Đề kiểm tra học kì 2 năm học 2021-2022 môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Suối Dầy (Có đáp án)

doc 4 trang Phương Ly 05/07/2023 5020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 năm học 2021-2022 môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Suối Dầy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_2_nam_hoc_2021_2022_mon_ngu_van_lop_8_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 năm học 2021-2022 môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Suối Dầy (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC: 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN 8 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên chủ đề Thấp Cao I.Văn – TV: - Chép thuộc - Nêu được - Xác định đúng - Thơ hiện Hồ Chí lòng bài thơ. chức năng kiểu câu nghi vấn. Minh. Học tập được của kiểu câu - Câu phân theo điều gì qua bài nghi vấn. mục đích nói: câu thơ. nghi vấn. - Trình bày, nhận diện. Số câu 1 1/2 1/2 2 Số điểm 2 1 1 4 Tỉ lệ % 20% 10% 10% 40% II. TLV: Viết được mở Trình bày - Có sử dụng các - Có sự sáng tạo Văn nghị luận bài và kết bài được bài văn yếu tố như: miêu trong cách dùng của bài văn nghị luận. tả, biểu cảm, tự từ, diễn đạt. nghị luận sự. - Nội dung phong phú, có ý tưởng độc đáo, mới lạ. Số câu 1 Số điểm 1 2 2 1 6 Tỉ lệ % 10% 20% 20% 10% 60% TS câu 3 TS điểm 3 3 3 1 10 Tỉ lệ % 30 % 30 % 30 % 10 % 100 %
  2. PHÒNG GD & ĐT TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS SUỐI DÂY Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC: 2021 – 2022 Môn: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian chép đề) I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) a. Chép chính xác phần dịch thơ bài “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh? 1 điểm b. Qua bài thơ “Ngắm trăng” em học tập được điều gì ở Bác? 1 điểm Câu 2: (2 điểm) Xác định các câu nghi vấn và nêu chức năng của chúng trong các đoạn trích sau: a. Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? (Lão Hạc - Nam Cao) b. Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi: - Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không? (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng) II. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Trò chơi điện tử là một thú tiêu khiển hấp dẫn các bạn trẻ đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Nhiều bạn ham mê trò chơi điện tử mà sao nhãng học tập thậm chí còn phạm những sai lầm nghiêm trọng. Em hãy viết bài văn nghị luận làm sáng tỏ vấn đề trên. HẾT
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8 - HỌC KỲ II (NĂM HỌC: 2021 – 2022) Câu Nội dung Điểm I. Văn - Tiếng Việt Câu 1 1. Học sinh chép đúng bài thơ “Ngắm trăng” - Hồ Chí Minh như sau: a. “Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ; 1đ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. b. Học tập được: (Học sinh trình bày ý kiến cá nhân nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau) 1đ - Tinh thần vượt khó, tinh thần lạc quan. - Tình yêu thiên nhiên sâu sắc. 2 Câu 2 a. - Câu nghi vấn: Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư 0,5đ để có ăn ư? - Chức năng: Bộc lộ cảm xúc. 0,5đ b. - Câu nghi vấn: Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không? 0,5đ - Chức năng: Dùng để hỏi. 0,5đ II. Tập làm văn 1. Mở bài: - Khát quát về tác hại của trò chơi điện tử. 0.5đ - Nêu vấn đề cần nghị luận. 2. Thân bài: 5đ a. Giải thích: Trò chơi điện tử là một tiện ích của mảng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phục vụ nhu cầu giải trí cho con người. Trò chơi điện tử là trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra sự tương tác giữa người chơi và nhân vật trong trò chơi. b. Hiện trạng: - Số lượng cửa hàng dịch vụ trò chơi điện tử nhiều và ngày càng gia tăng. - Nó đã thu hút rất nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh ở độ tuổi mới lớn, ưa thích khám phá cái mới. - Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy mà sao nhãng học hành và còn phạm nhiều sai lầm khác nữa (Nêu dẫn chứng cụ thể) c. Nguyên nhân: - Trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi tính đa dạng và
  4. phong phú của nó. - Đây là một thú tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với những âm thanh, đồ họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ, hợp với tính cách của giới trẻ. - Do bản thân chưa có ý thức tự giác, còn mãi chơi; do gia đình, bố mẹ còn lỏng lẻo trong việc quản lí con cái (Nêu dẫn chứng cụ thể) d. Tác hại: - Đam mê trò chơi điện tử tốn nhiều thời gian dễ khiến học sinh sao nhãng việc học tập, dẫn đến kết quả thấp kém, trốn học, bỏ học - Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người: cận thị, đầu óc mệt mỏi - Chơi game nhiều, sống với thế giới ảo sẽ làm đầu óc mụ mẫm, ảo giác, thiếu vốn sống thực tế. - Để có tiền chơi điện tử, người chơi có thể trở thành kẻ trộm cắp, cướp giật, thậm chí gây nhiều tội ác khác. - Bị ảnh hưởng bởi những nội dung không lành mạnh hoặc bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo dễ mắc vào các tệ nạn xã hội (Nêu dẫn chứng cụ thể) e. Giải pháp khắc phục: - Mỗi học sinh cần phải có ý thức tự giác, thực hiện quy định về thời gian, không ảnh hưởng đến học tập. - Các bậc phụ huynh cần quản lí con em mình chặt chẽ. - Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tổ chức các sân chơi bổ ích và lành mạnh nhằm thu hút các em. - Các cơ quan chức năng cần quản lí và kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ điện tử, cần có hình thức xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vi phạm 3. Kết bài: - Khái quát nhận định của cá nhân về vấn đề nghị luận. 0.5đ - Liên hệ bản thân. *Biểu điểm đề tập làm văn: - Đáp ứng các yêu cầu của đề. 6đ - Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của đề, còn một vài lỗi nhỏ về diễn 5đ đạt. - Đáp ứng 2/3 yêu cầu của đề. 4đ - Đáp ứng nửa yêu cầu của đề. 3đ - Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. 1-2đ - Hoàn toàn lạc đề. 0đ HẾT