Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 10

docx 2 trang Tài Hòa 17/05/2024 2940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_10.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 10

  1. TRƯỜNG THPT QUẢNG OAI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: NGỮ VĂN- LỚP 10A10 (Đề thi gồm có 02 trang) (Thời gian làm bài: 90 phút) Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: CHIỀU XUÂN (Anh Thơ) Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ, Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió. Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa. Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra, Làm giật mình một cô nàng yếm thắm. Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa. (Bức tranh quê, Anh Thơ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A. Biểu cảm B. Nghị luận C. Tự sự D. Miêu tả Câu 2. Từ “rập rờn” thuộc từ loại nào? A. Danh từ B. Động từ C. Trạng từ D. Tính từ Câu 3. Những hình ảnh nào gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của “đường đê”? A. Đầy hoa cỏ, cành cây, nắng lá B. Đầy hoa cỏ, những cánh bướm xinh C. Đầy hoa cỏ, bầu trời xanh D. Cỏ xanh, những cánh bướm, đàn chim, mưa Câu 4. Ý nào sau đây thể hiện đúng tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ? A. Buồn mênh mông B. Buồn nhẹ nhàng, xa vắng C. Tha thiết yêu quê. D. Lưu luyến, tiếc nuối Câu 5. Khổ thơ thứ nhất có sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Ẩn dụ. B. Hoán dụ. C. So sánh. D. Nhân hóa. Câu 6. Có bao nhiêu từ láy được sử dụng trong bài thơ? A. 5 từ B. 6 từ C. 8 từ D. 10 từ Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản?
  2. A. Bức tranh mùa xuân đầy thơ mộng B. Kí ức tuổi thơ tươi đẹp gắn với con đường đê. C. Cảnh nông thôn vào mùa D. Vẻ đẹp chiều xuân ở một vùng quê. Câu 8. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Ngoài bờ đê cỏ non tràn biếc cỏ” A. Làm nổi bật sự lãng mạn của tác giả. B. Tăng cảm xúc cho cả bài thơ C. Cách nói tế nhị của tác giả. D. Nhấn mạnh sức sống, độ xanh của “cỏ non” Câu 9. Nhận xét về sự thay đổi không gian khác nhau của bức tranh thiên nhiên được thể hiện qua các khổ thơ. Câu 10. Xác định tâm trạng của nhân vật trữ tình và nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. II. VIẾT (4,0 điểm) Anh/chị hãy trình bày cảm nhận về vẻ đẹp bức tranh trong bài thơ, từ đó nêu tình cảm của mình trước vẻ đẹp cuộc sống.