Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10

pdf 48 trang hatrang 27/08/2022 4720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfcau_hoi_trac_nghiem_dia_li_10.pdf

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 10 Câu 1: Nguyên nhân cơ bản khiến chúng ta phải sử dụng nhiều phép chiếu đồ khác nhau là: a. Do bề mặt Trái Đất cong b. Do yêu cầu sử dụng khác nhau c. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện d. Do hình dáng lãnh thổ Câu 2: Mặt phẳng chiều đồ thường có dạng hình học là: a. Hình nón b. Hình trụ c. Mặt phẳng d. Tất cả các ý trên Câu 3: Cơ sở để phân chia thành các loại phép chiếu: phương vị, hình nón, hình trụ là: a. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện b. Do hình dạng mặt chiếu c. Do vị trí tiếp xúc mặt chiếu d. Do đặc điểm lưới chiếu Câu 4: Cơ sở để phân chia mỗi phép chiếu thành 3 loại: đứng, ngang, nghiêng là: a. Do vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với địa cầu b. Do hình dạng mặt chiếu c. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện d. Do đặc điểm lưới chiếu Câu 5: Phép chiếu phương vị sử dụng mặt chiếu đồ là: a. Hình nón b. Mặt phẳng c. Hình trụ d. Hình lục lăng Câu 6: Trong phép chiếu phương vị đứng mặt chiếu tiếp xúc với địa cầu ở vị trí: a. Cực b. Vòng cực c. Chí tuyến d. Xích đạo Câu 7: Tính chính xác trong phép chiếu phương vị đứng có đặc điểm: a. Tăng dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao b. Cao ở vòng cực và giảm dần về 2 phía c. Cao ở 2 cực và giảm dần về các vĩ độ thấp hơn d. Không đổi trên tồn bộ lãnh thổ thể hiện Câu 8: Tính chính xác trong phép chiếu phương vị ngang có đặc điểm: a. Cao ở xích đạo và giảm dần về 2 nữa cầu Bắc - Nam b. Cao ở kinh tuyến giữa và giảm dần về 2 phía Đông – Tây c. Cao ở vị trí giao của kinh tuyến giữa và xích đạo và giảm dần khi càng xa giao điểm đó d. . Cao ở vị trí giao của kinh tuyến gốc và xích đạo và giảm dần khi càng xa giao điểm đó Câu 9: Phép chiếu phương vị ngang thường được dùng để vẻ bản đồ: a. Bán cầu Đông và bán cầu Tây b. Bán cầu Bắc và bán cầu Nam c. Vùng cực d. Vùng vĩ độ trung bình Câu 10: Tính chính xác trong phép chiếu phương vị nghiêng có đặc điểm: a. Cao ở vị trí tiếp xúc với mặt chiếu và giảm dần khi càng xa điểm tiếp xúc đó b. Cao ở kinh tuyến giữa và giảm dần về 2 phía Đông – Tây c. Cao ở xích đạo và giãm dần về 2 phía Bắc – Nam d. Cao ở vĩ độ tiếp xúc với mặt chiếu và giảm dần khi xa vĩ độ đó Câu 11: Phép chiếu phương vị nghieng thường được dùng để vẻ bản đồ: a. Bán cầu Đông và bán cầu Tây b. Bán cầu Bắc và bán cầu Nam c. Vùng cực d. Vùng vĩ độ trung bình Câu 12: Trong số các phép chiếu phương vị, phép chiếu có khả năng thể hiện phần lãnh thổ ở xích đạo với độ chính xác lớn nhất: a. Phương vị đứng b. Phương vị ngang c. Phương vị nghiêng d. Tất cả các ý trên Câu 13: Trong số các phép chiếu phương vị, phép chiếu có khả năng thể hiện phần lãnh thổ ở Tây Âu với độ chính xác lớn nhất:
  2. a. Phương vị đứng b. Phương vị ngang c. Phương vị nghiêng d. Cả a và b đúng Câu 14: Trong số các phép chiếu phương vị, phép chiếu có khả năng thể hiện phần lãnh thổ của lục địa Nam Cực với độ chính xác lớn nhất: a. Phương vị đứng b. Phương vị ngang c. Phương vị nghiêng d. Cả a và c đúng Câu 15: Tính chính xác trong phép chiếu hình nón đứng có đặc điểm là: a. Cao ở kinh tuyến giữa và giảm dần vế 2 phía Đông - Tây b. Cao ở xích đạo và giảm dần về 2 phía Bắc – Nam c. Cao ở kinh độ tiếp xúc với mặt chiếu và giảm dần khi càng xa kinh độ đó d. Cao ở vĩ độ tiếp xúc với mặt chiếu và giảm dần khi xa vĩ độ đó Câu 16: Phép chiếu hình nón đứng thường được sử dụng để vẽ nhưng phần lãnh thổ có đặc điểm: a. Nằm ở vĩ độ trung bình, kéo dài theo chiều Bắc – Nam b. Nằm ở vĩ độ trung bình, kéo dài theo chiều Đông – Tây c. Nằm ở vĩ độ thấp, kéo dài theo chiều Đông – Tây d. Nằm ở vĩ độ cao, kéo dài theo chiều Đông – Tây Câu 17: Phép chiếu hình trụ đứng thường được sử dụng để vẽ những phần lãnh thổ có đặc điểm: a. Nằm gần cực b. Nằm gần xích đạo c. Nằm gần vòng cực d. Nằm ở vĩ độ trung bình Câu 18: Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm gần xích đạo với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu: a. Hình nón đứng và hình trụ đứng b. Phương vị ngang và hình trụ đứng c. Phương vị ngang và hình nón đứng d. Phương vị đứng và hình trụ đứng Câu 19: Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm ở vĩ độ trung bình với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu: a. Phương vị nghiêng b. Hình nón nghiêng c. Hình trụ nghiêng d. Tất cả các ý trên Câu 20: Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm ở vùng cực với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu: a. Phương vị đứng b. Phương vị ngang c. Hình nón đứng c. Hình trụ đứng Câu 21: Bản đồ tỉ lệ lớn là loại bản đồ có tỉ lệ: a. Lớn hơn hoặc bằng 1:200 000 b. Lớn hơn 1:200 000 c. Lớn hơn hoặc bằng 1:100 000 d. Bé hơn hoặc bằng 1:200 000 Câu 22: Bản đồ giáo khoa là loại bản đồ được phân loại dựa theo: a. Tỉ lệ bản đồ b. Phạm vi lãnh thổ c. Mục đích sử dụng d. a và b đúng Câu 23: Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm: a. Phân bố với phạm vi rộng rải b. Phân bố theo những điểm cụ thể c. Phân bố theo dải d. Phân bố không đồng đều Câu 24: Các đối tượng địa lí nào sau đây thuờng được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu: a. Các đường ranh giới hành chính b. Các hòn đảo c. Các điểm dân cư d. Các dãy núi
  3. Câu 25: Trong phương pháp kí hiệu, các kí hiệu biểu hiện tưnøg đối tượng có đặc điểm: a. Thể hiện cho 1 phạm vi lãnh thổ rất rộng b. Đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ c. Mỗi kí hiệu có thể thể hiện được 1 hay nhiều hơn các đối tượng d. a và b đúng Câu 26: Các dạng kí hiệu thường được sử dụng trong phương pháp kí hiệu là: a. Hình học b. Chữ c. Tượng hình d. Tất cả các ý trên Câu 27: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng: a. Sự khác nhau về màu sắc kí hiệu b. Sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu c. Sự khác nhau về hình dạng kí hiệu d. a và b đúng Câu 28: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí: a. Có sự phân bố theo những điểm cụ thể b. Có sự di chuyển theo các tuyến c. Có sự phân bố theo tuyến d. Có sự phân bố rải rác Câu 29: Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là: a. Hướng gió, các dãy núi b. Dòng sông, dòng biển c. Hướng gió, dòng biển d. Tất cả các ý trên Câu 30: Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là: a. Các nhà máy sự trao đổi hàng hố b. Các luồng di dân, các luồng vận tải c. Biên giới, đường giao thông d. Các nhà máy, đường giao thông Câu 31: Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm: a. Phân bố phân tán, lẻ tẻ b. Phân bố tập trung theo điểm c. Phân bố theo tuyến d. Phân bố ở phạm vi rộng Câu 32: Phương pháp khoanh vùng thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm: a. Phân bố tập trung theo điểm b. Không phân bố trên khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển ở những khu vực nhất định c. Phân bố ở phạm vi rộng d. Phân bố phân tán, lẻ tẻ Câu 33: Đặc trưng của phương pháp khoanh vùng là: a. Thể hiện được sự phân bố của các đối tượng địa lí b. Thể hiện được động lực phát triển của các đối tượng c. Thể hiện sự phổ biến của 1 loại đối tượng riêng lẻ, dường như tách ra với các loại đối tượng khác d. b và c đúng Câu 34: Phương pháp bản đồ – biểu đồ thường được dùng để thể hiện: a. Chất lượng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ b. Giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ c. Cơ cấu giá trị của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
  4. d. Động lực phát triển của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ Câu 35: Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta người ta thường dùng phương pháp: a. Kí hiệu đường chuyển động b. Vùng phân bố c. Kí hiệu d. Chấm điểm Câu 36: Để thể hiện số lượng đàn bò của các tỉnh ở nước ta người ta thường dùng phương pháp: a. Kí hiệu b. Chấm điểm c. Bản đồ – biểu đồ d. Vùng phân bố Câu 37: Để thể hiện qui mô các đô thị lớn ở nước ta người ta thường dùng phương pháp: a. Kí hiệu b. Bản đồ – biểu đồ c. Vùng phân bố d. Chấm điểm Câu 38: Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh: a. Học thay sách giáo khoa b. Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí c. Thư giản sau khi học xong bài d. Xác định vị trái các bộ phận lãnh thổ học trong bài Câu 39: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác: a. Dựa vào bản đồ ta có thể xác định được vị trí địa lí của một điểm trên bề mặt Trái Đất b. Bản đồ có thể thể hiện hình dạng và qui mô các bộ phận lãnh thổ trên bề mặt Trái Đất c. Bản đồ không thể thể hiện quá trình phát triển của 1 hiện tượng d. Bản đồ có thể thể hiện sự phân bố của các đối tượng địa lí Câu 40: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào: a. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ b. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ c. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ d. Bảng chú giải Câu 41: Thành phần cấu tạo của mỗi thiên hà bao gồm: a. Các thiên thể, khí, bụi b. Các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ c. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi d. Các hành tinh và các vệ tinh của nó Câu 42: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác: a. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh được gọi chung là các thiên thể b. Hệ Mặt Trời nằm trong Dải Ngân Hà c. Dải Ngân Hà áo phạm vi không gian lớn hơn Thiên Hà d. Trong mỗi Thiên Hà có rất nhiều các hành tinh Câu 43: Nguyên tử nguyên thuỷ theo thuyết Big Bang có đặc điểm là: a. Chứa vật chất bị nén ép trong 1 không gian vô cùng nhỏ bé nhưng rát đậm đặc và có nhiệt độ vô cùng cao b. Các vật chất chuyển động tự do về mọi hướng 1 cách dễ dàng c. Có nhiệt độ rất cao d. Chứ vô vàn các phân tử khí đậm đặc Câu 44: Theo thuyết Big Bang, các ngôi sao và các Thiên Hà trong vũ trụ được hình thành chủ yếu do tác động của lực: a. Hấp dẫn b. Ma sát c. Côriôlit d. Li tâm Câu 45: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về hệ Mặt Trời: a. Mặt Trời là thiên thể duy nhất có khả năng tự phát sáng b. Mọi hành tinh đều có khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời
  5. c. Mọi hành tinh và vệ tinh đều có khả năng tự phát sáng d. Trong hệ Mặt Trời tất cả các hành tinh đều chuyển động tự quay Câu 46: Quĩ đạo của các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời có dạng: a. Tròn b. Ê líp c. Không xác định d. Tất cả đều đúng Câu 47: Hướng chuyển động của các hành tinh trên quĩ đạo quanh Mặt Trời là: a. Thuận chiều kim đồng hồ, trừ Kim Tinh b. Ngược chiều kim đồng hồ với tất cả các hành tinh c. Ngược chiều kim đồng hồ, trừ Kim Tinh d. Thuận chiều kim đồng hồ Câu 48: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời tự quay quanh mình theo hướng: a. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời b. Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời c. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh d. Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh Câu 49: Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có: a. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh b. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất c. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh d. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh Câu 50: Hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có thời gian tự quay quanh trục lớn hơn Mặt Trời là: a. Thuỷ Tinh b. Kim Tinh c. Hoả Tinh d. Mộc Tinh Câu 51: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác: a. Các hành tinh thuộc kiểu Trái Đất có kích thước nhỏ hơn so với các hành tinh kiểu Mộc Tinh b. Các hành tinh thuộc kiểu Trái Đất có thời gian tự quay quanh trục ngắn hơn so với các hành tinh kiểu Mộc Tinh c. Các hành tinh thuộc kiểu Trái Đất có thời gian chuyển động quanh Mặt Trời nhỏ hơn so với các hành tinh kiểu Mộc Tinh d. Các hành tinh thuộc kiểu Trái Đất có khối lượng nhỏ hơn so với các hành tinh kiểu Mộc Tinh Câu 52: Một năm trên Trái Đất có độ dài so với một năm trên Thuỷ Tinh là: a. Bằng nhau b. Dài gấp khoảng 3 lần c. Dài gấp khoảng 4 lần d. Ngắn hơn Câu 53: Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là: a. 149,6 nghìn km b. 149,6 triệu km c. 149,6 tỉ km d. 140 triệu km Câu 54: Trục tưởng thượng của Trái Đất hợp với mặt phẳng xích đạo một góc: a. 90o b. 600 c. 66o d. 66o33’ Câu 55: Trục tưởng thượng của Trái Đất hợp với mặt phẳng quĩ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời một góc: a. 90o b. 600 c. 66o d. 66o33’ Câu 56: Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất có đặc điểm là: a. Thuận chiều kim đồng hồ b. Cùng với hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời c. Ngược chiều kim đồng hồ d. b và c đúng
  6. Câu 57: Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm không thay đổi vị trí là: a. Hai cực b. Hai chí tuyến c. Vòng cực d. Xích đạo Câu 58: Trái Đất hồn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian: a. Một ngày đêm b. Một năm c. Một mùa d. Một tháng Câu 59: Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là: a. Vòng cực b. Chí tuyến c. Xích đạo d. Vĩ độ trung bình Câu 60: Vận tốc tự quay của Trái Đất có đặc điểm: a. Lớn nhất ở xích đạo và giảm dần về 2 cực b. Tăng dần từ xích đạo về 2 cực c. Lớn nhất ở chí tuyến d. Không đổi ở tất cả các vĩ tuyến Câu 61: Khoảng cách trung bình của Trái Đất đến Mặt Trời sẽ: a. Giảm dần khi đến gần ngày 3 – 1 và tăng dần khi đến gần ngày 5 - 7 b. Tăng dần khi đến gần ngày 3 – 1 và giảm dần khi đến gần ngày 5 – 7 c. Không đổi trong suốt thời gian chuyển động trên quĩ đạo d. Không đổi trong suốt thời gian chuyển động trên quĩ đạo trừ vào hai ngày 3 – 1 và 5 - 7 Câu 62: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác về vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: a. Lớn nhất khi ở gần điểm cận nhật b. Nhỏ nhất khi ở điểm viễn nhật c. Nhỏ hơn so với vận tốc tự quay của Trái Đất d. Lớn hơn so với vận tốc tự quay của Trái Đất Câu 63: Nguyên nhân khiến ngày và đêm luôn phiên xuất hiện trên Trái Đất là: a. Trái Đất hình cầu b. Trái Đất tự quay c. Các tia sáng từ Mặt Trời chiếu son song d. a và c đúng Câu 64: Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm: a. Người đứng ở các vĩ tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy mặt trời ở độ cao khác nhau b. Người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy mặt trời ở độ cao khác nhau c. Ở phía Tây sẽ thấy Mặt Trời xuất hiện sớm hơn d. Mọi nơi trên Trái Đất sẽ thấy vị trí của Mặt Trời trên bầu trời giống nhau Câu 65: Giờ quốc tế được lấy theo giờ của: a. Múi giờ số 0 b. Múi giờ số 1 c. Múi giờ số 23 d. Múi giờ số 7 Câu 66: Quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất là: a. Trung Quốc b. Hoa Kì c. Nga d. Canada Câu 67: Đường chuyển ngày quốc tế được qui ước lấy theo kinh tuyến: a. 180o b. 0o c. 90oĐ d. 90oT Câu 68: Theo qui ước nếu đi từ phía Tây sang phía Đông qua đường chuyển ngày quốc tế thì: a. Tăng thêm 1 ngày lịch b. Lùi lại 1 ngày lịch c. Không cần thay đổi ngày lịch
  7. d. Tăng thêm hay lùi lại 1 ngày lịch là tuỳ qui định của mỗi quốc gia Câu 69: Nguyên nhân sinh ra lực Côriôlit là: a. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông b. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông và khi tự quay vận tốc góc giảm dần từ xích đạo về cực c. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời d. Tất cả các ý trên Câu 70: Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Nam các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch hướng: a. Về phía bên phải theo hướng chuyển động b. Về phía bên trái theo hướng chuyển động c. Về phía bên trên theo hướng chuyển động d. Về phía xích đạo Câu 71: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác: a. Các con sông ở bán cầu Nam thường bị lỡ ở bán cầu trái b. Lực Côriôlit ở bán cầu Nam yếu hơn bán cầu Bắc c. Lực Côriôlit tác động đến mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất d. Hướng gió Đông Bắc thổi đến nước ta vào mùa đông là do tác động của lực Côriôlit Câu 72: Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả: a. Sự luân phiên ngày đêm b. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế c. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể d. a và b đúng Câu 73: Chuyển động biểu kiến là: a. Một loại chuyển động chỉ có ở Mặt Trời b. Chuyển động thấy bằng mắt nhưng không thực có c. Chuyển động có thực của Mặt Trời d. Chuyển động có thực nhưng không thể quan sát thấy Câu 74: Nguyên nhân sinh ra chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là: a. Trái Đất tự quay quanh trục b. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời c. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời vời trục nghiêng không đổi d. Tất cả các nguyên nhân trên Câu 75: Mặt Trời được gọi là lên thiên đỉnh tại 1 phương khi: a. Mặt Trời chiếu sáng vào buổi trưa ở mọi thời điểm trong năm b. Tia sáng Mặt Trời chiếu chếch so với tiếp tuyến của bề mặt đất ở địa phương đó c. Tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc với tiếp tuyến của bề mặt đất ở địa phương đó d. a và c đúng Câu 76: Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh chỉ xuất hiện ở bán cầu Bắc trong khoảng thời gian: a. Từ 21 – 3 đến 22 – 6 b. Từ 21 – 3 đến 23 – 9 c. Từ 22 – 6 đến 23 – 9 d. Từ 23 – 9 đến 22 – 12 Câu 77: Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiếu vuông góc là: a. Chí tuyến Bắc b. Vòng cực Bắc c. 20oB D. 23oB Câu 78: Nơi chỉ xuất hiện hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần duy nhất trong năm là: a. Vòng cực b. Vùng nội chí tuyến c. Chí tuyến d. Vùng ngoại chí tuyến Câu 79: Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất là do:
  8. a. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông b. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông c. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi d. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục Câu 80: Nhận định nào sau đây chưa chính xác: a. Ở bán cầu Nam 4 mùa diễn ra trái ngược với bán cầu Bắc b. Khi ở bán cầu Nam là mùa thu thì ở bán cầu Bắc là mùa xuân c. Thời giam mùa hạ ở bán cầu Bắc dài hơn ở bán cầu Nam d. Thời gian mùa đông ở cả 2 bán cầu là như nhau Câu 81: Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại 1 điểm phụ thuộc nhiều vào: a. Góc nhập xạ nhận được và thời gian được chiếu sáng b. Thời gian được chiếu sáng và vận tốc tự quay của Trái Đất c. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời d. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời Câu 82: Trong năm khu vực nhận được lượng nhiệt lớn nhất từ Mặt Trời là: a. Cực b. Xích đạo c. Vòng cực d. Chí tuyến Câu 83: Nguyên nhân sinh ra hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa là: a. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với vận tốc không đổi b. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì một năm c. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi d. Trái Đất hình cầu Câu 84: Trong khoảng thời gian từ 21 – 3 đến 23 – 9 ở bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm do: a. Bán cầu Bắc là mùa xuân và mùa hạ b. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời giảm đi c. Bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời d. Bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời Câu 85: Các địa điểm ở vùng ngoại tuyến bán cầu Bắc trong năm luôn thấy Mặt Trời mọc ở: a. Hướng chính đông b. Hướng chếch về phía Đông Nam c. Hướng chếch về phía Đông Bắc d. b và c đúng Câu 86: Các địa điểm ở vùng ngoại tuyến bán cầu Nam trong năm luôn thấy Mặt Trời mọc ở: a. Hướng chính đông b. Hướng chếch về phía Đông Nam c. Hướng chếch về phía Đông Bắc d. Hướng chính Bắc Câu 87: Góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tại xích đạo vào ngày 21 – 3 và 23 – 9 là: a. 90o b. 60o c. 180o d. 66o33’ Câu 88: Góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tại xích đạo vào ngày 22 – 6 và 22 – 12 là: a. 90o b. 23o27’ c. 60o d. 66o33’ Câu 89: Góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tại chí tuyến Bắc vào ngày 22 – 6 là: a. 90o b. 99o c. 60o d. 66o33’ Câu 90: Góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tại chí tuyến Nam vào ngày 22 – 6 là: a. 46o54’ b. 43o54’ c. 43o06’ d. 54o54’ Câu 91: Để biết được cấu trúc của Trái Đất người ta dựa chủ yếu vào: a. Nguồn gốc hình thành Trái Đất
  9. b. Những mũi khoan sâu trong lòng đất c. Nghiên cứu đáy biển sâu d. Nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái Đất Câu 92: Xếp theo thứ tự giảm dần về chiều dày của các lớp ta sẽ có: a. Vỏ Trái Đất. Manti, nhân Trái Đất b. Manti, nhân Trái Đất, Vỏ Trái Đất c. Nhân Trái Đất, Manti, Vỏ Trái Đất d. Nhân Trái Đất, Vỏ Trái Đất. Manti Câu 93: Vỏ Trái Đất chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% trọng lượng, điều đó cho thấy: a.Võ Trái Đất có vai trò rất quan trong đối với thiên nhiên và đời sống con người b.Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất nhẹ hơn so với các lới bên dưới c.Vỏ Trái Đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn d.Tất cả các ý trên Câu 94: Theo thứ tự từ trên xuống, các tầng đá ở lớp võ trái đấtlần lượt là: a.Tầng đá trầm ích, tầng granit, tầng badan . b. Tầng đá trầm ích, tầng badan, tầng granit . c. Tầng granit, Tầng đá trầm ích, tầng badan. d. Tầng badan, tầng đá trầm ích, tầng granit Câu 95: Đặc điểm nào sau đây không thuộc tầng đá trầm tích: a. Do các vật liệu vun, nhỏ bị nén chặt tạo thành b. Phân bố thành một lớp liên tục c. Có nơi mỏng, nơi dày d. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ trái đất Câu 96: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về đặc điểm của tầng granit: a. Gồm các loại đá nhẹ tạo nên như granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit b. Hình thành do vật chất nóng chảy ở dưới sâu của vỏ Trái Đất đông đăc lại c. Có độ dàu nhỏ hơn so với tầng trầm ích d. Là thành phần cấu tạo chủ yéu lên lớp vỏ Trái Đất Câu 97: Đặc điểm của tầng badan là : a. Gồm các loại đá nặng hơn so với các tầng ở trên b. Được hình thành do vật chất nóng chảyphun trào lên mặt đất rồi đông đặc lại c. Là thành phần cấu tạo chủ yếu của lớp vỏ đại dương d. Tất cả các ý trên Câu 98: Thạch quyển được giới hạn bởi : a. Vỏ Trái Đất b. Vỏ Trái Đất và lớp Manti c. Lớp Manti d. Vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti Câu 99: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác: a. Các vật chất trong thạch quyển ở trạng thái cứng b. Thạch Quyển di chuyển trên một lớp mềm, quánh dẻo như các mảng nổi trên mặt nước c. Thạch Quyển là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong của Trái Đất d. Các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người hiện nay chủ yếu diễn ra trên bề mặt thạch quyển Câu 100: Lớp nhân ngồi của Trái Đất có đặc điểm là: a. Độ sâu từ 2900 đến 5100KM b. Áp suất từ 1,3 triệu đến 3,1 triệu atm c. Vật chất tồn tại ở trạng thái lỏng d. Tất cả các ý trên
  10. Câu 101: Đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp nhân Trái Đất: a. Có độ dày lớn nhất, Nhiệt độ và áp suất lớn nhất b. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nặng c. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn d. Lớp nhân ngồi có nhiệt độ, áp suất thấp hơn so với lớp nhân trong Câu 102: Thuyết kiến tạo mảng được xây dựng trên cơ sở công trình nghiên cứu của: a. Ôttô Xmit b. Căng và Laplat c. Vêghene d. a và c đúng Câu 103: Theo “thuyết trôi lục địa” thì: a. Trái Đất đã có lúc là một đại lục duy nhất b. Các lục địa, quần đảo, đảo ngày nay là bộ phận của một lục địa khổng lồ trước kia c. Các bộ phận lục địa đã có thời kì trôi dạt ở vị trí khác chứ không giống như hiện nay d. Tất cả các ý trên Câu 104: Theo thuyết kiến tạo mảng, dãy Himalaya được hình thành do: a. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Thái Bình Dương b. Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu – Á c. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á d. Mảng Phi xô vào mảng Âu – Á Câu 105: Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng: a. Mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm b. Động đất, núi lửa c. Bão lũ d. ý a và b đúng Câu 106: Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở vị trí: a. Trung tâm các lục địa b. Ngồi khơi đại dương c. Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo d. Tất cả các ý trên Câu 107: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác: a. Khống vật là những đơn chất hoặc hợp chất hố học trong thiên nhiên b. Khống vật hình thành do kết quả hoạt động của những qua trình lí – hố khác nhau c. Tất cả các khống vật đều ở trạng thái rắn d. Có cả khống vật đơn chất và hợp chất Câu 108: Sự phân chia đá thành 3 nhóm (mắc ma, trầm tích, biến chất) chủ yếu dựa vào: a. Nguồn gốc hình thành của đá b. Tính chất hố học của đa c. Tính chất vật lí của đá d. Tuổi của đá Câu 109: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác: a. Đá mắc ma được thành tạo do kết quả nguội lạnh của khối vật chất nóng chảy có nguồn gốc trong lòng Trái Đất b. Các vật chất cấu tạo nên đá mắc ma chủ yếu có nguồn gốc từ vỏ Trái Đất c. Đá mắc ma có nhiều loại đá cứng d. Đá granit, đá badan là những loại đá mắc ma phổ biến Câu 110: Đá trầm tích có nguồn gốc hình thành từ: a. Sự lắng tụ và nén chặt trong các miền trũng của các vật liệu vụn nhỏ như sét, các, sỏi và xác sinh vật b. Sự nén chặt của các vận động kiến tạo đối với các vật liệu có kích thước lớn như các khối núi, các đảo c. Hoạt động của núi lửa d. ý a và b đúng Câu 111: Đặc điểm nổi bật của đá trầm tích so với hai nhóm đá còn lại: a. Có tỉ trọng nhẹ hơn nhiều b. Có chứa hố thạch và có sự phân lớp
  11. c. Chỉ phân bố ở vùng nhiệt đới d. Có giá trị kinh tế cao Câu 112: Lực được sinh ra bên trong của Trái Đất được gọi là: a. Lực hấp dẫn b. Lực quán tính c. Lực li tâm d. Nội tâm Câu 113: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là: a. Năng lượng trong sản xuất công nghiệp của con người b. Năng lượng thuỷ triều c. Năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực d. Tất cả các ý trên Câu 114: Vận động kiến tạo được hiểu là: a. Các vận động do nội lực sinh ra b. Các vận động do nội lực sinh ra, làm cho địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn c. Các vận động do nội lực sinh ra, làm cho cấu tạo lớp manti có những biến đổi lớn d. Các vận động do nội lực sinh ra, làm cho địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn diễn ra cách đây hàng trăm triệu năm Câu 115: Phần lớn nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của các vận động kiến tạo là: a. Lớp vỏ Trái Đất b. Lớp manti c. Lớp nhân trong d. Lớp nhân ngồi Câu 116: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua: a. Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa b. Hiện tượng El Nino c. Hiện tượng bão lũ d. Tất cả các ý trên Câu 117: Biểu hiện rõ rệt nhất của sự vận động theo phương thẳng đứng ở lớp vỏ Trái Đất là: a. Độ cao của các đỉnh núi tăng lên b. Thay đổi mực nước đại dương ở nhiều nơi c. Diện tích của đồng bằng tăng lên d. Các hiện tượng động đất, núi lửa hoạt động mạnh Câu 118: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác: a. Địa luỹ là bộ phận trồi lên giữa hai đường đứt gãy b. Núi lửa thường tương ứng với địa luỹ c. Dãy núi Con Voi là 1 địa luỹ điển hình ở Việt Nam d. Các dãy địa luỹ thường xuất hiện ở những nơi hiện tượng đứt gãy diễn ra với cường độ lớn Câu 119: Địa hào được hình thành do: a. Một bộ phận địa hình giữa hai đường đứt gãy bị sụt xuống b. Vận động theo phương thẳng đứng với cường độ mạnh c. Hiện tượng uốn nếp diễn ra với cường độ mạnh d. Tất cả các ý trên Câu 120: Ngoại lực là : a. Những lực sinh ra trong lớp manti b. Những lực được sinh ra ở bên ngồi, trên bề mặt đất c. Những lực được sinh ra từ tầng badan của lớpvỏ Trái Đất d. Tất cả các ý trên Câu 121: Nguyên nhân sinh ra ngoại lực là : a. Động đất, núi lửa, sóng thần b. Vận động kiến tạo c. Năng lượng bức xạ Mặt Trời d. Do sự di chuyển vật chất trong quyển manti
  12. Câu122: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác: a. Xu hướng tác động của ngoại lực là làm cho các dạng địa hình bị biến đổi theo chiều hướng tăng độ cao b. Ngoại lực có tác dụng phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên c. Ngoại lực cùng với nội lực thường xuyên tác động đến địa hình bề Mặt Trái Đất nhưng mức độ biểu hiện của mỗi loại khác nhau ở những nơi khác nhau d. Ngoại lực cũng có tác dụng tạo ra những dạng địa hình mới Câu 123: Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất được thể hiện qua các quá trình: a. Phong hố, bóc mòn b. Vận chuyển, bồi tụ c. Vận chuyển, tạo núi d. Ý a và b đúng Câu 124: Hiện tượng nào dưới đây không thuộc biểu hiện của ngoại lực là: a. Gió thổi b. Mưa rơi d. Quang hợp d. Phun trào mắcma Câu 125: Quá trình phong hố được chia thành : a. Phong hố lí học, phong hố hố hoc, phong hố địa chất học b. Phong hố lí học, phong hố cơ học, phong hố sinh học c. Phong hố lí học, phong hố hố hoc, phong hố sinh học d. Phong hố quang học, phong hố hố hoc, phong hố sinh học Câu 126: Các yếu tố chủ yếu tác động đến quá trình phong hố là : a. Nhiệt độ, nước, sinh vật b. Gió, bão, con người c. Núi lửa, sóng thần, xói mòn d. Thổ nhưỡng, sinh vật, sông ngồi Câu 127: Phong hố lí học được hiểu là : a. Sự phá huỷ đá thành những khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau b. Sử phá vỡ cấu trúc phân tử của đá c. Sử phá vỡ nhưng không làm thay đổi thành phần hố học của đá d. Ý a và c đúng Câu 128: Phong hố lí học xảy ra chủ yếu do: a. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước b. Tác dụng của gió, mưa c. Nguốn nhiệt độ cao tư dung nhan trong lòng đất d. Và đập của các khối đá Câu 129: Những vùng có khí hậu khô nóng (các vùng sa mạc và bán sa mạc) co quá trình phong hố lí học diễn ra mạnh chủ yếu do: a. Có gió mạnh b. Có nhiều cát c. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày, trong năm lớn d. Khô hạn Câu 130: Sự đóng băng của nước có tác dụng làm phá huỷ đá do: a.Nước đóng băng làm ăn mòn các khối đá tiếp xúc với nó b.Nước đóng băng sẽ tăng thể tích và tạo áp lực lớn lên thành khe nứt của khối đá* c.Đá dễ bị phá huỷ ở nhiệt độ 0oC d.Tất cả các ý trên Câu 131: Các tác nhân gây ra hiện tượng mài mòn là: a. Nước chảy tràn trên sườn dốc b. Sóng biển c. Chuyển động của băng hà d. Tất cả các tác nhân trên Câu 132: Qúa trình mài mòn có đặc điểm là: a. Làm thay đổi thành phần và tính chất hố học của đá và khống vật b. Là quá trình diễn ra với tốc độ nhanh, nhất là trên bề mặt Trái Đất c. Là quá trình diễn ra với tốc độ chậm, chủ yếu trên bề mặt đất
  13. d. Dưới tác động của mài mòn, các vật liệu được vận chuyển đi rất xa khỏi vị trí ban đầu Câu 133: Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình như: a. Hàm ếch sóng vỗ, nền cổ ở bờ biển b. Hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn ở bờ biển c. Các cửa sông và các đồng bằng châu thổ d. Vịnh biển có dạng hàm ếch Câu 134: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác: a. Các khe rãnh là dạng địa hình chủ yếu do dòng nước tạm thời tạo thành b. Dạng địa hình tiêu biểu cho quá trình thổi mòn là các nấm đá, hang đá c. Địa hình hàm ếch ở bờ biển được hình thành chủ yếu do tác dụng của sóng biển d. Ở những vùng giá lạnh quá trình mài mòn diễn ra chủ yếu là dưới tác động của băng hà Câu 135: Vận chuyển (do ngoại lực) được hiểu là quá trình: a. Di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác b. Hốn đổi vị trí của các vật liệu trên bề mặt Trái Đất c. Các vật liệu được đưa từ nơi này đến nơi khác dưới tác dụng của dòng nước d. Các vật liệu được đưa từ nơi này đến nơi khác dưới tác dụng của gió Câu 136: Khả năng di chuyển xa hay gần của vật liệu phụ thuộc vào: a. Động năng của các quá trình tác động lên nó b. Kích thước và trọng lượng của vật liệu c. Điều kiện bề mặt đệm d. Tất cả các yếu tố trên Câu 137: Biểu hiện nào dưới đây không phụ thuộc quá trình vận chuyển do ngoại lực: a. Gió cuốn các hạt các đi xa b. Dòng sông vận chuyển phù xa c. Dung nham phun ra từ miệng núi lửa khi núi lửa hoạt động d. Hiện tượng trượt đất xãy ra ở miền núi sau những trận mưa lớn Câu 138: Bồi tụ được hiểu là quá trình: a. Tích tụ các vật liệu phá huỷ b. Nén ép các vật liệu dưới tác dụng của hiện tượng uốn nếp c. Tích tụ các vật liệu trong lòng đất d. Tạo ra các mỏ khống sản Câu 139: Các dạng địa hình tiêu biểu hình thành do tác động vận chuyển, bồi tụ của gió ở sa mạc là: a. Các cồn cát, đụn cát b. Các cột đá, nấm đá c. Các ốc đảo d. Tất cả các ý trên Câu 140: Các đồng bằng châu thổ được hình thành chủ yếu do tác dụng bồi tụ vật liệu của: a. Sóng biển b. Sông c. Thuỷ Triều d. Rừng ngập mặn Câu 141: Khí quyển là : a. Khoảng không bao quanh Trái Đất b. Lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là mặt trời c. Quyển chứa tồn bộ chất khí trên Trái Đất d. Lớp không khí nằm trên bề mặt Trái Đất đến độ cao khoảng 500km Câu 142: Thành phần không khí trên Trái Đất bao gồm : a. Gồm có khí nitơ, ôxi, hơi nước và các khí khác trong đó khí ôxi chiếm tỉ lệ lớn nhất b. Chỉ có khí, ôxi và hơi nước trong đó khí nitơ chiếm tỉ lệ lớn nhất c. Gồm có khí nitơ, ôxi, hơi nước và các khí khác trong dó khí nitơ chiếm tỉ lệ lớn nhất d. Gồm có khí nitơ, ôxi và các khí khác trong đó có khí nitơ chiếm tỉ lệ lớn nhất