Đề kiểm tra giữa học kì I môn Lịch sử Lớp 8 (Có đáp án)

doc 8 trang Phương Ly 05/07/2023 4180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Lịch sử Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_8_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Lịch sử Lớp 8 (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA GIỮA KỲ I. Lịch sử 8 I. Các chuẩn kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra: - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử thế giới từ thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá bản thân trong việc học tập nội dung trên và điều chỉnh việc học ở các phần kiến thức khác. - Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đánh giá kết quả và quá trình học tập bộ môn của học sinh. - Đánh giá việc dạy của giáo viên để có sự điều chỉnh trong quá trình giảng dạy trong các phần kiến thức tiếp theo. 1. Về kiến thức: - Nêu được các nội dung cơ bản về các cuôc cách mạng tư sản - Nêu được những chuyển biến kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của một nước tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX - Trình bày được diễn biến các cuộc khởi nghĩa, các cuộc cách mạng - So sánh được đặc điểm của các nước đế quốc - Lý giải được tại sao giai cấp công nhân đướng lên đấu tranh 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS các kĩ năng : trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, lí giải sự kiện, liên hệ thực tiễn. 3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng các sự kiện lịch sử II. Hình thức kiểm tra: TN -TL 50/50 III.Ma trận đề kiểm tra Mức độ Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Tổng Chủ đề 30% hiểu 30% cao TN TL 30% 10% TN TL TN TL TN TL TN TL Câu Điểm Câu Điểm Nêu được Đánh giá 4 2 1 1 Cuộc các nội về các cuộc cách dung cơ cách mạng mạng tư bản về các tư sản sản Âu - cuôc cách mĩ mạng tư
  2. sản Số câu 4 1 Số điểm 2 1 Các Nêu được So sánh 3 2 1 1 nước tư những được đặc bản chủ chuyển điểm của yếu thế biến kinh các nước đế kỷ thế tế, chính trị quốc kỷ XIX và chính đầu XX sách đối (4 tiết) ngoại của một nước tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX Số câu 2 1 1 Số điểm 1 1 1 Phong Lý giải 2 1 trào được tại Công sao giai cấp nhân công nhân cuối thế đứng lên kỷ đấu tranh XVIII đầu XX Số câu 2 Số điểm 1 Châu Á Trình bày 1 3 cuối thế được diễn kỷ XIX biến các đầu thế cuộc khởi kỷ XX nghĩa, các
  3. cuộc cách mạng Số câu 1 Số điểm 3 Tổng só 6 1 3 1 1 9 5 3 5 câu Tổng số 3 3 2 1 1 điểm ĐỀ RA Phần I Trắc nghiệm: Em hãy khoanh tròn ý đúng nhất ( 5 điểm) Câu 1. Một số địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành những tầng lớp nào? A. Tư sản công nghiệp. B. Tư sản nông nghiệp, C. Địa chủ mới. D. Quý tộc mới. Câu 2. Xã hội Pháp trước cách mạng gồm có những đẳng cấp nào? A. Tăng lữ, Quý tộc, nông dân. B. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba. C. Tăng lữ, Quý tộc, tư sản. D. Nông dân, tư sản, các tầng lớp khác. Câu 3 Lãnh đạo cuộc cách mang tư sản Anh là tấng lớp giai cấp nào? A. Quý tộc mới và nông dân B. Quý tộc mới và tư sản C. Tư sản và nông dân D. Nông dân và công nhân Câu 4 Mục tiêu của cuôc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là: AThành lập nước cộng hòa B Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển C. Giành độc lập thoát khỏi sự lệ thuộc vào Anh D.Tạo điều kiện kinh tế thuộc địa phát triển Câu 5. Vào những thập niên cuối của thế kỉ XIX, nước Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, bị các nước nào vượt qua? A. Nước Mĩ, Pháp, Đức B. Nước Mĩ, Đức C. Nước Pháp,Mĩ D. Nước Mĩ, Nga
  4. Câu 6 Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức là gì? A. Giai cấp tư sản Anh không chú trọng đầu tư vào các thuộc địa B. Công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, thiết bị trở nên lac hậu C. Anh chú trọng đầu tư đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước D. Sự phát triển vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức Câu 7: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phong trào cách mạng 1905-1907 ở Nga là: A. Nước Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng. B. Số công nhân thất nghiệp ngày càng tăng. C. Tiền lương công nhân giảm sút. D. Hậu quả của cuộc chiến tranh Nga- Nhật. Câu 8. Nguyên nhân nào là cơ bản làm cho những cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra mạnh mẽ mà không đi đến thắng lợi? A. Phong trào thiếu tính tổ chức. B. Phong trào nổ ra lẻ tẻ. C. Phong trào chưa có đường lối chính trị rõ rệt và một tổ chức cách mạng lãnh đạo. D. Phong trào nổ ra khi kẻ thù còn rất mạnh. Câu 9 . Em hãy nối nội dung cột A vào cột B sao cho phù hợp (1điểm) A B 1.Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là a chủ nghĩa đế quốc thực dân 2.Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là b.chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến 3.Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức là c.CN đế quốc phong kiến quân phiệt 4.Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc nhật là d.chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi 1 nối với ; 2 nối với ; .3 nối với ; .4 nối với Tự luận Câu 1. (3 điểm) Trình bày những nét chính về Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc Câu 2 (1 điểm) Nêu đặc điểm chung nổi bật trong sự phát triển kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Câu 3. (1 điểm) Khi soạn bản thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn nội dung nào trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ. Đề 2 Phần I Trắc nghiệm: Em hãy khoanh tròn ý đúng nhất (3 điểm)
  5. Câu 1. Một số địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành những tầng lớp nào? A. Tư sản công nghiệp. B. Tư sản nông nghiệp, C. Địa chủ mới. D. Quý tộc mới. Câu 2. Xã hội Pháp trước cách mạng gồm có những đẳng cấp nào? A. Tăng lữ, Quý tộc, nông dân. B. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba. C. Tăng lữ, Quý tộc, tư sản. D. Nông dân, tư sản, các tầng lớp khác. Câu 3,Đâu là hạn chế chung của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại? A. Chưa xác lập được sự thống trị của giai cấp tư sản. B. Chưa đánh đổ chế độ phong kiến. C. Chưa giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nhân dân. D. Chưa xác lập nền kinh tế thị trường. Câu 4.Các cuộc cách mạng tư sản nào thời cận đại có hình thức là cuộc cải cách? A. Anh và Pháp. B. I-ta-li-a và Nhật Bản. C. Nga và Nhật Bản. D. Mĩ và Hà Lan. Câu 5. Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp có gì khác so với Anh? A. Pháp cho vay lãi để thu lợi nhuận, Anh đầu tư khai thác ở thuộc địa. B. Pháp cho các nước giàu vay, Anh đầu tư chủ yếu vào thuộc địa. C. Pháp cho các nước nghèo vay, Anh chủ yếu đầu tư cho các thuộc địa Bắc Mĩ. D. Pháp cho các thuộc địa vay, Anh đầu tư vào tất cả các thuộc địa Câu 6. Vào những thập niên cuối của thế kỉ XIX, nước Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, bị các nước nào vượt qua? A. Nước Mĩ, Pháp, Đức B. Nước Mĩ, Đức C. Nước Pháp,Mĩ D. Nước Mĩ, Nga Câu 7.Vì sao ngay từ lúc mới ra đời, giai cấp công nhân đã đấu tranh chống CNTB? A. Công nhân bị bóc lột ngày nàng nặng nề do lệ thuộc vào máy móc. B. Công nhân phải làm việc nhiều giờ nặng nhọc. C. Tiền lương thấp, điều kiện lao động, ăn ở thấp kém. D. Cả 3 lí do trên đúng Câu 8.Nguyên nhân nào là cơ bản làm cho những cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra mạnh mẽ mà không đi đến thắng lợi? A. Phong trào thiếu tính tổ chức. B. Phong trào nổ ra lẻ tẻ. C. Phong trào chưa có đường lối chính trị rõ rệt và một tổ chức cách mạng lãnh đạo. D. Phong trào nổ ra khi kẻ thù còn rất mạnh
  6. Câu 9 . Em hãy nối nội dung cột A vào cột B sao cho phù hợp (1điểm) A B 1.Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là a.chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến 2.Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là b.chủ nghĩa đế quốc thực dân 3.Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức là c.CN đế quốc phong kiến quân phiệt 4.Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc nhật là d.chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi 1 nối với ; 2 nối với ; .3 nối với ; .4 nối với Tự luận Câu 1. (3 điểm) Trình bày nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản. Câu 2 (1 điểm) Nêu đặc điểm chung nổi bật trong sự phát triển kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Câu 3. (1 điểm) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá về Cách mạng Pháp và Cách mạng Mĩ như thế nào? Đáp án Đề 1 Trắc nghiệm mỗi câu đúng 0,5 điểm riêng câu 9 đúng 3 ý 1 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ĐA D B B C B B A C 1-a; 2-d; 3-b; 4- c Tự luận Câu Nội dung Điểm 1 Trình bày những nét chính về Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc Nguyên nhân: Do mâu thuẩn giữa nhân dân với triều đình phong kiến 0,5 mãn thanh và đế quốc * Diễn biến chính: - 10-10-1911: Cách mạng bùng nổ ở Vũ Xương, nhanh chóng lan ra khắp 0,5 miền nam và miền trung Trung Quốc - 29-12-1911: Lực lượng cách mạng tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân 0,5 Quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống, thông qua hiến pháp - 2-1912: Tôn Trung Sơn từ chức, trao quyền lại cho Viên Thế Khải. 0,5 Cuộc cách mạng kết thúc Ý nghĩa: - Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, lật đổ chế độ phong kiến, tạo 0,5 điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển
  7. - Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước 0,5 châu á 2 Đặc điểm chung nổi bật trong sự phát triển kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Đều là cường quốc chuyển từ chế độ tư bản sang đế quốc 0,5 Có sự phát triển nhanh nên nhu cầu về thị trường cũng như nguồn nguyên 0,5 liệu tăng cao, do đó các nước này liên tục tăng cường xâm chiếm thuộc địa 3 Khi soạn bản thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu ghi lại trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những 0,5 quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do 0,5 và bình đẳng về quyền lợi. Đề 2: Trắc nghiệm mỗi câu đúng 0,5 điểm riêng câu 9 đúng 3 ý 1 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ĐA B B C C A B D C 1-b; 2-d; 3-a; 4- c Tự luận Câu Nội dung Điểm 1 Nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị: Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một 0,25 loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục - Về chính trị: + Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của 0,5 tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. + Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được 0,25
  8. thiết lập. Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, cho phép mua bán ruộng đất, 0,5 tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, - Về quân sự: + Tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa 0,5 vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. + Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng, tiến hành sản xuất vũ khí, 0,25 đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài, - Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung 0,5 khoa học - kĩ thuật, cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây, ⟹ Cuộc Duy tân Minh Trị đã làm thay đổi bộ mặt của Nhật Bản, đưa 0,25 Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản 2 Đặc điểm chung nổi bật trong sự phát triển kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Đều là cường quốc chuyển từ chế độ tư bản sang đế quốc 0,5 Có sự phát triển nhanh nên nhu cầu về thị trường cũng như nguồn nguyên 0,5 liệu tăng cao, do đó các nước này liên tục tăng cường xâm chiếm thuộc địa 3 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá về Cách mạng Pháp và Cách mạng Mĩ 1 như sau: Cách mạng Pháp cũng như Cách mạng Mĩ, Cách mạng không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ nhưng thực, trong thì tước lục, tức là tước đoạt công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa.