Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Mã đề 031 - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn

pdf 2 trang Phương Ly 06/07/2023 7720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Mã đề 031 - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_nam_hoc_2022_2.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Mã đề 031 - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn

  1. SỞ GD&ĐT TỈNH NINH THUẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: HÓA HỌC 10 - Chương trình Chuẩn Năm học: 2022 – 2023 (Đề tham khảo) Thời gian: 45 phút Họ và tên: Số báo danh: Mã đề 031 Cho biết nguyên tử khối: H=1; N=14; O=16; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; Fe=56. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Câu 1: Phát biểu sai là: A. Chất khử là chất có số oxi hoá giảm. B. Chất oxi hóa là chất nhận electron. C. Quá trình oxi hóa là quá trình nhường electron. D. Quá trình khử là quá trình nhận electron. Câu 2: Số oxi hóa của Cl trong hợp chất HClO4 là A. +5. B. +7. C. +3. D. -1. Câu 3: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử? A. AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3. B. NaOH + HCl → NaCl + H2O. ↑ to C. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 . D. CaCO3 ⎯⎯→ CaO + CO2. Câu 4: Cho phản ứng: Ca + Cl2 → CaCl2. Phát biểu đúng là: A. Mỗi nguyên tử Ca nhận 2e. B. Mỗi nguyên tử Cl nhận 2e. C. Mỗi phân tử Cl2 nhường 2e. D. Mỗi nguyên tử Ca nhường 2e. Câu 5: Cho phản ứng: 3CH3CH2OH + K2Cr2O7 + 4H2SO4 → 3CH3CHO + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O. Phản ứng này được sử dụng để kiểm tra nồng độ ethanol trong hơi thở của tài xế. Chất khử và chất oxi hoá của phản ứng lần lượt là A. K2Cr2O7 và CH3CH2OH. B. CH3CH2OH và K2Cr2O7. C. K2Cr2O7 và H2SO4. D. CH3CH2OH và H2SO4. Câu 6: Quá trình quang hợp xảy ra khi có điều kiện ánh sáng mặt trời, khi đó chất X và hơi nước được diệp lục hấp thụ, tạo sản phẩm glucose. Chất X là A. O2. B. SO2. C. CO2. D. H2. Câu 7: Cho phương trình nhiệt hóa học: o 2H2(g)+O2(g)→2H2O(l) rH 298 =−571,68kJ Phản ứng trên là phản ứng A. thu nhiệt. B. tỏa nhiệt. C. không có sự thay đổi năng lượng. D. có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh. Câu 8: Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện chuẩn? A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC hay 298K. B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298K. C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC. D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K. Câu 9: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt? to 0 A. C(s) + H2O(g) ⎯⎯→ CO(g) + H2(g) Δr H 298 = +131,25 kJ 0 B. CuSO4(aq) + Zn(s) ⎯⎯→ ZnSO4(aq) + Cu(s) Δr H 298 = -231,04 kJ 0 C. H2SO4(aq) + 2NaOH(aq) → Na2SO4(aq) + 2H2O(l) ΔHr 298 = -111,68kJ 0 D. H2(g) + F2(g) 2HF (g) ΔHr 298 = – 546,00 kJ Câu 10: Enthalpy tạo thành chuẩn được kí hiệu là 0 o A. f H . B. rH 298 . C. r H . D. fH 298 . Trang 1-Mã đề 031
  2. B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 11: (1,0 điểm) Lập phương trình hóa học của phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron (nêu rõ chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hoá, quá trình khử): t0 NH3 + CuO ⎯⎯→ Cu + N2 + H2O Câu 12: (1,0 điểm) 0 Cho phản ứng: S(s) + O2(g) ⎯⎯→ SO2(g) ΔHf 298 (SO2, g) = – 296,80 kJ/mol a) Điều kiện chuẩn là gì? 0 b) Cho biết ý nghĩa của giá trị ΔHf 298 (SO2, g)? c) Hợp chất SO2(g) bền hơn hay kém bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền S(s) và O2(g)? Câu 13: (1,0 điểm) Điều chế NH3 từ N2(g) và H2(g). Viết phương trình nhiệt hóa học của phản ứng tạo thành NH3, biết khi sử dụng 7 gam khí N2 sinh ra 22,95 kJ nhiệt. Câu 14: (2,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và FeO bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được a mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y chứa 60 gam Fe2(SO4)3. a) Viết các phương trình hoá học. b) Xác định giá trị của a. Câu 15: (1,0 điểm) Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với 0,25 mol hỗn hợp khí Y gồm Cl2 và O2, thu được 19,7 gam hỗn hợp Z gồm 4 chất. Tính phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp X. HẾT Trang 2-Mã đề 031