Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Địa lí Lớp 10 - Mã đề 357 - Năm học 2023-2024 - Trường THPT Ngô Lê Tân

doc 4 trang Tài Hòa 18/05/2024 3280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Địa lí Lớp 10 - Mã đề 357 - Năm học 2023-2024 - Trường THPT Ngô Lê Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_1_mon_dia_li_lop_10_ma_de_357_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Địa lí Lớp 10 - Mã đề 357 - Năm học 2023-2024 - Trường THPT Ngô Lê Tân

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn: Địa lí lớp 10 Năm học: 2023-2024 Mã đề 357 ĐỀ . (Đề thi có 04 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Gió nào sau đây thay đổi hướng theo ngày đêm? A. Gió fơn. B. Gió Tây ôn đới. C. Gió Mậu dịch. D. Gió đất, gió biển. Câu 2: Cho bản đồ: Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên Trái Đất. Vành đai núi lửa lớn nhất chạy dọc bờ của A. Ấn Độ Dương. B. Thái Bình Dương. C. Bắc Băng Dương. D. Đại Tây Dương. Câu 3: Ngoại lực có nguồn gốc từ A. bức xạ của Mặt Trời. B. lực hút của Trái Đất. C. bên trong Trái Đất. D. nhân của Trái Đất. Câu 4: Nguyên nhân chính khiến khí áp giảm theo độ cao là A. càng lên cao không khí càng loãng. B. càng lên cao hiện tượng đối lưu càng yếu. C. càng lên cao nhiệt độ càng thấp. D. càng lên cao gió thổi càng mạnh. Câu 5: Địa lí học là khoa học nghiện cứu về A. tính chất lí học các chất. B. nguyên lí chung tự nhiện. C. thể tổng hợp lãnh thổ. D. trạng thái của vật chất. Câu 6: Vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là A. lớp vỏ lục địa và lớp Manti. B. lớp Manti và lớp vỏ đại dương. C. thạch quyển và lớp Manti. D. lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương. Câu 7: Nội lực là lực phát sinh từ A. bên ngoài Trái Đất. B. bức xạ của Mặt Trời. C. bên trong Trái Đất. D. nhân của Trái Đất. Câu 8: Phương pháp đường chuyển động dùng để thể hiện các đối tượng A. phân bố theo những điểm cụ thể. B. tập trung thành vùng rộng lớn. C. di chuyển theo các hướng bất kì. D. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc. Câu 9: Khí quyển là A. quyển chứa toàn bộ chất khí. B. lớp không khí có độ dày khoảng 500 km. C. khoảng không gian bao quanh Trái Đất. Trang 1/4 - Mã đề thi 357
  2. D. lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của vũ trụ. Câu 10: Nơi nào sau đây ở sườn đón gió các ngọn núi sẽ có mưa nhiều nhất? A. Chân núi . B. Đỉnh núi. C. Sườn núi . D. Tùy theo mùa. Câu 11: Thạch quyển A. đứng yên trên quyển mềm của bao Man-ti. B. di chuyển trên quyển mềm của bao Man-ti. C. là nơi tích tụ nguồn năng lượng bên trong. D. là nơi hình thành các địa hình khác nhau. Câu 12: GPS và bản đồ số không có ứng dụng nào sau đây? A. giám sát lộ trình, tốc độ di chuyển của phương tiện giao thông. B. biểu hiện vị trí của đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. C. định vị, xác định vị trí chính xác của các đối tượng địa lí. D. dẫn đường, quản lí và điều hành di chuyển đối tượng địa lí. Câu 13: Theo qui ước, nếu đi từ phía Tây sang phía Đông qua đường chuyển ngày quốc tế phải A. lùi lại 1 giờ. B. tăng thêm 1 giờ. C. lùi lại 1 ngày lịch. D. tăng thêm 1 ngày lịch. Câu 14: Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất ở A. bán cầu Tây. B. lục địa. C. bán cầu Đông. D. đại dương. Câu 15: Khoa học Địa lí cần cho những người hoạt động A. chỉ ở lĩnh vực công tác xã hội. B. chỉ thuộc phạm vi ở biển đảo. C. ở tất cả các lĩnh vực sản xuất. D. chỉ ở phạm vi ngoài thiện nhiện. Câu 16: Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo thường xuất hiện A. bão. B. thủy triều dâng. C. ngập lụt. D. động đất, núi lửa. Câu 17: Nền của các lục địa được gọi tên là A. tầng Sial. B. tầng granit. C. tầng Sima. D. thạch quyển. Câu 18: Các mảng kiến tạo có thể di chuyển là do A. trục Trái Đất bị nghiêng và quay quanh Mặt Trời. B. các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo của manti trên. C. sứt hút mạnh mẽ từ các thiên thể mà nhiều nhất là Mặt Trời. D. Trái Đất luôn tự quay quanh trục của chính nó. Câu 19: Cho hình sau: Dựa vào hình: Các mảng kiến tạo của thạch quyển, mảng kiến tạo số 7 có tên là A. mảng Nam Cực. B. mảng Ấn Độ - Ôxtrây-li-a. Trang 2/4 - Mã đề thi 357
  3. C. mảng Thái Bình Dương. D. mảng Nam Mỹ. Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ địa lí? A. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là ở chí tuyến. B. Biên độ nhiệt độ năm thấp nhất ở khu vực xích đạo. C. Biên độ nhiệt độ năm tăng từ xích đạo về hai cực. D. Nhiệt độ trung bình năm tăng từ xích đạo về cực. Câu 21: Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua A. tạo lực. B. uốn nếp. C. vận động kiến tạo. D. quá trình phong hóa. Câu 22: Phương pháp kí hiệu không thể hiện được đặc tính nào sau đây của đối tượng địa lí trên bản đồ? A. Quy mô. B. Hướng di chuyển. C. Vị trí. D. Chất lượng. Câu 23: Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là A. đất và khoáng vật. B. đá mac-ma và biến chất. C. khoáng vật và đá trầm tích. D. khoáng vật và đá. Câu 24: Nơi nào sau đây có mưa ít? A. Nơi có dòng biển lạnh đi qua. B. Nơi có dải hội tụ nhiệt đới. C. Nơi có frông hoạt động nhiều. D. Nơi có dòng biển nóng đi qua. Câu 25: Miền núi uốn nếp là kết quả tác động của hiện tượng uốn nếp với cường độ A. yếu dưới tác động của nội lực. B. mạnh dưới tác động của nội lực. C. yếu dưới tác động của ngoại lực. D. mạnh dưới tác động của ngoại lực. Câu 26: Tác động của các sinh vật ở phong hóa sinh học là A. vi khuẩn, nấm, rễ cây B. nhiệt độ, gió, ,mưa, sóng biển. C. nước chảy, sóng biển, băng hà. D. băng hà, gió thổi, sóng biển, nước chảy. Câu 27: Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ giảm là A. không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng. B. không khí nở ra, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng. C. không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp giảm. D. không khí nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng. Câu 28: Khoa học nào sau đây thuộc vào Địa lí học? A. Địa chất học. B. Địa lí nhân văn. C. Thuỷ văn học. D. Nhân chủng học. Trang 3/4 - Mã đề thi 357
  4. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM CỦA VIỆT NAM, NĂM 2021 (Đơn vị: oC) Địa điểm Tuyên Quang Vinh Nha Trang Vũng Tàu Nhiệt độ 24,5 25,2 27,2 27,9 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, NXB Thống kê) a. Vẽ biểu đồ cột so sánh nhiệt độ không khí trung bình năm 2021 của các địa điểm trên. b. Từ biểu đồ đã vẽ, hãy so sánh nhiệt độ không khí trung bình năm 2021của các địa điểm trên. Câu 2. (1,0 điểm) Cho câu ca dao sau: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Câu ca dao này nói về hiện tượng gì? Hiện tượng diễn ra đúng ở nơi nào trên Trái Đất? Hết Trang 4/4 - Mã đề thi 357