Đề kiểm tra trắc nghiệm cuối kì I năm học 2021-2022 môn Lịch sử Lớp 8 - Trường THCS Gia Thụy

docx 10 trang Phương Ly 05/07/2023 4500
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra trắc nghiệm cuối kì I năm học 2021-2022 môn Lịch sử Lớp 8 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_trac_nghiem_cuoi_ki_i_nam_hoc_2021_2022_mon_lich.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra trắc nghiệm cuối kì I năm học 2021-2022 môn Lịch sử Lớp 8 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TỔ XÃ HỘI LỊCH SỬ 8 Năm học 2021-2022 Tuần 18 – Tiết 36 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra:21/12/2021 Câu 1: Đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là: A. Khang Hữu Vi. B. Vua Quang Tự. C. Hồng Tú Toàn. D. Tôn Trung Sơn. Câu 2: Mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, thực dân Anh đã: A. khuất phục triều đình Mãn Thanh. B. tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện. C. tiến hành chiến tranh với các nước đế quốc Âu, Mĩ, Nhật Bản. D. liên kết với các đế quốc khác để xâu xé Trung Quốc. Câu 3: Cách mạng Tân Hợi kết thúc thời gian nào? A. Tháng 1 năm 1923. B. Tháng 7 năm 1922. C. Tháng 2 năm 1912. D. Tháng 3 năm 1913. Câu 4: Tại sao có rất nhiều nước cùng xâu xé, xâm lược Trung Quốc? A. Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh. B. Vì Trung Quốc đất rộng, người đông. C. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh. D. Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp Câu 5: Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX thất bại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây? A. Sự câu kết giữa triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc đàn áp phong trào. B. Thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn. C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Thiếu sự liên kết với quốc tế. Câu 6: Đâu không phải là hạn chế của cách mạng Tân Hợi (1911)? A. Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc. B. Không tích cực chống phong kiến đến cùng. C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Không lật đổ được chế độ phong kiến. Câu 7: Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để? A. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến. B. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến. C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến. Câu 8: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là 1
  2. A. phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất. B. phải kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. C. phải sử dụng bạo lực cách mạng để giành độc lập. D. phải có sự liên kết với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 9: Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông Nam Á? A. Mã Lai, In-đô-nê-xi-a, Lào. B. Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Việt Nam. C. Mã Lai, Miến Điện, Cam-pu-chia. D. Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia. Câu 10: Các nước thực dân phương Tây mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á vào thời gian nào? A. Đầu thế kỉ XIX. B. Giữa thế kỉ XIX. C. Cuối thế kỉ XIX. D. Đầu thế kỉ XX. Câu 11: Giữa thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á tồn tại dưới chế độ xã hội nào? A. Phong kiến B. Chiếm hữu nô lệ. C. Tư sản. D. Xã hội chủ nghĩa. Câu 12: Vì sao cuối thế kỉ XIX, Xiêm (Thái Lan) trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị? A. Do chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của Ra-ma V. B. Do cải cách chính trị của Ra-ma IV. C. Do Xiêm (Thái Lan) đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa. D. Do Xiêm (Thái Lan) được sự giúp đỡ của Mĩ. Câu 13: Vì sao đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam lại mang màu sắc mới? A. Do sự chuyển biến sâu sắc về kinh tế. B. Do sự chuyển biến sâu sắc về chính trị. C. Do sự chuyển biến sâu sắc về xã hội. D. Do sự chuyển biến sâu sắc về văn hóa. Câu 14: Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? A. Nổ ra ngay khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược. B. Diễn ra liên tục, quyết liệt nhưng đều thất bại. C. Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. D. Một số nước đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược chủ nghĩa thực dân. Câu 15: Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi vào thời gian nào? A. Tháng 1-1868. B. Tháng 1-1886. C. Tháng 1-1898. D. Tháng 1-1889. Câu 16: Vua Minh Trị đã thực hiện biện pháp gì để đào tạo nhân tài? A. Cử học sinh đi du học Phương Tây. B. Giáo dục bắt buộc. 2
  3. C. Coi trọng khoa học – kỹ thuật. D. Đổi mới chương trình. Câu 17: Năm 1914, Nhật Bản dùng vũ lực để chiếm vùng nào? A. Bán đảo Liêu Đông. B. Cảng Lữ Thuận. C. Đài Loan. D. Sơn Đông. Câu 18: Vì sao Nhật Bản thoát ra khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây? A. Vì Nhật có chính sách ngoại giao tốt. B. Vì Nhật có nền kinh tế phát triển. C. Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ. D. Vì chính quyền phong kiến Nhật mạnh. Câu 19: Bản chất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là A. cuộc cách mạng tư sản không triệt để. B. cuộc cách mạng công nghiệp. C. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. cuộc cách mạng dân chủ. Câu 20: Cuộc Duy tân Minh Trị có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? A. Tạo tiền đề để Nhật chiến thắng trong các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. B. Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa, phát triển thành nước tư bản công nghiệp. C. Đưa Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa. D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu, gia nhập vào hàng ngũ các nước đế quốc. Câu 21: Kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh là do A. việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, tập trung công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. B. số tiền bồi thường chiến phí và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc C. sự bóc lột tàn tệ của giới chủ nhân. D. ảnh hưởng của cách mạng Nga 1905. Câu 22: Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt vì A. Nhật Bản không xóa bỏ mà chỉ cải cách chế độ phong kiến cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước. B. tầng lớp võ sĩ Samurai vẫn là lực lượng chính trị có ưu thế lớn và ảnh hưởng đến con đường phát triển ở Nhật Bản. C. những tàn tích phong kiến vẫn được bảo lưu ở Nhật và chủ trương xây dựng đất nước bằng quân sự. D. Nhật Bản xác định vươn lên trong thế giới tư bản bằng con đường tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ. Câu 23: Bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) đối với Việt Nam hiện nay là A. coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao. B. coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia. C. tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng để bảo vệ chủ quyền dân tộc. 3
  4. D. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển nền kinh tế. Câu 24: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tình hình chủ nghĩa tư bản như thế nào? A. Phát triển không đều về kinh tế, chính trị. B. Phát triển đồng đều nhau về kinh tế, chính trị. C. Chậm phát triển về mọi mặt. D. Chỉ phát triển về quân sự, hệ thống thuộc địa. Câu 25: Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), khối Liên minh giữa một số nước đế quốc được thành lập gồm: A. Anh, Pháp, Nga. B. Anh, Pháp, Mĩ. C. Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a. D. Đức, I-ta-li-a, Nhật. Câu 26: Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là: A. Anh - Đức tranh chấp nhau quyết liệt về quyền lợi Trung Quốc. B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong chính sách cai trị thuộc địa. C. Thái tử Áo -Hung bị ám sát ở Xéc-bi. D. Anh-Pháp -Nga kí các hiệp ước riêng rẽ nhằm liên kết với nhau chống lại Đức. Câu 27: Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ với sự kiện nào? A. Áo -Hung tuyên chiến với Xéc-bi (28-7-1914). B. Đức tuyên chiến với Nga (1-8-1914). C. Đức tuyên chiến với Pháp (3-8-1914). D. Anh tuyên chiến với Đức (4-8-1914). Câu 28: Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là ? A. Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa. B. Phe Liên minh phi nghĩa, phe Hiệp ước chính nghĩa. C. Phe Hiệp ước phi nghĩa, phe Liên minh chính nghĩa. D. Chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa. Câu 29: Vì sao cuộc chiến tranh từ 1914 đến 1918 được gọi là cuộc chiến tranh thế giới? A. Chiến tranh xảy ra giữa nhiều nước đế quốc. B. Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng trong chiến tranh, C. Chiến tranh có đến 38 nước và nhiều thuộc địa tham gia. D. Hàng chục triệu người lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp tư sản. Câu 30: Biểu hiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng? A. Sự hình thành liên minh chính trị đối đầu nhau. B. Sự hình thành các liên minh kinh tế đối đầu nhau. C. Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau. D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước. Câu 31: Sự kiện nào diễn ra trong chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động tích cực đến cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam? A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công. B. Mĩ chính thức tham chiến. C. Đức ký văn kiện đầu hàng không điều kiện. D. Nước Pháp tham chiến. Câu 32: So sánh đặc điểm 2 giai đoạn của chiến tranh thế giới thứ nhất có sự khác nhau như thế nào? 4
  5. A. Cả hai giai đoạn ưu thế thuộc về phe Liên Minh. B. Cả hai giai đoạn ưu thế thuộc về phe Hiệp ước. C. Giai đoạn thứ nhất (1914-1916) ưu thế thuộc về phe Hiệp ước, giai đoạn thứ hai (1917-1918) ưu thế thuộc về phe Liên minh. D. Giai đoạn thứ nhất (1914-1916) ưu thế thuộc về phe Liên minh, giai đoạn thứ hai (1917-1918) ưu thế thuộc về phe Hiệp ước. 5
  6. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TỔ XÃ HỘI LỊCH SỬ 8 Năm học 2021-2022 Tuần – Tiết 36 ĐỀ DỰ PHÒNG Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: Mở đầu cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc khởi nghĩa ở đâu? A. Sơn Đông. B. Nam Kinh. C. Vũ Xương. D. Bắc Kinh. Câu 2: Mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, thực dân Anh đã: A. khuất phục triều đình Mãn Thanh. B. tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện. C. tiến hành chiến tranh với các nước đế quốc Âu, Mĩ, Nhật Bản. D. liên kết với các đế quốc khác để xâu xé Trung Quốc. Câu 3: Cách mạng Tân Hợi kết thúc thời gian nào? A. Tháng 1 năm 1923. B. Tháng 7 năm 1922. C. Tháng 2 năm 1912. D. Tháng 3 năm 1913. Câu 4: Tại sao có rất nhiều nước cùng xâu xé, xâm lược Trung Quốc? A. Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh. B. Vì Trung Quốc đất rộng, người đông. C. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh. D. Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp Câu 5: Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX thất bại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây? A. Sự câu kết giữa triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc đàn áp phong trào. B. Thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn. C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Thiếu sự liên kết với quốc tế. Câu 6: Đâu không phải là hạn chế của cách mạng Tân Hợi (1911)? A. Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc. B. Không tích cực chống phong kiến đến cùng. C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Không lật đổ được chế độ phong kiến. Câu 7: Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để? A. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến. B. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến. C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến. Câu 8: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là A. phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất. 6
  7. B. phải kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. C. phải sử dụng bạo lực cách mạng để giành độc lập. D. phải có sự liên kết với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 9: Nửa sau thế kỉ XIX, thực dân Anh chiếm nước nào ở Đông Nam Á? A. Mã Lai, Miến Điện. B. Lào, Mã Lai. C. Mã Lai, Campuchia, Miến Điện. D. Xiêm, Mã Lai. Câu 10: Các nước thực dân phương Tây mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á vào thời gian nào? A. Đầu thế kỉ XIX. B. Giữa thế kỉ XIX. C. Cuối thế kỉ XIX. D. Đầu thế kỉ XX. Câu 11: Giữa thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á tồn tại dưới chế độ xã hội nào? A. Phong kiến B. Chiếm hữu nô lệ. C. Tư sản. D. Xã hội chủ nghĩa. Câu 12: Vì sao cuối thế kỉ XIX, Xiêm (Thái Lan) trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị? A. Do chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của Ra-ma V. B. Do cải cách chính trị của Ra-ma IV. C. Do Xiêm (Thái Lan) đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa. D. Do Xiêm (Thái Lan) được sự giúp đỡ của Mĩ. Câu 13: Vì sao đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam lại mang màu sắc mới? A. Do sự chuyển biến sâu sắc về kinh tế. B. Do sự chuyển biến sâu sắc về chính trị. C. Do sự chuyển biến sâu sắc về xã hội. D. Do sự chuyển biến sâu sắc về văn hóa. Câu 14: Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? A. Nổ ra ngay khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược. B. Diễn ra liên tục, quyết liệt nhưng đều thất bại. C. Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. D. Một số nước đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược chủ nghĩa thực dân. Câu 15: Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi vào thời gian nào? A. Tháng 1-1868. B. Tháng 1-1886. C. Tháng 1-1898. D. Tháng 1-1889. Câu 16: Vua Minh Trị đã thực hiện biện pháp gì để đào tạo nhân tài? A. Cử học sinh đi du học Phương Tây. B. Giáo dục bắt buộc. 7
  8. C. Coi trọng khoa học – kỹ thuật. D. Đổi mới chương trình. Câu 17: Nhật chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào khoảng thời gian nào? A. Giữa thế kỉ XVIII. B. Cuối thế kỉ XVIII. C. Đầu thế kỉ XIX. D. Cuối thế kỉ XIX. Câu 18: Vì sao Nhật Bản thoát ra khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây? A. Vì Nhật có chính sách ngoại giao tốt. B. Vì Nhật có nền kinh tế phát triển. C. Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ. D. Vì chính quyền phong kiến Nhật mạnh. Câu 19: Bản chất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là A. cuộc cách mạng tư sản không triệt để. B. cuộc cách mạng công nghiệp. C. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. cuộc cách mạng dân chủ. Câu 20: Cuộc Duy tân Minh Trị có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? A. Tạo tiền đề để Nhật chiến thắng trong các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. B. Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa, phát triển thành nước tư bản công nghiệp. C. Đưa Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa. D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu, gia nhập vào hàng ngũ các nước đế quốc. Câu 21: Kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh là do A. việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, tập trung công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. B. số tiền bồi thường chiến phí và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc C. sự bóc lột tàn tệ của giới chủ nhân. D. ảnh hưởng của cách mạng Nga 1905. Câu 22: Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt vì A. Nhật Bản không xóa bỏ mà chỉ cải cách chế độ phong kiến cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước. B. tầng lớp võ sĩ Samurai vẫn là lực lượng chính trị có ưu thế lớn và ảnh hưởng đến con đường phát triển ở Nhật Bản. C. những tàn tích phong kiến vẫn được bảo lưu ở Nhật và chủ trương xây dựng đất nước bằng quân sự. D. Nhật Bản xác định vươn lên trong thế giới tư bản bằng con đường tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ. Câu 23: Bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) đối với Việt Nam hiện nay là A. coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao. B. coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia. 8
  9. C. tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng để bảo vệ chủ quyền dân tộc. D. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển nền kinh tế. Câu 24: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tình hình chủ nghĩa tư bản như thế nào? A. Phát triển không đều về kinh tế, chính trị. B. Phát triển đồng đều nhau về kinh tế, chính trị. C. Chậm phát triển về mọi mặt. D. Chỉ phát triển về quân sự, hệ thống thuộc địa. Câu 25: Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), khối Liên minh giữa một số nước đế quốc được thành lập gồm: A. Anh, Pháp, Nga. B. Anh, Pháp, Mĩ. C. Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a. D. Đức, I-ta-li-a, Nhật. Câu 26: Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là: A. Anh - Đức tranh chấp nhau quyết liệt về quyền lợi Trung Quốc. B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong chính sách cai trị thuộc địa. C. Thái tử Áo -Hung bị ám sát ở Xéc-bi. D. Anh -Pháp -Nga kí các hiệp ước riêng rẽ nhằm liên kết với nhau chống lại Đức. Câu 27: Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ với sự kiện nào? A. Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi (28-7-1914). B. Đức tuyên chiến với Nga (1-8-1914). C. Đức tuyên chiến với Pháp (3-8-1914). D. Anh tuyên chiến với Đức (4-8-1914). Câu 28: Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là? A. Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa. B. Phe Liên minh phi nghĩa, phe Hiệp ước chính nghĩa. C. Phe Hiệp ước phi nghĩa, phe Liên minh chính nghĩa. D. Chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa. Câu 29: Vì sao cuộc chiến tranh từ 1914 đến 1918 được gọi là cuộc chiến tranh thế giới? A. Chiến tranh xảy ra giữa nhiều nước đế quốc. B. Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng trong chiến tranh, C. Chiến tranh có đến 38 nước và nhiều thuộc địa tham gia. D. Hàng chục triệu người lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp tư sản. Câu 30: Biểu hiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng? A. Sự hình thành liên minh chính trị đối đầu nhau. B. Sự hình thành các liên minh kinh tế đối đầu nhau. C. Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau. D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước. Câu 31: Sự kiện nào diễn ra trong chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động tích cực đến cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam? A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công. B. Mĩ chính thức tham chiến. C. Đức ký văn kiện đầu hàng không điều kiện D. Nước Pháp tham chiến. 9
  10. Câu 32: So sánh đặc điểm 2 giai đoạn của chiến tranh thế giới thứ nhất có sự khác nhau như thế nào? A. Cả hai giai đoạn ưu thế thuộc về phe Liên Minh. B. Cả hai giai đoạn ưu thế thuộc về phe Hiệp ước. C. Giai đoạn thứ nhất (1914-1916) ưu thế thuộc về phe Hiệp ước, giai đoạn thứ hai (1917-1918) ưu thế thuộc về phe Liên minh. D. Giai đoạn thứ nhất (1914-1916) ưu thế thuộc về phe Liên minh, giai đoạn thứ hai (1917-1918) ưu thế thuộc về phe Hiệp ước. 10