Đề ôn thi chọn HSG môn Vật lí 9

docx 18 trang hatrang 25/08/2022 9960
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi chọn HSG môn Vật lí 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_thi_chon_hsg_mon_vat_li_9.docx

Nội dung text: Đề ôn thi chọn HSG môn Vật lí 9

  1. ĐỀ ÔN 1 Bài I (2,5 điểm) 1. Trời về chiều, sau một ngày lao động mệt nhọc, ông lão đánh cá nằm nghỉ trên bờ sông. Theo thói quen, ông lão thả mắt theo dòng nước nhìn thấy một vật ngập hoàn toàn trong nước đang lững lờ trôi. Ông lão vớt lấy vật và mang lên bờ, đó là một chiếc bình đất nung, miệng bình được nút kín. Ông lão mở nút ra và kinh ngạc: trong bình có 400 đồng tiền vàng giống nhau. Ông lão quyết định giữ lại một phần nhỏ, phần còn lại để phân phát cho những người nghèo trong vùng. Sau đó, ông lão đậy kín bình lại rồi ném xuống sông thấy một phần ba bình nhô lên khỏi mặt nước. Hãy tìm khối lượng mỗi đồng tiền vàng. Biết bình có thể tích ngoài 4,5 lít và khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. 2. Hai bố con có khối lượng lần lượt là 60kg và 30kg cần phải vượt qua một hào nước sâu có chiều rộng cỡ 2m trong lúc đi dã ngoại. Trong tay họ chỉ có 2 tấm ván nhẹ, chắc, cùng độ dài nhưng nhỏ hơn bề rộng của hào nước. Hai người đang lúng túng chưa nghĩ ra cách vượt qua khó khăn này. Bạn hãy chỉ cho họ cách làm và dự kiến chiều dài tối thiểu của tấm ván để hai bố con vượt qua hào nước một cách an toàn. Bài II (1,5 điểm) Vào mùa đông, người ta dẫn nước nóng ở nhiệt độ không đổi chảy đều vào bể tắm có sẵn nước lạnh. Giả sử sự cân bằng nhiệt diễn ra ngay sau khi nước nóng chảy vào bể và bỏ qua sự trao đổi nhiệt của hệ thống với môi trường xung quanh. Sau phút thứ nhất, nhiệt độ của nước trong bể tăng thêm 0,8 oC so với ban đầu. Sau phút thứ hai, nhiệt độ của nước trong bể tăng thêm 1,2 oC so với ban đầu. Sau bao lâu nhiệt độ của nước trong bể tăng 2oC so với ban đầu? Bài III (2,0 điểm) Bàn là điện sử dụng cho các chất liệu vải khác nhau có sơ đồ mạch điện như hình 1. Các chốt 1, 2, 3, 4 là các tiếp điểm để đấu nối các thanh dẫn có điện trở không đáng kể nhằm thiết lập chế độ nhiệt cho bàn là. Bạn hãy cho biết có bao nhiêu chế độ cho các công suất tỏa nhiệt khác nhau? Chỉ rõ cách đấu nối thanh dẫn vào các chốt và giá trị các công suất tương ứng. Bài IV (1,5 điểm) Một cô gái cao 165cm, mắt cách đỉnh đầu 10cm đứng gần chiếc gương lớn G đặt nghiêng 60 o so với mặt sàn nằm ngang (Hình 2 với C là chân, Đ là đỉnh đầu). 1. Tìm khoảng cách xa nhất từ chân cô gái tới vị trí đặt gương để cô ấy ngắm được toàn thân mình qua gương. Tìm kích thước tối thiểu của gương khi đó. 2. Khi cô gái từ từ lùi xa gương thì hình ảnh cô ấy dịch chuyển thế nào? Bài V (2,5 điểm) Trong tay chỉ có 1 chiếc cốc thủy tinh hình trụ thành mỏng, bình lớn đựng nước, thước thẳng có vạch chia tới milimet. Hãy nêu phương án thí nghiệm để xác định khối lượng riêng của một chất lỏng nào đó và khối lượng riêng của cốc thủy tinh. Cho rằng bạn đã biết khối lượng riêng của nước.
  2. ———— HẾT———— Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .Số báo danh: Hướng dẫn chấm môn: VẬT LÍ Bài I: (2,5 đ) 1. Khi bình có đầy tiền : Pb + Pt = FA = V.dn Khi lấy hết tiền thì: Pb = 2V.dn/3 Vậy thì Pt = V.dn/3 nên 400.m.10 = 4,5.10/3 tìm được m = 3,75g 2. Lập luận qua nguyên lý đòn bẩy để đưa đến các hình vẽ Bài II: (1,5 đ) Giả sử cứ mỗi phút có m nước nóng ở nhiệt độ t chảy vào M nước lạnh ở t0 Sau 1ph thì m(t - t0 - 0,8) = M.0,8 (1) Sau 2ph thì 2m(t - t0 - 1,2) = M.1,2 (2) Sau n ph thì n.m(t- t0 - 2) = M.2 (3) Từ (1) (2) và (3) tìm được n = 10 phút Bài III: (2,0đ) * Cho 2 điện trở ghép nối tiếp khi nối tắt chốt 4-3: 2 * Dùng điện trở 96,8Ω khi nối tắt 1-2 và 3-4: P2 = U / R1 = 500W 2 * Dùng điện trở 48,4Ω khi nối tắt 1-3: P3 = U / R2 = 1000W * Dùng 2 điện trở song song khi nối tắt 1-3;2-4: P4 = P2 + P3 = 1500W Bài IV: (1,5đ) 1. Để nhìn thấy toàn thân ở khoảng cách xa nhất phải thỏa mãn hình vẽ * Dễ thấy M’ đối xứng M qua gương tạo ra ∆MCM’ vuông ở C có góc 600 nên: MC = MH = M’H = h’ = 155cm suy ra
  3. * Có: tan(ĐM’C) = nên < (ĐM’C) = 31,57o Tìm được: HK = HM’.tan(HM’K)m = 4,25cm Suy ra : GK = GH + HK = M’H.tan30o + 4,25 = 93,74cm 2. Hình ảnh quan sát được lùi xa và đi xuống, mất dần từ chân đến đầu. Bài V: (2,5đ) 1. Điện năng khi truyền tải đi xa thì hao phí: * Giảm điện trở suất: Tốn kém khi sử dụng các kim loại, hợp kim đắt tiền * Tăng tiết diện S: Khối lượng dây tăng, không kinh tế * Tăng hiệu điện thế: Phải sử dụng máy biến thế, đường điện cao thế nguy hiểm 2. Từ công thức: Pp = Pt + ∆P, do với suy ra: Với điện áp U thì: P = 9x + ∆P (1) Với điện áp 2U thì P = 36x + ∆P/4 (2) Với điện áp 3U thì P = nx + ∆P/9 (3) Tìm được: P = 45x; ∆P = 36x suy ra n = 41 đèn * Với U thì ∆P = 36x; với Umới thì ∆P = x (công suất tiêu hao nhỏ nhất) nên Umới = 6U = 1320V. Số đèn cực đại là 44 đèn. Sở Giáo dục và Đào tạo Trường THPT Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 Năm học 2021 Môn: Vật Lí (khối chuyên) Thời gian làm bài: 120 phút
  4. Đề số 2 Câu 1. (3,0 điểm) Một chiếc ca nô chuyển động trên quãng sông thẳng nhất định AB, người lái ca nô nhận thấy: Để đi hết quãng sông, những hôm nước sông chảy thì thời gian ca nô khi xuôi dòng từ A đến B ít hơn thời gian những hôm nước sông đứng yên là 9 phút, còn khi ngược dòng từ B về A hết khoảng thời gian là 1 giờ 24 phút. Tính thời gian ca nô chuyển động từ A đến B những hôm nước sông yên lặng. Coi tốc độ dòng nước những hôm nước sông chảy đối với bờ là không đổi và công suất ca nô luôn luôn ổn định. Câu 2. (4,0 điểm) Thanh AB không đồng chất dài AB = L, trọng lượng P, có trọng tâm G cách đầu A là 0,6L. Đầu A của thanh tựa vào bức tường thẳng đứng, còn trung điểm M của thanh được buộc bằng sợi dây MC cột vào tường (Hình 1). Khi thanh cân bằng hợp với tường góc 60o và CA = L. 1. Hãy phân tích và biểu diễn các lực tác dụng vào thanh AB. 2. Tính độ lớn các lực tác dụng lên thanh AB theo P. 3. Xác định hệ số ma sát k giữa thanh và tường để thanh cân bằng. Biết lực ma sát giữ thanh đứng yên được tính theo công thức trong đó N là áp lực. Câu 3. (3,0 điểm) Cho hai bình cách nhiệt hoàn toàn với môi trường ngoài. Người ta đổ vào mỗi bình 300g nước, bình 1 nước có nhiệt độ 55,6 oC và bình 2 nước có nhiệt độ 30 oC. Bỏ qua sự mất nhiệt khi đổ, khi khuấy và nhiệt dung của 2 bình. 1. Lấy ra 100 g nước từ bình 1 đổ sang bình 2 rồi khuấy đều. Tính nhiệt độ của nước ở bình 2 khi cân bằng nhiệt. 2. Từ bình 2 (khi đã cân bằng nhiệt) lấy ra 100 g nước đổ sang bình 1 rồi khuấy đều. Tính nhiệt độ của nước ở bình 1 khi cân bằng nhiệt và hiệu nhiệt độ giữa 2 bình khi đó. 3. Cứ đổ đi đổ lại như thế với cùng 100 g nước lấy ra. Tìm số lần đổ từ bình 2 sang bình 1 để hiệu nhiệt độ của nước trong hai bình khi cân bằng nhiệt là 0,4 oC. Câu 4. (4,0 điểm) Cho mạch điện như hình 2. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị không đổi là U = 18 V. Đèn dây tóc Đ trên đó có ghi 12V-12W. Các điện
  5. trở và biến trở Rx. Khoá K, dây nối và ampe kế có điện trở không đáng kể. 1. Thay đổi giá trị của biến trở Rx để đèn sáng bình thường. Tìm giá trị của điện trở Rx trong các trường hợp: a) Khoá K mở. b) Khoá K đóng. Trong trường hợp này, số chỉ ampe kế bằng bao nhiêu? 2. Khoá K đóng, biến trở có giá trị . Thay bóng đèn trên bằng một bóng đèn khác mà cường độ dòng điện IĐ qua bóng đèn phụ thuộc vào hiệu điện thế UĐ ở hai đầu bóng đèn theo hệ thức (Trong đó UĐ đơn vị đo bằng vôn, IĐ đơn vị đo bằng ampe). Tìm hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn. Câu 5. (4,0 điểm) Điểm sáng S nằm trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự là f, cách tiêu điểm gần nó nhất một khoảng 1,5f cho ảnh thật S’ cách tiêu điểm gần S’ nhất là cm. 1. Xác định vị trí ban đầu của S đối với thấu kính và tiêu cự f của thấu kính. 2. Cho điểm sáng S nằm trên trục chính, ngoài tiêu điểm và cách thấu kính một khoảng là d. Khi S chuyển động theo phương lập với trục chính một góc α = 60o theo hướng tiến lại gần thấu kính thì phương chuyển động của ảnh thật lập với trục chính một góc β = 30o. Tính d. 3. Đặt thấu kính trên trong khoảng giữa hai điểm sáng A và B sao cho A, B nằm trên trục chính của thấu kính, cách nhau một đoạn 72 cm và ảnh A’ của A trùng với ảnh B’ của B. Sau đó, cố định vị trí của A, B và tịnh tiến thấu kính theo phương vuông góc với trục chính với tốc độ không đổi v = 4 cm/s. Xác định tốc độ chuyển động tương đối của A’ so với B’. Chú ý: Học sinh được sử dụng trực tiếp công thức thấu kính khi làm bài. Câu 6. (2,0 điểm) Cho các dụng cụ sau: + 01 thanh than chì AB (đồng chất và có kích thước, hình dạng như ruột một chiếc bút chì). + 01 ampe kế.
  6. + 01 vôn kế. + 01 nguồn điện. + 01 điện trở Ro. + 01 thước thẳng (có độ chia nhỏ nhất đến 1 mm). + 01 cuộn chỉ sợi mảnh. + 04 đoạn dây dẫn một đầu có phích cắm, đầu còn lại được tách vỏ cách điện. + Các dây nối, bảng mạch điện, khóa K. Yêu cầu: Hãy đề xuất phương án đo điện trở suất của thanh than chì AB (cơ sở lý thuyết và các bước tiến hành thí nghiệm). ———— HẾT———— Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .Số báo danh: Hướng dẫn chấm bài thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên Bắc Giang Câu 1: (3,0 đ) - Gọi độ dài quãng sông, vận tốc ca nô, vận tốc của nước sông lần lượt là S = AB, v, u. - Thời gian ca nô chạy hết quãng sông khi nước sông đứng yên là - Thời gian ca nô chạy hết quãng sông khi xuôi dòng - Theo bài ra ta có: Thời gian ca nô chạy hết quãng sông khi ngược dòng: - Chia vế với vế của (2) và (3) ta được: - Biến đổi và rút gọn ta được: 28u2 + 3v2 - 25uv = 0 - Chia cả 2 vế cho tích (v.u), ta được: - Đặt + Với thay vào (3), biến đổi
  7. + Với thay vào (3), biến đổi + Cả 2 nghiệm đều được chấp nhận. Câu 2: (4,0 đ) 1 Các lực tác dụng vào thanh AB được phân tích như hình vẽ. + Trọng lực: + Lực căng: + Phản lực: + Lực ma sát: (Hình vẽ đúng: 0,5 điểm; kể tên các lực đúng: 0,5 điểm) 2 Vì AB = AC = L và nên DACB đều. Do đó Từ điều kiện cân bằng của thanh AB đối với trục quay A, ta có: - Điều kiện cân bằng lực, ta có: + Chiếu (2) lên Ox:
  8. + Chiếu (2) lên Oy: 3 Theo đầu bài: Vậy: Câu 3: (3,0 đ) 1 - Gọi nhiệt dung của nước là c. o Nhiệt độ ban đầu của bình 1 là t 01 = 55,6 C, nhiệt độ ban đầu của bình 2 là t 02 = 30 oC, lượng nước chuyển là . o Sau lần đổ thứ nhất, nhiệt độ bình 1 là 55,6 C, gọi nhiệt độ bình 2 là t1. - Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt đối với bình 2: - Suy ra nhiệt độ: 2 o - Sau lần đổ thứ hai, nhiệt độ bình 2 là 36,4 C, gọi nhiệt độ bình 1 là t2. Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt đối với bình 1: - Suy ra: - Hiệu nhiệt độ 2 bình 3 - Đặt
  9. - Dễ dàng thấy rằng để tìm hiệu nhiệt độ của hai bình sau lần đổ thứ 3 và thứ 4: - Như vậy, cứ mỗi lần đổ đi đổ lại thì hiệu nhiệt độ hai bình thay đổi - Sau n lần đổ từ bình 2 sang bình 1, ứng với lần đổ thứ 2n thì hiệu nhiệt độ 2 bình - Để hiệu nhiệt độ bằng 0,4oC, hay suy ra 2n = 64 = 26 suy ra n = 6. Kết luận: Sau 6 lần đổ từ bình 2 sang bình 1 hoặc với lần đổ thứ 12 nếu tính số lần đổ của cả 2 bình. Câu 4: (4,0 đ) a) K mở [(R1 nt R2)//Đ] nt Rx Đèn sáng bình thường Uđ = U12 = 12V, Iđ = 1A, Suy ra I12 = 1A Ix = Iđ + I12 = 2A Ux = U - Uđ = 6V suy ra b) K đóng [(Đ nt (R2 // Rx)] // R1, - Vì đèn sáng bình thường: Uđ = U12 = 12V, Iđ = 1A Ux = U2 = U - Uđ = 6V, I2 = 2/3A, Ix = Iđ - I2 = 1/3A, suy ra suy ra I1 = 6A - Số chỉ ampe kế IA = I1 + I2 = 20/3A - K đóng - Phương trình ; có nghiệm UĐ = 3V; UĐ = -3,6 (loại) Câu 5: (4 điểm) 1 Ta có: Mà
  10. Vậy: f = 20 cm, d = 50 cm. 2 Nguồn sáng S đi qua trục chính tại điểm nằm ngoài tiêu cự cho ta ảnh thật . Ký hiệu OS = d, OS' = d', Từ hình vẽ ta có: Mà thay vào ta có: Thay các giá trị đã cho ta được 3 Do 2 điểm A, B nằm 2 bên thấu kính và ảnh của A, B trùng nhau nên tính chất ảnh của chúng khác nhau. Giả sử A cho ảnh thật A’ và B cho ảnh ảo B’ Gọi d'A, d'B lần lượt là các giá trị ứng với vị trí của ảnh A’, B’. Ta có:
  11. với dB = 72 – dA (cm) (2) + Để A’ trùng với B’thì (3) Từ (1), (2) & (3) ⟹ dA = 60 cm, dB = 12 cm, (thỏa mãn giả thiết ) + A’, B’ chuyển động ngược chiều nhau, với tốc độ của A’, B’ đối với A lần lượt là Tốc độ tương đối của A’ so B’: V'AB = V'A + V'B = 12 cm/s. Câu 6: (2,0 đ) 1 Cơ sở lý thuyết Điện trở của thanh than chì: Dùng sợi chỉ mảnh có chiều dài L cuốn N vòng sát nhau quanh thanh than chì: Thay vào (1) ta được: + Dùng thước thẳng đo chiều dài L của đoạn chỉ và đếm số vòng chỉ đã cuốn. + Đo điện trở R (dùng vôn kế (đo U) và ampe kế (đo I)). + Dùng thước thẳng đo chiều dài l của thanh than chì phần có điện trở R. 2 Các bước tiến hành Bước 1: Dùng sợi chỉ mảnh cuốn N vòng sát nhau quanh AB, dùng thước thẳng đo chiều dài L của đoạn chỉ đó. Ghi các giá trị N, L vào bảng số liệu. Mắc mạch điện như hình vẽ (các vị trí dây nối với thanh than chì phải cuốn nhiều vòng để hạn chế điện trở tiếp xúc). Đóng khóa K, ghi số chỉ của ampe kế vào bảng số liệu.
  12. Bước 2: Dùng thước thẳng đo chiều dài l, ghi vào bảng số liệu. Đóng khóa K, ghi số chỉ của vôn kế vào bảng số liệu. Bước 3: Thực hiện lại bước 2 với ít nhất hai giá trị khác nhau của l. Bước 4: Tính toán và xử lí số liệu, viết kết quả đo được: - Tính giá trị: p1; p2; p3 ở mỗi lần đo. - Tính giá trị trung bình điện trở suất của thanh than chì: Bảng số liệu Chú ý khi chấm bài: - Thí sinh làm đúng theo cách khác vẫn cho điểm tối đa của phần đó. - Nếu sai hoặc thiếu đơn vị 1 lần thì trừ 0,25 điểm; trừ toàn bài không quá 0,5 điểm cho lỗi này. Sở Giáo dục và Đào tạo Trường THPT Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 Năm học 2021 Môn: Vật Lí (khối chuyên) Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi số 3) Câu 1: (2,00 điểm) Ba chất lỏng khác nhau có khối lượng m1, m2, m3; nhiệt dung riêng và nhiệt độ o o đầu tương ứng là c1, c2, c3 và t1 = 90 C, t2 = 20 oC, t3 = 60 C có thể hòa lẫn vào nhau và không có tác dụng hóa học. Nếu trộn chất lỏng thứ nhất với nửa chất lỏng thứ ba o thì nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp là t 13 = 70 C, nếu trộn chất lỏng thứ hai với nửa o chất lỏng thứ ba thì nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp là t23 = 30 C. Cho rằng chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa các chất lỏng với nhau. a. Viết phương trình cân bằng nhiệt của mỗi lần trộn. b. Tính nhiệt độ cân bằng tc khi trộn cả ba chất lỏng với nhau. Câu 2: (2,00 điểm) Tại hai địa điểm A và B trên một đường thẳng, lúc 6 giờ có hai xe chuyển động, một xe xuất phát tại A và một xe xuất phát tại B theo hướng AB với vận tốc không đổi. Nếu xuất phát cùng lúc thì hai xe gặp nhau tại điểm C sau 3 giờ chuyển động, nếu xe tại A xuất phát chậm 10 phút thì hai xe gặp nhau tại D. Biết AB = 30km, CD = 20km. Hãy xác định: a. Vận tốc của mỗi xe. b. Thời điểm hai xe gặp nhau tại C và D.
  13. Câu 3: (2,00 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ H1. Biết U không đổi, R 4 là biến trở, R1, R2, R3 là các điện trở cho sẵn. Bỏ qua điện trở của ampe kế và các dây nối. a. Chứng tỏ rằng khi điều chỉnh R4 để ampe kế chỉ số 0 thì . b. Cho R1 = 4Ω , R2 = 3Ω , R3 = 12Ω , U = 6V. Xác định giá trị của R4 để dòng điện qua ampe kế theo chiều từ C đến D là 0,1A. Câu 4: (2,00 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ H2. Biết U không đổi, R 1 = R2 = R3 = r, đèn Đ có điện trở Rđ = kr, Rb là biến trở. Bỏ qua điện trở của các dây nối. a. Điều chỉnh R b để đèn tiêu thụ công suất bằng 4W. Tính công suất tiêu thụ trên R2 theo k. b. Cho U = 12V, r = 6Ω , k = 2, Rb = 3Ω . Tính công suất tiêu thụ trên đèn Đ. Câu 5: (2,00 điểm) Đặt vật sáng AB = 2cm vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có quang tâm O, tiêu điểm F; A nằm trên trục chính. Qua thấu kính vật AB cho ảnh A’B’ cùng chiều và cao gấp 5 lần vật. a. Vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính. Dựa vào hình vẽ chứng minh công thức sau: Khi AB dịch chuyển dọc theo trục chính lại gần thấu kính thì ảnh của nó dịch chuyển theo chiều nào ? Giải thích ? b. Bây giờ đặt vật AB nằm dọc theo trục chính của thấu kính, đầu A vẫn nằm ở vị trí cũ, đầu B hướng thẳng về quang tâm O. Nhìn qua thấu kính thì thấy ảnh của AB
  14. cũng nằm dọc theo trục chính và có chiều dài bằng 30cm. Hãy tính tiêu cự của thấu kính. ———— HẾT———— Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .Số báo danh: BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN MÔN VẬT LÝ Câu 1: (2đ) a Phương trình cân bằng nhiệt: - Lần 1: m1c1(t1 – t13) = 1/2m3c3(t13 – t3) ⟹ m1c1(90 – 70) = 1/2m3c3(70 – 60) ⟺ 20m1c1 = 5m3c3 ⟹ 4m1c1 = m3c3 - Lần 2: m2c2(t23 – t2) = 1/2m3c3(t3 - t23) ⟹ m2c2 (30 – 20) = 1/2m3c3(60 – 30) ⟺10m2c2 =15m3c3 ⟹ m2c2 = 1,5m3c3. b Tính tc - Ta có: m1c1 = 0,25m3c3 (1) m2c2 = 1,5m3c3 (2) - Gọi tc là nhiệt độ chung khi trộn ba chất lỏng với nhau; nhiệt lượng mỗi chất lỏng thu vào hoặc tỏa ra trong khi trao đổi nhiệt là: Q1 = m1c1(t1 – tc), Q2 = m2c2(t2 – tc), Q3 = m3c3(t3 – tc) - Theo định luật bảo toàn nhiệt lượng thì: Q1 + Q2 + Q3 = 0 ⟹ m1c1(t1 – tc) + m2c2(t2 – tc) + m3c3(t3 – tc) = 0 (3) - Từ (1), (2), (3) giải ra ta được tc = 40,9oC Câu 2: (2đ) a Gọi v1 là vận tốc xe đi từ A, v2 là vận tốc xe đi từ B. - Chuyển động lần 1: v1t - v2t = 30 ⟹ v1 - v2 = 30/t = 10 (1) - Chuyển động lần 2: v1t1 = v1t + 20 ⟹ t1 = (v1t + 20)/v1 t1 = (3v1 + 20)/v1 (2) (v2t1 + v2/6) - v2t = 20 ⟹ t1 = (20 - v2/6 + 3v2)/v2 ⟹ t1 = 20/v2 + 17/6 (3) - Từ 1, 2, 3 có phương trình: v22 + 10v2 - 1200 = 0; - Giải phương trình tính được v2 = 30km/h ⟹ v1 = 40km/h. Vận tốc của xe tại A là v1 = 40km/h; của xe tại B là v2 = 30km/h. b - Gặp nhau lần đầu tại C lúc: 6 giờ + 3 giờ = 9 giờ 00 - Thời gian gặp lần sau: t1 = (3.40 + 20)/40 = 3 giờ 30 phút
  15. - Lúc đó là: 6 giờ + 3 giờ 30 phút + 10 phút = 9 giờ 40 phút. Câu 3: (2đ) a - IA = 0 và UCD = 0 Mạch gồm (R1//R3) nt (R2//R4) ⟹ U1 = U3; U2 = U4. (1) Hoặc (R1ntR2)//(R3ntR4) ⟹ I1 = I2; I3 = I4. - ⟹ U1/R1 = U2/R2; U3/R3 = U4/R4 (2) - Từ (1) và (2) ⟹ b - Mạch gồm (R1//R3) nt (R2//R4) - Ta có : I1R1 + (I1 – IA)R2 = U ⟺ 4I1 + (I1 – 0,1)3 = 6 ⟹ I1 = 0,9A - U1 = U3 = I1R1 = 0,9.4 = 3,6V ⟹ U2 = U4 = U – U1 = 2,4V. - I3 = U3/R3 = 3,6/12 = 0,3A ; I4 = I3 + IA = 0,3 + 0,1 = 0,4A - R4 = U4/I4 = 2,4/0,4 = 6Ω Câu 4: (2đ) a - Ta có I1 + Iđ = I2 + I3 ⟹ U1/r + Uđ/kr = U2/r + U3/r ⟹ U1 + Uđ/k = U2 + U3 ⟺ U1 + Uđ/k = U2 + (U1 + U2) – Uđ
  16. b Chọn chiều dòng điện như hình vẽ: - Ta có: I1R1 + (I1 – Ib)R2 = U ⟺ 6I1 + 6(I1 – Ib) = 12 ⟹ I1 = 1 + 0,5Ib (1) I1R1 + IbRb + (Iđ + Ib)R3 = U ⟹ 6I1 + 3Ib + (Ib + Iđ)6 = 12 ⟹ I1 + 0,5Ib + Ib + Iđ = 2 ⟹ I1 + 1,5Ib + Iđ = 2 (2) IđRđ + (Ib + Iđ)R3 = U ⟹ 12Iđ + (Ib + Iđ)6 = 12 ⟹ 2Iđ + Ib + Iđ = 2 ⟹3Iđ + Ib = 2 (3) Từ (1) và (2) ⟹ 2Ib + Iđ = 1 (4) Giải (3) và (4) tính được Iđ = 0,6A; Ib = 0,2A 2 - PĐ = Iđ Rđ = 0,62.12 = 4,32W
  17. Câu 5: (2đ) a - Hình vẽ: Đúng, đủ các ký hiệu - Xét hai cặp tam giác đồng dạng : ∆OAB ∾ ∆OA’B’ ta có: ∆FAB ∾ ∆FOI ta có: Từ hình vẽ : FA = OF – OA (3) Từ (5) ⟹ OA’.OF – OA’.OA = OA.OF - Từ (6) nhận thấy OF không đổi nên khi OA giảm thì OA’ cũng giảm. Vậy khi vật dịch chuyển lại gần thấu kính thì ảnh của nó cũng dịch chuyển lại gần thấu kính. b
  18. - Đặt OF = f ; OA = d1 ; OA’ = d1’ thay vào ( 5 ) ta được : Vì A’B’ = 5AB nên ta có : ⟹ d1 = 0,8f ⟹ d1’ = 5d1 = 4f - Khi đặt AB dọc theo trục chinh, đầu B của AB ở vị trí B 2 trên trục chính cho ảnh ảo B2’, còn đầu A của AB vẫn cho ảnh ở vị trí cũ A’. - Xét sự tạo ảnh qua thấu kính của đầu B2: Theo nhận xét ở phần a, ta có: d2 = OB2 = d1 – 2 = 0,8f – 2; d2’ = OB2’ = d1’ – 30 = 4f – 30 Thay vào (6) ta được: + Lưu ý: - Sai hoặc thiếu đơn vị mỗi loại 2 lần trừ 0.25đ cho mỗi câu. -Học sinh có cách giải khác, lập luận đúng vẫn cho đủ điểm.