Đề kiểm tra hết học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 - Trường TH & THCS Đồng Thanh

doc 30 trang hatrang 9541
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra hết học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 - Trường TH & THCS Đồng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_het_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2019.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra hết học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 - Trường TH & THCS Đồng Thanh

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, 2019 - 2020 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 Mạch kiến thức, Số câu, Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng kĩ năng số điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Số câu 1 1 2 Đọc to Số điểm 3,0 1,0 4,0 Đọc hiểu Số câu 2 2 2 4 2 Bài đọc văn bản Số điểm 1,0 1,0 2,0 2,0 2,0 Kiến thức Số câu 2 1 2 1 T.Việt Số điểm 1,0 1,0 1,0 1,0 Số câu 1 1 Chính tả Số điểm 4,0 4,0 Bài viết Tập làm Số câu 1 1 văn Số điểm 6,0 6,0 Số câu 4 2 2 2 1 2 6 7 Tổng Số điểm 2,0 4,0 1,0 5,0 6,0 2,0 3,0 17,0 MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số câu 4 1 2 2 9 văn bản Câu số 1,2,3,4 9 7,8 5,6 Số câu 1 Chính tả Câu số 1 Tập làm Số câu 1 văn Câu số 1 Số câu 1 1 Đọc to Câu số 1 2 Tổng số câu 4 2 2 2 1 2 1
  2. PHÒNG GD & ĐT VŨ THƯ KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II, 2019 - 2020 TRƯỜNG TH & THCS ĐỒNG THANH MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 ( Thời gian học sinh làm bài: 55 phút) Họ và tên: Lớp: Số báo danh: . I/ Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra từ và câu: (Thời gian học sinh làm bài 20 phút) Cây sồi Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn, toàn thân phủ đầy lá đỏ. Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. Một làn gió rì rào chạy qua. Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn xuống dưới mấy gốc cây ẩm mục. Dựa vào đoạn văn, hoàn thành các câu hỏi và bài tập sau: 1. Đoạn văn trên nói đến loại cây gì? A. Cây sồi B. Cây cơm nguội C. Cả A, B đều đúng 2. Đoạn văn nói đến những màu sắc nào? A. Xanh, vàng B. Đỏ, trắng C. Đỏ, vàng, trắng 3. Hình ảnh cây sồi được tả như thế nào? A. Gầy guộc B. Cao lớn, đầy lá đỏ C. Sum suê 4. Những chiếc lá rập rình lay động được so sánh với sự vật nào? A. Những cánh bướm xinh B. Những chiếc lá vàng rực rỡ C. Những đốm lửa bập bùng cháy 5. Viết một câu có hình ảnh so sánh trong đoạn văn trên. 6. Hình ảnh dòng nước chảy được miêu tả như thế nào? 7. Câu: “Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn, toàn thân phủ đầy lá đỏ.” thuộc mẫu câu nào sau đây: 2
  3. A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? 8. Những từ chỉ hoạt động trong câu:“Nước chảy róc rách, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.” là: A. nước, tảng đá, gốc cây B. mấy, trắng, ẩm mục C. chảy, trườn lên, luồn xuống 9. Hãy đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa về một loài cây mà em yêu thích. II/ Chính tả: ( Nghe - viết. Thời gian viết bài: 15 phút). 3
  4. III/ Tập làm văn: (Thời gian học sinh làm bài 20 phút). Đề bài: Em hãy viết 1 đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể về một người mà em yêu quý. Bài làm 4
  5. IV/ Đọc to: ( Thời gian 1 phút/ 1 học sinh) Điểm đọc to: GV chấm bài đọc to: 1/ 2/ ĐỀ KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II, 2019 – 2020 I/ CHÍNH TẢ: Hè về Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những cành cây. Thế là mùa hè đã đến! Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một bản nhạc đồng ca. Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch. Mùa hè là khoảng thời gian nóng nực nhưng cây cối trong vườn lại đua nhau kết trái, đua nhau khoe sắc. II/ Cách đánh giá, cho điểm bài đọc to: (4 điểm) Học sinh đọc 1 đoạn trong bài đã yêu cầu. - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: (1 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng): (1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: (1 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: (1 điểm) 5
  6. II/ ĐỀ ĐỌC TO Bài đọc 1: Cây rơm Cây rơm đã cao và tròn nóc. Trên cọc trụ người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ để nước không theo cọc làm ướt từ ruột cây ướt ra. Cây rơm giống như một túp lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa ở bất cứ nơi nào. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại. Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt này đến mùa gặt tiếp theo. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò. Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà. Mệt mỏi trong công việc ngày mùa, hay vì đùa chơi, bạn sẽ sung sướng biết bao khi tựa mình vào cây rơm. Và chắc chắn bạn sẽ ngủ thiếp ngay vì sự êm đềm của cây rơm, vì hương đồng cỏ nội đã sẵn đợi vỗ về giấc ngủ của bạn. Phạm Đức Câu 1: Trên cọc trụ của đống rơm, người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ để làm gì? Câu 2: Em hãy nêu một câu có hình ảnh so sánh trong đoạn văn trên. 6
  7. Bài đọc 2: Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Theo Vũ Tú Nam Câu 1: Kể những sự vật trong đoạn văn trên được nhân hóa? Câu 2: Cây gạo được so sánh với hình ảnh nào ? 7
  8. Bài đọc 2: Hà Nội Hà Nội là thủ đô yêu dấu của đất nước ta. Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh nhưng có lẽ nơi mọi người nhớ đến đầu tiên là Hồ Tây. Đó là nơi mà em bao du khách đến đây đều ngỡ ngàng. Bình minh lên mặt trời chiếu xuống mặt hồ như khoác một chiếc áo màu hồng tuyệt đẹp. Từng làn gió nhẹ lướt qua làm lay động những rặng liễu bên bờ. Mặt hồ cũng xao động. Những gợn sóng lăn tăn xô vào bờ như đang chơi trò đuổi bắt. Buổi trưa, mặt hồ long lanh, trong xanh. Không gian quanh hồ chỉ có tiếng gió xào xạc của những bác cây cổ thụ. Trời về chiều, Hồ Tây lại như khoác một chiếc áo màu vàng. Mỗi người dân Việt Nam đều rất yêu và tự hào về quê thủ đô thân yêu của mình. Sưu tầm Câu 1: Bình minh lên, khung cảnh Hồ Tây như thế nào? Câu 2: Em cảm thấy như thế nào khi nghĩ về thủ đô Hà Nội 8
  9. BIỂU ĐIỂM, ĐÁP ÁN CHẤM ĐÁNH GIÁ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 I/ Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra từ và câu: (6 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 A 0,5 điểm Câu 2 C 0,5 điểm Câu 3 B 0,5 điểm Câu 4 C 0,5 điểm Câu 5 Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng, 1 điểm lửa đỏ bập bùng cháy. Câu 6 Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc 1 điểm luồn xuống dưới mấy gốc cây ẩm mục. Câu 7 B 0,5 điểm Câu 8 C 0,5 điểm Câu 9 Học sinh tự đặt câu theo yêu cầu. 1 điểm Ví dụ: Chị hoa hồng đang khoe sắc trước nắng và gió. II/ Chính tả: ( 4 điểm). - Tốc độ đạt yêu cầu: (1 điểm) - Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: (1 điểm) - Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi) (1 điểm) - Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: (1 điểm) III. TẬP LÀM VĂN (6 điểm) - Yêu cầu: Học sinh viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề. - Điểm 5– 6: Đáp ứng được các yêu cầu trên. Còn mắc từ 2 đến 3 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. - Điểm 2– 4,5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, còn thiếu đôi chỗ về nội dung. Còn mắc từ 5 đến 7 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. - Điểm 1 – 2 : Chưa đáp ứng được các yêu cầu trên, chưa biết cách diễn đạt. Còn mắc trên 10 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. IV. ĐỌC TO: 4 điểm Học sinh đọc 1 đoạn trong bài đã yêu cầu. - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: (1 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng): (1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: (1 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: (1 điểm) Lưu ý: Không cho điểm tối đa đối với những bài trình bày bẩn và dập xóa nhiều. Công điểm bài đọc và bài viết chia 2 mới làm tròn điểm môn Tiếng Việt. Làm điểm tròn: 6,45 6,0 6,5 7,0 9
  10. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, 2019 - 2020 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 Mạch kiến thức, Số câu, Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng kĩ năng số điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Số câu 1 1 2 Đọc to Số điểm 3,0 1,0 4,0 Đọc hiểu Số câu 2 2 2 4 2 Bài đọc văn bản Số điểm 1,0 1,0 2,0 2,0 2,0 Kiến thức Số câu 2 1 2 1 T.Việt Số điểm 1,0 1,0 1,0 1,0 Số câu 1 1 Chính tả Số điểm 4,0 4,0 Bài viết Tập làm Số câu 1 1 văn Số điểm 6,0 6,0 Số câu 4 2 2 2 1 2 6 7 Tổng Số điểm 2,0 4,0 1,0 5,0 6,0 2,0 3,0 17,0 MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số câu 4 1 2 2 9 văn bản Câu số 1,2,3,4 9 7,8 5,6 Số câu 1 Chính tả Câu số 1 Tập làm Số câu 1 văn Câu số 1 Số câu 1 1 Đọc to Câu số 1 2 Tổng số câu 4 2 2 2 1 2 10
  11. PHÒNG GD & ĐT VŨ THƯ KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II, 2019 - 2020 TRƯỜNG TH & THCS ĐỒNG THANH MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 (Thời gian học sinh làm bài: 55 phút) Họ và tên: Lớp: Số báo danh: . Điểm Bằng số: Nhận xét: Bằng chữ: . GK số 1: . GK số 2: I/ Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra từ và câu: (Thời gian học sinh làm bài 20 phút) Chuyện của loài kiến Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ hơn các loài vật khác, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn. Số lượng kiến còn lại rất ít. Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo: - Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh. Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo: - Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được. Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo cả đàn đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa nắng đều có cái ăn. Cuộc sống của họ hàng nhà kiến trở nên đầy đủ, sung túc; không còn phải lo lắng về nơi ăn, chỗ ở. Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên. Kiến là loài vật sống hiền lành, chăm chỉ và biết đoàn kết nên không để ai bắt nạt. Truyện dân gian 11
  12. Dựa vào đoạn văn, hoàn thành các câu hỏi và bài tập sau: 1. Ngày xưa, loài kiến sống thế nào? A. Sống theo đàn. B. Sống theo nhóm. C. Sống lẻ một mình. 2. Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì? A. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn. B. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn. C. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày. 3. Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt? A. Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ. B. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết. C. Cả 2 đáp án trên 4. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? A. Đàn kiến đông đúc. B. Người đông như kiến. C. Người đi rất đông. 5. Tìm một câu trong bài có sử dung biện pháp so sánh. 6. Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? 7. Câu: “Kiến hiền lành, chăm chỉ.” Thuộc kiểu câu gì? A. Ai thế nào? B. Ai làm gì? C. Ai là gì? 8. Trong các câu dưới đây, tác giả sử dụng cách nhân hóa trong câu nào? A. Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. B. Số lượng kiến còn lại rất ít. C. Kiến đỏ lại bảo cả đàn đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành. 9. Hãy đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa nói về một con vật mà em yêu thích. 12
  13. II/ Chính tả: ( Nghe - viết). Thời gian viết bài: 15 phút. 13
  14. III/ Tập làm văn: (Thời gian học sinh làm bài 20 phút). Đề bài: Em hãy viết 1 đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể về một việc làm giữ gìn vệ sinh môi trường mà em đã được chứng kiến hoặc tham gia. Bài làm 14
  15. IV/ Đọc to: ( Thời gian 1 phút/ 1 học sinh) Điểm đọc to: GV chấm bài đọc to: 1/ 2/ ĐỀ KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019 – 2020 I/ CHÍNH TẢ: Mùa thu Mùa thu không sôi động như mùa hè, cũng không ảm đạm như mùa đông. Mùa thu luôn nhẹ nhàng. Thu đến mang đi cái nắng gay gắt của mùa hè. Nắng thu không hừng hực mà dịu dàng. Mùa thu cũng là mùa của những thức quà quê hương. Hương ổi, hương cốm phả vào trong gió khiến người ta thêm yêu cái hương vị của đồng quê. II/ Cách đánh giá, cho điểm bài đọc to: (4 điểm) Học sinh đọc 1 đoạn trong bài đã yêu cầu. - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: (1 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng): (1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: (1 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: (1 điểm) 15
  16. II/ ĐỀ ĐỌC TO Bài đọc 1: Quà của đồng nội Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời. Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về. Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy Cốm là thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam . Theo THẠCH LAM Câu 1: Những dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sắp đến ? Câu 2: Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào ? Bài đọc 2: Vịt con xấu xí Sắp đến mùa đông, vợ chồng thiên nga cùng đứa con nhỏ xíu bay về phương Nam tránh rét. Dọc đường họ phải nghỉ lại vì con quá nhỏ. May mắn là họ gặp được một cô vịt chuẩn bị xuống ổ, nên nhờ cô vịt trông hộ thiên nga con một thể, sang năm họ sẽ quay trở lại đón con. Thiên nga con ở lại, nó buồn lắm vì không có bạn. Mặt khác lại bị đàn vịt con bắt nạt, hắt hủi và cho rằng nó là con vịt vô tích sự và vô cùng xấu xí vụng về. Một năm sau, hai vợ chồng thiên nga quay trở lại tìm vịt mẹ. Họ rất mừng vì thấy thiên nga con đã cứng cáp trưởng thành. Gặp lai đước bố me, thiên nga con mừng rỡ vô cùng, nó chạy đến chia tay với vịt mẹ và đàn vịt con; cám ơn vịt mẹ đã chăm sóc nó trong thời gian qua với một tình cảm bịn rịn lưu luyến. Rồi cùng với bố mẹ bay đến những chân trời xa. 16
  17. Cho mãi đến lúc này đàn vịt con mới biết con vịt xấu xí mà chúng thường chê bai lại là một thiên nga, loài chim đẹp nhất trong vương quốc của những loài có cánh. Chúng rất xấu hổ và ân hận vì đã đối xử không phải với thiên nga. Câu 1: Vì sao khi ở lại với đàn vịt, thiên nga con lại buồn? Câu 2: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? Bài đọc 3: Hạt gạo làng ta Tác giả: Trần Đăng Khoa Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa 17
  18. Em vui em hát Hạt vàng làng ta Câu 1: Trong khổ thơ đầu tiên, hạt gạo làng ta có những gì? Câu 2: Vì sao trong khổ thơ cuối tác giả gọi hạt gạo làng ta là hạt vàng làng ta? BIỂU ĐIỂM, ĐÁP ÁN CHẤM ĐÁNH GIÁ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 I/ Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra từ và câu: (6 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 C 0,5 điểm Câu 2 B 0,5 điểm Câu 3 C 0,5 điểm Câu 4 B 0,5 điểm Câu 5 Thấy kiến bé nhỏ hơn các loài vật khác, các loài thú thường 1 điểm bắt nạt. Câu 6 Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết đoàn kết với nhau. 1 điểm Câu 7 A 0,5 điểm Câu 8 C 0,5 điểm Câu 9 Học sinh tự đặt câu theo yêu cầu. 1 điểm Ví dụ: Chị họa mi đang cất cao tiếng hát của mình. II/ Chính tả: ( 4 điểm). - Tốc độ đạt yêu cầu: (1 điểm) - Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: (1 điểm) - Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi) (1 điểm) - Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: (1 điểm) III. TẬP LÀM VĂN (6 điểm) - Yêu cầu: Học sinh viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề. - Điểm 5– 6: Đáp ứng được các yêu cầu trên. Còn mắc từ 2 đến 3 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. - Điểm 2– 4,5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, còn thiếu đôi chỗ về nội dung. Còn mắc từ 5 đến 7 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. - Điểm 1 – 2 : Chưa đáp ứng được các yêu cầu trên, chưa biết cách diễn đạt. Còn mắc trên 10 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. IV. ĐỌC TO: 4 điểm 18
  19. Học sinh đọc 1 đoạn trong bài đã yêu cầu. - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: (1 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): (1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: (1 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: (1 điểm) Lưu ý: Không cho điểm tối đa đối với những bài trình bày bẩn và dập xóa nhiều. Công điểm bài đọc và bài viết chia 2 mới làm tròn điểm môn Tiếng Việt. Làm điểm tròn: 6,45 6,0 6,5 7,0 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, 2019 - 2020 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 Mạch kiến thức, Số câu, Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng kĩ năng số điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Số câu 1 1 2 Đọc to Số điểm 3,0 1,0 4,0 Đọc hiểu Số câu 2 2 2 4 2 Bài đọc văn bản Số điểm 1,0 1,0 2,0 2,0 2,0 Kiến thức Số câu 2 1 2 1 T.Việt Số điểm 1,0 1,0 1,0 1,0 Số câu 1 1 Chính tả Số điểm 4,0 4,0 Bài viết Tập làm Số câu 1 1 văn Số điểm 6,0 6,0 Số câu 4 2 2 2 1 2 6 7 Tổng Số điểm 2,0 4,0 1,0 5,0 6,0 2,0 3,0 17,0 MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số câu 4 1 2 2 9 văn bản Câu số 1,2,3,4 9 7,8 5,6 Chính tả Số câu 1 19
  20. Câu số 1 Tập làm Số câu 1 văn Câu số 1 Số câu 1 1 Đọc to Câu số 1 2 Tổng số câu 4 2 2 2 1 2 20
  21. PHÒNG GD & ĐT VŨ THƯ KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II, 2019 - 2020 TRƯỜNG TH & THCS ĐỒNG THANH MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 ( Thời gian học sinh làm bài: 55 phút) Họ và tên: Lớp: Số báo danh: . I/ Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra từ và câu: (Thời gian học sinh làm bài 20 phút) Hành trình của hạt mầm Mảnh đất ẩm ướt bao phủ tôi. Nơi đây tối om. Tôi thức dậy khi những hạt mưa rơi xuống mặt đất chật chội. Lúc ấy, tôi bắt đầu tò mò. Tôi tò mò về độ lớn của bầu trời, tò mò về mọi thứ ngoài kia. Trời lại đổ nhiều mưa hơn. Những giọt mưa mát lạnh dội vào người tôi, thật thoải mái! Sau cơn mưa ấy, tôi đã cố gắng vươn lên được một chút. Giờ đây, tôi đã có một chiếc áo màu xanh khoác trên người. Sau một tuần, tôi đã là một mầm cây, sự khởi đầu to lớn của cuộc đời tôi. Trên người tôi giờ có một chiếc lá xanh, xanh mát. Bây giờ, tôi biết được thế giới bên ngoài. Bầu trời bao la rộng lớn có màu xanh biếc xinh đẹp. Những tia nắng ấm áp. Mát lạnh những giọt mưa, mát lạnh những giọt nước mọi người dành cho tôi. Nhưng những điều ấy không phải tất cả tôi cần. Tôi cũng cần tình yêu thương quý báu của con người. Sưu tầm Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1. Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn trên là ai? A. Hạt mầm B. Hạt mưa C. Mảnh đất D. Bầu trời Câu 2. Điều gì khiến cho hạt mầm thức dậy? A. Bàn tay chăm sóc của con người. B. Mặt đất ẩm ướt. C. Bầu trời rộng lớn. D. Những giọt mưa mát lạnh. Câu 3. Hạt mầm đã phát triển thay đổi như thế nào? A. Từ hạt mầm, được ngâm ủ trong nước nảy lên những lá vàng. B. Từ hạt mầm nhú thành mầm cây với những chiếc lá xanh. C. Từ hạt mầm được rang chín nhú thành mầm cây xanh tốt. D. Từ hạt mầm bị úng nước mưa đến thối đen. Câu 4. Mầm cây cần điều gì? 21
  22. A. Tình yêu thương của con người. B. Những cơn mưa mát lạnh. C. Những tia nắng ấm áp. D. Cả 3 đáp án trên Câu 5. Theo em, tại sao cây lại cần tình yêu thương quý báu của con người? Câu 6. Bài văn trên khuyên chúng ta điều gì? Câu 7. Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hoá? A. Mảnh đất ẩm ướt giúp hạt giống nảy mầm. B. Bầu trời bao la rộng lớn có màu xanh biếc. C. Cô bé hạt đậu đang ngủ say trong lòng đất. D. Trời càng ngày càng đổ mưa nhiều hơn. Câu 8. Bộ phận gạch chân trong câu: Hai chiếc lá bé tí nhú ra khi hạt mầm vươn mình khỏi mặt đất trả lời cho câu hỏi nào? A. Khi nào? B. Ở đâu? C. Bằng gì? D. Để làm gì? Câu 9. Em đã làm những gì để góp phần chăm sóc, bảo vệ cây xanh? 22
  23. II/ Chính tả: ( Nghe - viết. Thời gian viết bài: 15 phút). III/ Tập làm văn: (Thời gian học sinh làm bài 20 phút). Đề bài: Em hãy viết 1 đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể về một người anh hùng chống ngoại xâm của dân tộc. Bài làm 23
  24. IV/ Đọc to: ( Thời gian 1 phút/ 1 học sinh). Điểm đọc to: GV chấm bài đọc to: 1/ 2/ ĐỀ KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II, 2019 - 2020 I/ CHÍNH TẢ: Đàn bê của anh Hồ Giáo Bây giờ đã sang tháng ba. Đồng cỏ Ba Vì vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân. Không khí trong lành và rất ngọt ngào. Bầu trời cao vút, trập trùng những đám mây trắng Giáo đứng trên đồng cỏ đã lâu lắm. Đàn bê ăn quanh quẩn ở bên anh. Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên cạnh mẹ, đàn bê cứ quẩn vào chân anh. II/ Cách đánh giá, cho điểm bài đọc to: (4 điểm) Học sinh đọc 1 đoạn trong bài đã yêu cầu. - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: (1 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng): (1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: (1 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: (1 điểm) 25
  25. II/ ĐỀ ĐỌC TO Bài đọc 1: LỜI CẢM ƠN Thằng bé mồ côi cha mẹ có đôi mắt màu nhạt, hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối bù nhìn tôi. - Ông ơi, cháu đói quá! Tôi dẫn nó vào một tiệm giải khát. - Cháu hãy chọn một món gì đó để ăn đi. - Tôi nói . Thằng bé chạy đến quầy hàng và chọn một cái bánh mì. Thường ngày bọn trẻ đường phố xin được khách hàng mua cho cái bánh rồi sẽ bỏ đi ngay, mà người ta cũng không muốn cho chúng ở lại vì trông chúng rách rưới và bẩn thỉu. Nhưng thằng bé này lại làm tôi ngạc nhiên. Tôi bắt đầu uống cà phê của mình và khi tôi uống xong, trả tiền, tôi nhìn ra cửa mới phát hiện ra nó đứng ở ngoài cửa, tay cầm bánh mì, mắt dí vào cửa kính, quan sát. "Nó làm cái quái gì thế?!" - Tôi nghĩ. Tôi đi ra, nó nhìn thấy tôi và chạy đến. Nó ngước nhìn tôi, mỉm cười và nói: "Cảm ơn ông! " Rồi, như sợ tôi nghe không rõ, nó nói to hơn: "Cảm ơn ông nhiều lắm ạ!" Trước khi tôi nói được câu gì, nó đã quay người bỏ chạy đi mất. Tôi xúc động và nhớ hoài lời cảm ơn của một cậu bé đường phố vì một mẩu bánh mì. 26
  26. Sưu tầm Câu 1. Nhân vật tôi dẫn cậu bé đi đâu khi cậu bé kêu đói? Câu 2. Sau khi nhận được bánh mì, cậu bé đã làm gì? Bài đọc 2: Bạn tốt hay xấu thì liên quan gì đến mình? Ở lớp Yến có một thành viên rất đặc biệt, các bạn thường bảo: chắc trời có sập xuống thì cậu ta cũng chẳng quan tâm đâu. Đấy là Bình “mọt sách”! Cái tên gọi đã nói lên tính cách. Cậu bạn suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi với ai. Có mấy bạn trong lớp còn cá cược với nhau: Mọt Sách có nhớ hết tên và mặt các thành viên của lớp không? Một lần, cả lớp cùng tham gia kéo co tập thể. Vậy mà Mọt Sách nhất quyết không tham gia. Cậu bảo: “Tớ không thích. Mấy chuyện đấy chẳng giúp được gì!”. Đến khi Mọt Sách đi học bị đau bụng. Nhờ bạn cùng bàn phát hiện đưa lên phòng y tế kịp thời, cậu mới không phải vào bệnh viện. Cũng từ đấy, Mọt Sách thay đổi hẳn: quan tâm đến bạn bè nhiều hơn. Ai cũng yêu quý Mọt Sách, và tất nhiên không thể thiếu Yến rồi! (Theo Hoài Trang) Câu 1: Vì sao Bình bị cả lớp gọi là “mọt sách”? Câu 2: Các bạn trong lớp cá cược với nhau điều gì? 27
  27. Bài đọc 3: Hành trình của hạt mầm Mảnh đất ẩm ướt bao phủ tôi. Nơi đây tối om. Tôi thức dậy khi những hạt mưa rơi xuống mặt đất chật chội. Lúc ấy, tôi bắt đầu tò mò. Tôi tò mò về độ lớn của bầu trời, tò mò về mọi thứ ngoài kia. Trời lại đổ nhiều mưa hơn. Những giọt mưa mát lạnh dội vào người tôi, thật thoải mái! Sau cơn mưa ấy, tôi đã cố gắng vươn lên được một chút. Giờ đây, tôi đã có một chiếc áo màu xanh khoác trên người. Sau một tuần, tôi đã là một mầm cây, sự khởi đầu to lớn của cuộc đời tôi. Trên người tôi giờ có một chiếc lá xanh, xanh mát. Bây giờ, tôi biết được thế giới bên ngoài. Bầu trời bao la rộng lớn có màu xanh biếc xinh đẹp. Mát lạnh những giọt mưa, mát lạnh những giọt nước mọi người dành cho tôi. Nhưng những điều ấy không phải tất cả tôi cần. Tôi cũng cần tình yêu thương quý báu của con người. Câu 1: Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn trên là ai? Câu 4: Mầm cây thực sự cần điều gì? 28
  28. BIỂU ĐIỂM, ĐÁP ÁN CHẤM ĐÁNH GIÁ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 I/ Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra từ và câu: (6 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 A 0,5 điểm Câu 2 D 0,5 điểm Câu 3 B 0,5 điểm Câu 4 D 0,5 điểm Câu 5 Cây cần tình yêu thương của con người để được vun trồng, 1 điểm được chăm sóc, bảo vệ, được phát triển. Câu 6 Bài văn trên khuyên chúng ta hãy chăm sóc và bảo vệ cây 1 điểm xanh. Câu 7 C 0,5 điểm Câu 8 A 0,5 điểm Câu 9 Em luôn có ý thức bảo vệ cây cối xung quanh như: không 1 điểm ngắt cành, bẻ lá, Ngoài ra, em tham gia các hoạt động trồng cây của trường, lớp; chăm sóc những chậu hoa, cây cảnh ở vườn nhà, II/ Chính tả: ( 4 điểm). - Tốc độ đạt yêu cầu: (1 điểm) - Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: (1 điểm) - Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi) (1 điểm) - Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: (1 điểm) III. TẬP LÀM VĂN (6 điểm) - Yêu cầu: Học sinh viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề. - Điểm 5– 6: Đáp ứng được các yêu cầu trên. Còn mắc từ 2 đến 3 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. 29
  29. - Điểm 2– 4,5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, còn thiếu đôi chỗ về nội dung. Còn mắc từ 5 đến 7 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. - Điểm 1 – 2 : Chưa đáp ứng được các yêu cầu trên, chưa biết cách diễn đạt. Còn mắc trên 10 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. IV. ĐỌC TO: 4 điểm Học sinh đọc 1 đoạn trong bài đã yêu cầu. - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: (1 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng): (1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: (1 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: (1 điểm) Lưu ý: Không cho điểm tối đa đối với những bài trình bày bẩn và dập xóa nhiều. Công điểm bài đọc và bài viết chia 2 mới làm tròn điểm môn Tiếng Việt. Làm điểm tròn: 6,45 6,0 6,5 7,0 30