháu ruột của mình - Huhuuu nhưng cháu muốn mẹ cháu cơ, cháu xin bác, bác mang mẹ cháu đến đây với cháu được không, cháu nhớ mẹ cháu lắm - Việc này ta cũng không thể giúp cháu được, ta xin lỗi cháu. Nhưng để ta kể cho cháu nghe một câu chuyện Bàng non nín khóc, ngước đôi mắt tò mò nhìn Bác Đa. Giọng tràm ấm vâng lên
  7. đều đêu: - Ngày xưa có một cây non nọ, lớn lên trong một khu vườn um tùm cây cối, bên mẹ và các anh chị em yêu quý của mình. Cuộc sống của nó thật êm đềm, sáng sưởi ấm cùng gió, đêm uống sương cùng trăng. Một ngày kia, có những người lạ mặt đến, xem xét một vòng, lúc đến gần cây non, họ sờ nắn thân cây, vuốt ve lá cây một lúc rồi bỏ đi. Khi họ quay lại, trên tay mỗi người đều cầm xẻng, cuốc, người đào, người bới, chẳng mấy chốc đã nhấc bổng cả rễ cây non nớt lên. Họ đưa cây non lên xe, cây non tưởng mình chết chắc rồi, khóc đến ngủ lịm đi. Nhưng không, khi nó thức dậy, nó thấy bản thân mình đang ở một vùng đất mới, rễ cây lại được chồng xuống đất, bên cạnh đang có người tưới mát cho nó. Xung quanh có rất nhiều cây, rất nhiều người nữa. Thì ra nó được trồng trong một sân trường rất đẹp. Nó rất vui, nó được làm quen với nhiều bạn mới, được bác bảo vệ, các cô cậu học sinh chăm sóc rất chu đáo - Thế bạn cây non đó có nhớ nhà, nhớ mẹ không bác? - Có chứ, bạn ấy chưa xa mẹ bao giờ, đêm nào cũng khóc vì nhớ. Nhưng rồi nó nhận ra, nó phải sống và hoàn thành tốt trách nhiệm mà người mang nó đến đây muốn nó hoàn thành, nó phải tỏa bóng mát, làm đẹp và làm sạch cho ngôi trường này. Và khi nghĩ như vậy, nó thấy cuộc đời này đẹp hơn, nó thấy ngôi trường này cũng đẹp y như nhà nó vậy, mọi người xung quanh yêu thương nó giống mẹ nó vẫn quan tâm, chăm sóc. Ngày qua ngày, rễ cây, thân cây rồi từng cành cây cứ lớn dần, mập mạp, bụ bẫm, những vòm lá xanh rờn tỏa bóng mát cho mọi người. Ở đây nó đã chứng kiến biết bao nhiêu chuyện buồn, bao nhiêu chuyện vui, bao nhiêu cuộc chia tay các bạn học sinh lớp 5, bao nhiêu cuộc đón chào học sinh lớp 1. Hàng đêm, nó trò chuyện cùng trăng, nhờ trăng đem những câu chuyện ấy kể lại cho mẹ nó ở phương xa và nhắn với bà rằng nó vẫn sống tốt và nhớ bà rất nhiều. Cháu ạ, ở phương trời xa, mẹ chãu cũng nhớ cháu nhiều lắm, và chắc chắn mong mỏi cháu sẽ lớn nhanh, cứng cáp, giúp ích cho đời. Cháu phải sống thật tốt đời cây của mình, phải xanh, để còn giúp ích cho sự sống thế giới này. Đến lúc này, Bàng non nín khóc hẳn, tươi cười trở lại: - Bác ơi, cháu hiểu rồi, cháu sẽ không khóc nữa đâu bác ạ, cháu sẽ sống thật tốt - Đúng vậy, cháu của ta ngoan lắm. Nào đi ngủ thôi, giờ cũng muộn lắm rồi Nghe lời Bác Đa, Bàng non nhắm mắt rồi từ từ chìm vào giấc ngủ sâu. Đêm ấy nó mơ về một tương lai thật tươi đẹp, mơ thấy mọi người cùng đoàn tụ. Trăng trên cao sáng vằng vặc. Một đêm thật bình yên. Bài làm
  8. Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình. Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước kẻ, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại bóc ra. Những mảng da của tôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau". Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình: - Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều. Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy! Back to top Bài mẫu 2: Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện tâm sự giữa các đồ dùng học tập.
  9. Dàn ý 1. Mở bài • Tôi có thói quen xấu là bừa bộn. • Một hôm tôi nghe được cuộc trò chuyện giữa các đồ dùng học tập của tôi, tôi thấy xấu hổ và đã thay đổi cách sống của mình. 2. Thân bài • Một hôm tôi nghe được tiếng nói chuyện thì thào phát ra từ góc học tập. • Đầu tiên là cặp sách tâm sự • Hộp bút ở góc bàn cũng bức xúc lên tiếng • Mấy quyển sách vừa học xong tôi còn đang để trên bàn, cũng nhao nhao cất tiếng nói • Bác tủ đựng sách vở cũng bức xúc không kém, kể mọi chuyện 3. Kết bài • Tôi thấy xấu hổ vô cùng • Từ hôm đó tôi đã tự có ý thức chăm sóc và bảo vệ đồ dùng của mình hơn. Bài làm Một thói quen xấu của tôi bị mọi người phê phán đã nhiều lần đó là bừa bộn. Đi học về tôi thường bỏ cặp sách bừa bộn, tối học xong tôi thường để luôn sách vở trên bàn, nhìn cũng bừa bộn nhưng tôi thấy bình thường. Thế rồi một hôm tôi nghe được cuộc trò chuyện giữa các dồ dung học tập của tôi, tôi thấy xấu hổ và đã thay đổi cách sống của mình. Đó vào một đêm hè, tôi đang ôn thi, khi ấy đã 1h đêm, tôi để nguyên sách vở trên bàn rồi tắt đèn đi ngủ, mắt đang lim dim thì bỗng có tiếng nói chuyện thì thào phát ra từ góc học tập. Tôi nằm im và lắng nghe, thì ra đó là cuộc tâm sự của các đồ dùng học tập của tôi. Đầu tiên là cặp sách tâm sự: - Mọi người ơi tôi thấy buồn lắm, trong các thứ của cô chủ, tôi là người khổ nhất. Cặp thì nhét bao nhiêu là thứ sách, sách vở thì không nói làm gì, đằng này có cả truyện tranh, quà vặt. Nhiều lúc mấy thứ quà ấy rơi vãi, cô chủ không lấy ra làm tôi mốc meo cả lên. Hồi xưa tôi đẹp đẽ bao nhiêu thì bây giờ tôi xấu xí, tàn tạ bấy nhiêu. Nhìn cặp của các cô chủ khác mà tôi xấu hổ, thèm được trân trọng giống như họ. Hộp bút ở góc bàn cũng bức xúc lên tiếng: - Ối giời, cậu tưởng rằng chỉ có mình cậu bị nản hả? Tôi nói cho các cậu biết nhé: Tôi nè, trong mình nhét bao nhiêu là bút, thước, tẩy, còn cả mấy thứ linh tinh của con gái nữa, làm cho tôi bao giờ cũng căng phồng lên như người béo phì. Có lúc
  10. tưởng nứt toác ra rồi ấy chứ!, ngòi bút nhiều khi cô chủ không đóng lại, làm mực giây ra đầy tôi, vừa bẩn vừa xấu, làm tôi mất hết tự tin với mọi người. Mấy quyển sách vừa học xong tôi còn đang để trên bàn, cũng nhao nhao cất tiếng nói: - Chúng tôi thì có hơn gì đâu, tối nào học xong cô chủ cũng để nguyên chúng tôi trên bàn, bụi bặm rơi đấy vào. Có khi cô cầm cả chúng tôi lên giường, vừa nằm vừa học, rồi ngủ luôn, sáng dậy thì chúng tôi nhàu nát hết cả. Những cái áo bọc của chúng tôi thì nhàu nát hết, thi thoảng cô chủ còn vẽ lên chúng tôi nữa. Bác tủ đựng sách vở cũng bức xúc không kém, kể mọi chuyện: - Ôi thôi, chúng ta gặp cô chủ này thì cùng chung số phận rồi, tôi cũng giống các bạn thôi. Tôi đựng đồ dùng cho cô chủ, nhưng có khi cô mở tủ lấy đồ mà có đóng vào đâu, cứ mở tênh hênh ra, bụi bẩn bay bám đầy lên người tôi mà có bao giờ cô lau đâu. Nhiều khi mở lấy thì cô kéo cánh cửa âm ầm, làm tôi đau đớn. Tôi thấy trằn trọc không ngủ được, thấy xấu hổ vô cùng. Từ trước đến nay tôi đã không gọn gàng, không biết quý trọng những người bạn thân thiết của mình. Tôi không ngủ nữa mà dậy bật đèn, dọn dẹp sách vở ngăn nắp gọn gàng, lau tủ sạch sẽ. Từ hôm đó tôi đã tự có ý thức chăm sóc và bảo vệ đồ dùng của mình hơn. Back to top Bài mẫu 3: Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện tâm sự giữa các đồ dùng học tập. Dàn ý 1. Mở bài • Tôi là một đứa trẻ sống rất bừa bộn. • Một lần tôi tình cờ nghe được cuộc trò chuyện giữa các đồ dùng học tập. 2. Thân bài • Đầu tiên là cặp sách than thở • Rồi đến hộp bút góp phần kể lể • Enh em sách vở từ trong tủ cũng nói vọng ra • Bác tủ cũng góp chuyện. Mọi người có vẻ rất bức xúc vì tôi đã đối xử không tốt với họ. 3. Kết bài • Hóa ra chỉ là một giấc mơ. • Tôi tự nhủ rằng: “Sẽ đối xử thật tốt với các đồ dùng học tập của mình”. Bài làm
  11. Tôi là một đứa trẻ sống rất bừa bộn. Dù mọi người đã nhắc nhở nhưng tôi vẫn chứng nào tật ấy. Tôi sẽ khó mà sửa đổi được nếu không có một lần tôi tình cờ nghe được cuộc trò chuyện giữa các đồ dùng học tập. Cái đêm hôm ấy, khi tôi vừa trèo lên giường và lim dim mắt thì bỗng có tiếng nói chuyện thì thào phát ra từ góc phòng. Tôi bật dậy và lắng nghe, thì ra đó là cuộc tâm sự giữa các đồ dùng học tập của tôi. Đầu tiên là cặp sách than thở: – Trong các thứ của cô chủ, tôi là người khổ nhất. Cặp thì nhét bao nhiêu là thứ, sách vở thì không nói làm gì, đằng này có cả truyện, quà vặt. Nhiều lúc mấy thứ quà ấy rơi vãi, cô chủ không lấy ra làm cho người tôi mốc meo cả. Hồi đó tôi đẹp đẽ bấy nhiêu thì bây giờ xấu xí bấy nhiêu. Không chịu thua, hộp bút góp phần kể lể: – Cậu tưởng rằng chỉ có mình cậu bị nạn hả? Tôi nói cho biết nhé: Tôi nè, trong mình nhét bao nhiêu là bút, thước, tẩy còn cả mấy thứ linh tinh của con gái nữa làm cho tôi bao giờ cũng căng phồng lên. Có khi tưởng nứt toác ra rồi ấy chứ! Đang thao thao bất tuyệt thì bỗng có tiếng nói của anh em sách vở từ trong tủ vọng ra: – Các bác ơi, các bác mở cửa cho chúng em với. Thế là cậu cặp sách và chị hộp bút cố sức kéo cánh cửa tủ ra. Bác tủ nhăn mặt: – Làm cái gì thế? Làm cái gì thế? Đêm hôm khuya khoắt không ngủ kéo nhau dậy làm gì? Cặp sách chưa kịp nói gì thì chị hộp bút đã nhanh nhảu nói lại mọi chuyện. Khi đó, bác tủ nói: – À! Thì ra là thế. Sao không gọi tôi để tôi góp chuyện với. Cô chủ của chúng ta rất nghịch ngợm Không để cho bác tủ nói hết, anh em sách vở đã cắt ngang: – Mấy người làm gì ngoài đó mà lâu thế, mở cửa cho chúng tôi đi chứ. Bác tủ lại nặng nề mở cửa ra: – Có gì đâu mà gọi ầm lên thế! – Xin lỗi bác tủ. Chúng cháu thấy mọi người nói chuyện đúng quá nên chúng cháu cũng muốn kể. Vốn trước đây chúng cháu đẹp lắm nhưng tại cô chủ nên cháu mới tàn tạ như thế này. Bộ áo của cháu bị bung hết ra. Đối với cô chủ, chúng cháu không chỉ dùng để học mà còn dùng làm vũ khí nữa. Mỗi lần cô chủ bị mấy đứa con trai trêu thì y như rằng lại lấy chúng cháu ra mà phang, mà ném. Bỗng tôi giật mình tỉnh dậy, thì ra là một giấc mơ. Tôi bước tới bàn học sắp xếp lại sách vở vương vãi trên mặt bàng, bọc lại cẩn thận. Tôi cũng lấy bớt mấy thứ ra
  12. khỏi hộp bút, cặp sách. Tôi tự nhủ rằng: “Sẽ đối xử thật tốt với các đồ dùng học tập của mình”. Thỉnh thoảng trong gió tôi nghe thấy tiếng hò reo đồng tình cặp sách, hộp bút, sách vở và bác tủ.