Đề cương giữa học kì I năm học 2022-2023 môn Địa Lí Lớp 10 - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Có đáp án trắc nghiệm)

pdf 5 trang Phương Ly 06/07/2023 1660
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương giữa học kì I năm học 2022-2023 môn Địa Lí Lớp 10 - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Có đáp án trắc nghiệm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_giua_hoc_ki_i_nam_hoc_2022_2023_mon_dia_li_lop_10_t.pdf

Nội dung text: Đề cương giữa học kì I năm học 2022-2023 môn Địa Lí Lớp 10 - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Có đáp án trắc nghiệm)

  1. TRƯỜNG THCS&THPT ĐỀ CƯƠNG GIỮA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2022 – 2023 LƯƠNG THẾ VINH MÔN: ĐỊA LÍ 10 A. TRẮC NGHIỆM (70% trong đề thi) BÀI 5. HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT 1. Trong quá trình chuyển động tự quay quanh trục, trục của Trái Đất A. vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo, luôn luôn thay đổi phương. B. nghiêng góc 66033’ với mặt phẳng quỹ đạo, không đổi phương. C. nghiêng góc 66033’ với mặt phẳng quỹ đạo, luôn đổi phương. D. vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo, không bao giờ đổi phương. 2. Đặc điểm đúng với vận động tự quay quanh trục của Trái Đất là A. tự quay 1 vòng hết 24 giờ theo chiều từ tây sang đông. B. tự quay 1 vòng hết 12 giờ theo chiều từ tây sang đông. C. tự quay 1 vòng hết 24 giờ theo chiều từ đông sang tây. D. tự quay 1 vòng hết 12 giờ theo chiều từ đông sang tây. 3. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời không có đặc điểm nào sau đây? A. Quỹ đạo chuyển động hình elip và trục Trái Đất không đổi phương. B. Bán cầu Bắc và bán cầu Nam luôn luân phiên ngả về phía Mặt Trời. C. Thời gian hoàn thành một vòng quay được làm tròn là 1 ngày đêm. D. Chuyển động ngược chiều kim đồng hồ và vận tốc không cố định. 4. Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa khuất trong bóng tối, nguyên nhân là do A. Trái Đất có dạng khối cầu. B. Trái Đất tự quay quanh trục. C. trục Trái Đất luôn nghiêng. D. quỹ đạo quay có hình e-lip. 5. Ngày và đêm trên Trái Đất có sự luân phiên, nguyên nhân là do A. Trái Đất có dạng khối cầu. B. quỹ đạo quay có hình e-lip. C. trục Trái Đất luôn nghiêng. D. Trái Đất tự quay quanh trục. 6. Nếu Trái Đất có hình hộp chữ nhật và không tự quay quanh trục thì A. vẫn có hiện tượng ngày, đêm; mỗi ngày đêm dài 24 giờ. B. không còn xuất hiện hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất. C. vẫn có hiện tượng ngày, đêm; 6 tháng ngày, 6 tháng đêm. D. ở bán cầu Bắc luôn là ngày, ở nửa cầu Nam luôn là đêm. 7. Giờ địa phương A. thuận tiện cho người dùng. B. giống nhau ở mọi địa điểm. C. phụ thuộc độ cao Mặt Trời. D. đang được sử dụng phổ biến. 8. Bề mặt Trái Đất được chia ra làm A. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến. B. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến. C. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến. D. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.
  2. 8. Việt Nam nằm ở múi giờ A. +7. B. +8. D. 0. D. +6,5. 9. Các địa phương có chung một giờ khi nằm trong cùng một A. múi giờ. B. kinh tuyến. C. châu lục. D. khu vực. 10. Khi giờ GMT là 2 giờ thì Hà Nội đang là A. 5 giờ. B. 6 giờ. C. 7 giờ. D. 9 giờ. 11. Hà Nội nằm ở múi giờ số 7, Mát-xcơ-va nằm ở múi giờ số 3. Hỏi khi Việt Nam là 2 giờ sáng ngày 25/1/2022 thì Mát-xcơ-va đang là mấy giờ, ngày nào? A. 6 giờ ngày 25/1/2022. B. 6 giờ ngày 24/1/2022. C. 22 giờ ngày 24/1/2022 D. 22 giờ ngày 25/1/2022. 12. Đường chuyển ngày quốc tế được qui ước lấy theo kinh tuyến A. 900Đ. B. 1800. C. 900T. D. 00. 13. Quốc gia nào sau đây sẽ đón năm mới dương lịch cùng giờ với nước ta? Trung Quốc. Campuchia. Nhật Bản. Mianma. 14. Trong các địa điểm sau, địa điểm nào sẽ đón năm mới dương lịch 2023 sớm hơn các địa điểm còn lại? A. California (múi -8). B. London (múi 0). C. Pari (múi +1). D. Tokyo (múi +9). 15. Châu lục có nhiều múi giờ đi qua nhất là A. Châu Mĩ. B. Châu Âu. C. Châu Á. D. Châu Phi. 16. Cho biết Niu-Iooc thuộc múi giờ số -5, Hà Nội thuộc múi giờ số 7. Nhận định nào sau đây đúng? A. Niu-Iooc có giờ đến sớm hơn Hà Nội là 12 giờ. B. Niu-Iooc có giờ đến sớm hơn Hà Nội là 5 giờ. C. Niu-Iooc có giờ đến muộn hơn Hà Nội là 7 giờ. D. Niu-Iooc có giờ đến muộn hơn Hà Nội là 12 giờ. 17. Nhà thờ Đức Bà Pari (múi giờ +1) bị cháy vào lúc 18 giờ ngày 15/4/2019. Hỏi lúc đó, Tokyo (múi giờ +9) là mấy giờ, ngày nào? A. 18 giờ, ngày 15/4/2019. B. 10 giờ, ngày 15/4/2019. C. 2 giờ, ngày 16/4/2019. D. 3 giờ, ngày 16/4/2019. 18. Trong năm, khu vực nhận được lượng nhiệt lớn nhất từ Mặt Trời là A. chí tuyến. B. vòng cực. C. cực. D. Xích đạo. 19. Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa là do A. góc chiếu của Mặt Trời đến bề mặt Trái Đất ở các bán cầu khác nhau. B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời với trục nghiêng và không đổi phương. C. Trái Đất tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời. D. hình dạng cầu của Trái Đất dẫn đến gọc nhập xạ thay đổi theo vĩ độ. 20. Bốn mùa biểu hiện rõ nhất ở vùng A. nhiệt đới. B. ôn đới. C. hàn đới. D. xích đạo. 21. Khi vùng ôn đới bán cầu Bắc đang là mùa xuân thì vùng ôn đới bán cầu Nam đang là mùa A. xuân. B. hạ. C. thu. D. đông.
  3. 22. Nơi nào sau đây trong năm luôn có ngày dài bằng đêm? Xích đạo. Vòng cực. Chí tuyến. Đới nóng. 23. Địa điểm nào sau đây trong năm có 6 tháng là ngày, 6 tháng là đêm? Xích đạo. Chí tuyến. Hai Cực. Vòng Cực. 24. Vào ngày 22/6, độ dài ngày đêm ở Xích đạo như thế nào? A. Ngày dài bằng đêm. B. Ngày ngắn, đêm dài. C. Ngày dài, đêm ngắn. D. Hoàn toàn là ngày. 25. Câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối” đề cập đến hiện tượng nào sau đây? A. Hiện tượng mùa trên Trái Đất. B. Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ. C. Ngày đêm dài ngắn theo mùa. D. Ngày và đêm luân phiên nhau. 26. Từ ngày 23/9 – 21/3, bán cầu Bắc có ngày ngắn hơn đêm là do A. vị trí của Trái Đất ở gần Mặt Trời. B. bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời. C. bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời. D. gió mùa đông bắc thổi mạnh mẽ. 27. Vào ngày 22/6 A. Bắc bán cầu ngả về phía Mặt Trời và có ngày ngắn, đêm dài. B. Bắc bán cầu ngả về phía Mặt Trời và có ngày dài, đêm ngắn. C. Nam bán cầu ngả về phía Mặt Trời và có ngày ngắn, đêm dài. D. Nam bán cầu ngả về phía Mặt Trời và có ngày dài, đêm ngắn. 28. Vào ngày 22/6, đi từ Xích đạo về phía cực Bắc hiện tượng ngày, đêm diễn ra như thế nào? A. Ngày càng dài dần ra, đêm ngắn dần lại, từ vòng cực Bắc đến cực Bắc ngày dài bằng đêm. B. Ngày càng dài dần ra, đêm ngắn dần lại, từ vòng cực Bắc đến cực Bắc có ngày dài 24 giờ. C. Ngày càng ngắn dần lại, đêm dài dần ra, từ vòng cực Bắc đến cực Bắc có đêm dài 24 giờ. D. Ngày càng dài dần ra, đêm càng ngắn lại, từ vòng cực Bắc đến cực Bắc có đêm dài 24 giờ. 29. Trong khoảng thời gian từ 23/9 – 21/3 là thời kì mùa nóng của quốc gia nào dưới đây? A. Trung Quốc. B. Nam Phi. C. Hoa Kì. D. Nhật Bản. 30. Vào Tết Dương lịch 1/1/2023, Việt Nam A. đang là mùa đông, ngày dài hơn đêm. B. đang là mùa hạ, ngày ngắn hơn đêm. C. đang là mùa hạ và ngày dài hơn đêm. D. đang là mùa đông, đêm dài hơn ngày. BÀI 6. THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG 31. Thạch quyển gồm A. vỏ Trái Đất ở lục địa và vỏ Trái Đất ở đại dương. B. vỏ Trái Đất cứng, mỏng và lớp Manti quánh dẻo. C. vỏ Trái Đất, phần cứng mỏng phía trên của manti. D. bộ phận vỏ lục địa, lớp Manti, lớp cứng của Nhân. 32. So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có A. dày hơn, không có tầng granit. B. độ dày nhỏ hơn, có tầng granit. C. độ dày lớn hơn, có tầng granit. D. mỏng hơn, không có tầng granit.
  4. 33. Nhận định nào sau đây không đúng về Thuyết kiến tạo mảng? A. Thạch quyển gồm nhiều mảng kiến tạo lớn, nhỏ. B. Mảng kiến tạo dịch chuyển chậm trên đại dương. C. Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo là nơi bất ổn. D. Các mảng kiến tạo có nhiều hình thức di chuyển. 34. Các mảng kiến tạo di chuyển chậm trên A. các đại dương. B. lớp Manti trên. C. lớp vỏ Trái Đất. D. tầng đá badan. 35. Mối liên hệ giữa sự phân bố vành đai núi lửa, động đất với ranh giới các mảng kiến tạo là A. nối tiếp nhau. B. so le nhau. C. song song nhau. D. gần trùng khớp. 36. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho đất nước Nhật Bản có nhiều núi lửa, động đất? A. Nhật Bản là một quốc gia quần đảo. B. Nằm trong khu vực châu Á gió mùa. C. Đường biển dài, có nhiều vũng, vịnh. D. Vị trí nơi tiếp xúc các mảng kiến tạo. 37. Sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương là kết quả của cách di chuyển nào sau đây của các mảng kiến tạo? A. Xô vào nhau. B. Hút chờm. C. Trượt ngang. D. Tách rời nhau. BÀI 7. NỘI DUNG VỀ NỘI LỰC 38. Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là A. ngoại lực. B. nội lực. C. lực Côriôlit. D. lực hấp dẫn. 39. Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra nội lực là A. nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất. B. nguồn năng lượng từ các đại dương. C. nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời. D. nguồn năng lượng từ các dòng chảy. 40. Phần lớn lãnh thổ Hà Lan đang bị hạ thấp độ cao, đó là kết quả của A. hiện tượng đứt gãy. B. động đất, núi lửa. C. hiện tượng uốn nếp. D. vận động hạ xuống. 41. Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên, hạ xuống) có đặc điểm là A. xảy ra rất nhanh, trên một diện tích lớn. B. xảy ra rất chậm, trên một diện tích nhỏ. C. xảy ra rất nhanh, trên một diện tích nhỏ. D. xảy ra rất chậm, trên một diện tích lớn. 42. Hiện tượng nào sau đây không phải tác động của nội lực? A. Đứt gãy. B. Uốn nếp. C. Bồi tụ. D. Động đất. 43. Hiện tượng nào sau đây thuộc tác động của nội lực? A. Đứt gãy, xâm thực, bóc mòn. B. Nâng lên, hạ xuống, đứt gãy. C. Nâng lên, hạ xuống, bóc mòn. D. Uốn nếp, bồi tụ, vận chuyển. 44. Vận động theo phương nằm ngang của nội lực diễn ra ở lớp đá có độ dẻo cao gây hiện tượng A. biển tiến. B. biển thoái. C. uốn nếp. D. đứt gãy. 45. Kết quả của hiện tượng uốn nếp với cường độ nén ép mạnh là A. sinh ra hiện tượng núi lửa, động đất. B. làm xuất hiện các miền núi uốn nếp. C. tạo ra nhiều hẻm vực và thung lũng. D. gây hiện tượng biển tiến, biển thoái.
  5. 46. Hiện tượng đứt gãy thường xảy ra ở nơi nào sau đây? A. Đất đá có độ dẻo cao. B. Nơi có khí hậu nóng. C. Đất đá có độ cứng cao. D. Nơi phong hoá mạnh. 47. Địa hào, địa lũy là kết quả của A. sự bồi đắp phù sa. B. hiện tượng đứt gãy. C. hiện tượng uốn nếp. D. biển tiến, biển thoái. 48. Trong các đứt gãy theo phương nằm ngang, bộ phận trồi lên được gọi là A. địa hào. B. địa lũy. C. biển tiến. D. biển thoái. 49. Trong các đứt gãy theo phương nằm ngang, bộ phận sụt xuống được gọi là A. địa hào. B. địa lũy. C. biển tiến. D. biển thoái. 50. Thung lũng sông Hồng ở nước ta được hình thành do kết quả của hiện tượng A. đứt gãy. B. uốn nếp. C. nâng lên. D. động đất. 51. Hệ quả của vận động theo phương thẳng đứng do tác động của nội lực là A. làm đất đá bị uốn thành nếp nhưng không bị phá vỡ tính liên tục. B. làm cho đất đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau. C. bộ phận lục địa này được nâng lên còn bộ phận khác bị hạ xuống. D. làm cho đất đá di chuyển theo trọng lực từ nơi cao xuống nơi thấp. B. TỰ LUẬN (30% trong đề thi) 1. Các mảng kiến tạo có những hình thức di chuyển nào? Tại sao chúng có thể di chuyển? Trình bày kết quả của các hình thức di chuyển vừa nêu. 2. Một trận đá bóng diễn ra tại Pari (múi giờ +1) vào lúc 21 giờ, ngày 21/12. Hỏi lúc đó, tại các địa điểm sau là mấy giờ, ngày nào? Hãy hoàn thành bảng sau: California London Pari Mat-xcơ-va Hà Nội Địa điểm (múi -8) (múi 0) (múi +1) (múi +3) (múi +7) Giờ 12 giờ 20 giờ 21 giờ 23 giờ 3 giờ Ngày/tháng 21/12 21/12 21/12 21/12 22/12