Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học Lớp 10 sách Cánh diều - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

doc 3 trang Tài Hòa 17/05/2024 2040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học Lớp 10 sách Cánh diều - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_10_sach_canh_dieu.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học Lớp 10 sách Cánh diều - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

  1. Mã đề thi 132 SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2022 -2023 TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN MÔN : SINH - LỚP 10 ĐỀ . Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ( Đề kiểm tra có 03 trang) Họ và tên học sinh: SBD: PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Chọn đáp án đúng Câu 1: Để có đủ cây trồng trong một thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu sản xuất, người tatách bộ phận nào của cây để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặt trong ống nghiệm? A. Mô. B. Mô phân sinh. C. Tế bào rễ. D. Mô sẹo và tế bào rễ. Câu 2: Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi: A. Sinh tổng hợp đầy đủ các chất. B. NST hoàn thành nhân đôi. C. Có tín hiệu phân bào. D. Kích thước tế bào đủ lớn Câu 3: Tín hiệu phân bào khiến cho tế bào trong cơ thể đa bào A. Phân chia tế bào B. Ngừng hoạt động. C. Sinh tổng hợp các chất. D. Nhân đôi NST. Câu 4: Đối với sinh vật đa bào, truyền tin giữa các tế bào giúp A. neo giữ các tế bào đảm bảo cố định các tế bào tại vị trí nhất định trong cơ thể. B. tạo cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể. C. tăng tốc độ tiếp nhận và trả lời các kích thích từ môi trường sống của cơ thể. D. tất cả các tế bào trong cơ thể đều tiếp nhận và trả lời kích thích từ môi trường. Câu 5: Phương pháp vi nhân giống ở cây trồng và nhân bản vô tính ở động vật có nhiều ưu việt hơn so với nhân giống vô tính bằng cách: giâm, chiết, ghép. Đâu không phải là ưu việt đó? A. Ít tốn giống. B. Sạch mầm bệnh. C. Tạo ra nhiều biến dị tốt. D. Nhân nhanh nguồn gen quý hiếm. Câu 6: Giảm phân và nguyên phân giống nhau ở đặc điểm nào sau đây? A. Đều có sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng. B. Đều có sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng. C. Đều có 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể. D. Đều có 2 lần phân bào liên tiếp. Câu 7: Trong phương pháp lai tế bào ở thực vật, để hai tế bào có thể dung hợp được với nhau, người ta phải A. loại bỏ màng nguyên sinh của tế bào. B. loại bỏ nhân của tế bào. C. loại bỏ thành xenlulozơ của tế bào D. phá huỷ các bào quan. Câu 8: Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giảm phân? a. Giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng NST ở các tế bào con là giảm phân I. b. Trong giảm phân có 2 lần nhân đôi NST ở hai kì trung gian. c. Giảm phân sinh ra các tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ. d. Bốn tế bào con được sinh ra đều có n NST giống nhau về cấu trúc. Những phương án trả lời đúng là A. (a), (b). B. (a), (c). C. (a), (b), (c). D. (a), (b), (c), (d). Câu 9: Nội dung nào sau đây sai? A. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử. B. Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục hồi bộ NST lưỡng bội cho hợp tử. Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. C. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con. D. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ với trứng tạo hợp tử. Câu 10: Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì tế bào sẽ chuyển sang A. pha S. B. pha G2 . C. phân chia nhân của pha M. D. phân chia tế bào chất của pha M. Câu 11: Quá trình truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được mô tả như sau: Hormone từ tế bào tuyến giáp được vận chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã và trao đổi chất ở các tế bào cơ. Trong quá trình này, tế bào đích là A. tế bào tuyến giáp. B. tế bào tiều cầu. C. tế bào hồng cầu. D. tế bào cơ. Câu 12: Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì : A. Bằng nhau B. Bằng 2 lần C. Bằng 4 lần D. Giảm một nửa Câu 13: Hiện tượng các nhiễm sắc thể tiếp hợp và trao đổi chéo diễn ra ở kì nào của giảm phân? A. Kì đầu II. B. Kì đầu I. C. Kì giữa II. D. Kì giữa I. Câu 14: Nguyên phân xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây? A. Tế bào hợp tử (1) B. (1),(2),(3) C. Tế bào sinh dục sơ khai (3) D. Tế bào sinh dưỡng (2) Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Kì giữa là kì dài nhất trong các kì của nguyên phân B. Ở kì giữa của giảm phân I, mỗi nhiễm sắc thể kép chỉ đính vi ống ở một phía của tâm động. C. Các nhiễm sắc thể tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo) tại kì giữa của giảm phân I. D. Trong giảm phân, sau mỗi lần phân bào, nhiễm sắc thể đều phải nhân đôi Câu 16: Trong nguyên phân, hai chromatid của nhiễm sắc thể phân li đồng đều thành hai nhiễm sắc thể đơn và di chuyển về hai cực của tế bào xảy ra ở A. kì sau. B. kì giữa. C. kì đầu. D. kì cuối. Câu 17: Tế bào đích là A. Tế bào có enzyme phân giải các tín hiệu. B. Tế bào tiết ra tín hiệu. C. Tế bào có hệ thống truyền tín hiệu. D. Tế bào có thụ thể đặc hiệu có thể liên kết với tín hiệu. Câu 18: Để tạo ra cơ thể mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính người ta sử dụng phương pháp: A. Lai tế bào sinh dưỡng. B. Đột biến nhân tạo. C. Kĩ thuật di truyền. D. Chọn lọc cá thể. Câu 19: Điểm nào ở giảm phân I và giảm phân II là không giống nhau? A. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo B. Sự xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo C. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể D. Sự phân li của các nhiễm sắc thể Câu 20: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân? A. Kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa. B. Kỳ sau, kỳ giữa, kỳ đầu, kỳ cuối. C. Kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối. D. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối. Câu 21: Ứng dụng của công nghệ tế bào là A. nhân bản vô tính. B. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng. C. nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống. D. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng, nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống, nhân bản vô tính. Câu 22: Hai kiểu truyền thông tin phổ biến giữa các tế bào gồm A. truyền tin qua kết nối trực tiếp và truyền tin cận tiết. B. truyền tin nội tiết và truyền tin cận tiết. C. truyền tin cận tiết và truyền tin qua synapse. D. truyền tin qua kết nối trực tiếp và truyền tin nội tiết. Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. Câu 23: Số NST trong tế bào ở kỳ sau của quá trình nguyên phân là A. 4n NST kép. B. 2n NST đơn. C. 2n NST kép. D. 4n NST đơn. Câu 24: Thứ tự đúng của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào là A. Tiếp nhận, đáp ứng, truyền tin nội bào. B. Truyền tin nội bào, tiếp nhận, đáp ứng. C. Tiếp nhận, truyền tin nội bào, đáp ứng. D. Truyền tin nội bào, đáp ứng, tiếp nhận. Câu 25: Ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng là A. tạo ra số lượng cây giống sạch bệnh trong một thời gian ngắn. B. vân chuyển giống đi xa nơi sản xuất dễ dàng. C. giảm bớt được khâu bảo quản giống trước khi sản xuất. D. Chủ động công việc tạo các giống cây trồng từ phòng thí nghiệm. Câu 26: Ứng dụng của công nghệ tế bào là A. nhân bản vô tính. B. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng. C. nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống. D. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng, nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống, nhân bản vô tính. Câu 27: Đâu không phải là ý nghĩa của nhân bản vô tính? A. Tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người. B. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt. C. Tạo ra các động vật biến đổi gen. D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc. Câu 28: Kết thúc giảm phân I số lượng nhiễm sắc thể A. giảm đi một nửa và tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới. B. tăng lên gấp đôi và tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới. C. được giữ nguyên nhưng tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới. D. giảm đi một nửa nhưng không tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu 1: (0.5 điểm) Tại sao trong công nghệ tế bào cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh tạo ra có kiểu gene như dạng gốc? Câu 2: (1 điểm) Phân biệt nguyên phân và giảm phân qua các tiêu chí: loại tế bào, số lần phân bào, số tế bào tạo thành, bộ nhiễm sắc thể trong tế bào con? Câu 3: (1.5 điêm) Ở đậu Hà Lan 2n=14. a. Xác định số nhiễm sắc thể, số tâm động ở kì sau nguyên phân của tế bào? b. Tính số tế bào con được tạo ra từ 1 tế bào và số lần nguyên phân của tế bào đó trong trường hợp môi trường tế bào cung cấp 434 NST đơn mới tương đương. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 132