Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt (đọc hiểu) - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học “A” Tri Tôn

docx 4 trang hatrang 23/08/2022 4580
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt (đọc hiểu) - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học “A” Tri Tôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_tieng_iet_doc_hieu_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt (đọc hiểu) - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học “A” Tri Tôn

  1. Tình bạn Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân: - Cứu tôi với! Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp. Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen: - Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con! Theo Mẹ kể con nghe II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Câu 1: Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (0,5đ) A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát. B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo. C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Câu 2: Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? (0,5đ) A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con. B. Vì Cáo già rất sợ sư tử. C. Vì Cáo già rất sợ Cún con. Câu 3: Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (0,5đ) A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.
  2. B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn. C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn. Câu 4: Câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? (0,5đ) A. Ai - làm gì? B. Ai - thế nào? C. Ai - là gì? Câu 5: Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi”. Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? (0,5đ) A. Dùng từ chỉ người cho vật. B. Dùng từ hành động của người cho vật . C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật. Câu 6: Vì sao Cún cứu Gà con (0,5đ) A. Cún ghét Cáo B. Cún thương Gà con C . Cún thích đội mũ sư tử Câu 7: Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (1đ) Câu 8: Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (1đ) Câu 9: Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: ( 1đ) Vịt con đáp Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà
  3. Trường tiểu học “A” Tri Tôn KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Lớp: 3 MÔN: TIẾNG VIỆT(ĐỌC HIỂU) Tên HS: NĂM HỌC: 2020 – 2021 Điểm Nhận xét Đọc to: Đọc thầm: Trung bình: Đọc thầm đoạn văn sau và làm các câu hỏi phía dưới: Nâng niu từng hạt giống Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới. Có lần, một bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý, Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét”. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm. Còn năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm. Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh. Theo Minh Chuyên Câu 1. (0,5 đ) Ông Lương Định Của là: a, Nhà thiên văn học b, Nhà sản xuất c, Nhà khoa học Câu 2. (0,5 đ) Ông Lương Định Của là nhà khoa học có công tạo ra gì? a. Thuốc trị bệnh dịch hạch b. Nhiều giống lúa mới c. Công trình bảo vệ môi trường Câu 3. (0,5 đ) Người bạn nước ngoài của Lương Định Của đã gởi gì cho viện nghiên cứu của ông? a, Năm hạt thóc giống quý b, Mười loại hạt quý c, Mười hạt thóc giống quý.
  4. Câu 4. (0,5 đ) Ông Lương Định Của đã làm gì với mười hạt thóc giống đó? a, Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm, năm hạt còn lại ông ủ trong người b, Ông gieo tất cả mười hạt trong phòng thí nghiệm c, Cả a, b đều sai. Câu 5. (0,5 đ) Vì sao ông Của không gieo tất cả mười hạt thóc giống đó? a, Vì ông muốn để giành năm hạt, chỉ gieo năm hạt b, Vì ông sợ gieo tất cả những hạt giống quý này khi nảy mầm sẽ chết vì rét c, Vì trong phòng thí nghiệm của ông chỉ đủ chỗ cho năm hạt giống nảy mầm và lớn lên. Câu 6. (0,5 đ) Từ cùng nghĩa với từ “Tổ quốc” là: a. Đất nước b. Làng xóm c. Làng quê Câu 7. (0,5) Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa? a. Ngày xưa, nước ta có một năm nắng hạn rất lâu b. Ruộng đồng khô hạn, cây cỏ trụi trơ c. Anh cua đang bò vào chum nước Câu 8. (1 điểm) Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà khoa học Lương Định Của? Câu 9. (0,5đ) Điền dấu thích hợp vào ô trống trong đoạn văn sau: Một hôm ông bảo con: - Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm Con hãy đi làm và mang tiền về đây. Câu 10. (1 điểm) Đặt một câu có hình ảnh nhân hóa.