Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học Lớp 10 sách Cánh diều - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

doc 3 trang Tài Hòa 17/05/2024 2240
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học Lớp 10 sách Cánh diều - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_lop_10_sach_canh_dieu.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học Lớp 10 sách Cánh diều - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

  1. Mã đề thi 132 SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 -2023 TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN MÔN : SINH - LỚP 10 ĐỀ . Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ( Đề kiểm tra có 03 trang) Họ và tên học sinh: SBD: PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Chọn đáp án đúng Câu 1: Carbohydrate không có chức năng nào sau đây? A. Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. B. Là vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể. C. Là cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể. D. Điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể. Câu 2: Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là A. oxygen. B. hydrogen. C. carbon. D. nitơ. Câu 3: . Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Carbon, hydrogen, oxygen và nitrogen chiếm khoảng 80 % khối lượng cơ thể. B. Iodine (I) là một nguyên tố mà cơ thể người cần với lượng rất nhỏ. C. Tất cả các sinh vật cần các nguyên tố giống nhau với hàm lượng giống nhau. D. Sắt (Fe) là một nguyên tố đại lượng cho tất cả các sinh vật. Câu 4: Ruột non thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây? A. Cơ quan. B. Mô. C. Tế bào. D. Cơ thể. Câu 5: Chất nào sau đây có nhiều trong trứng, thịt và sữa? A. Protein. B. Tinh bột. C. Cellulose. D. Glucose. Câu 6: Trong tiến trình nghiên cứu khoa học, “kiểm tra giả thuyết khoa học” thuộc bước thứ mấy? A. Bước 2. B. Bước 3. C. Bước 1. D. Bước 4. Câu 7: Dựa vào tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể, các nguyên tố trong cơ thể sinh vật được chia thành 2 nhóm gồm A. nguyên tố chủ yếu và nguyên tố thứ yếu. B. nguyên tố cần thiết và nguyên tố không cần thiết. C. nguyên tố kích thước nhỏ và nguyên tố kích thước lớn. D. nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. Câu 8: Đơn phân của protein là A. glucose. B. acid béo. C. amino acid. D. nucleotide. Câu 9: Phospholipid có chức năng chủ yếu là A. cấu tạo nên diệp lục ở lá cây. B. cấu trúc của màng sinh chất. C. cấu tạo nên nhân tế bào. D. cấu tạo nên bộ xương ngoài của nhiều loài. Câu 10: Nước là dung môi hòa tan nhiều chất khác vì A. các phân tử nước bay hơi ở nhiệt độ cao. B. các phân tử nước hình thành liên kết hydrogen với các chất. C. các phân tử nước liên kết chặt với nhau. D. các phân tử nước hình thành liên kết cộng hóa trị với các chất. Câu 11: Tin sinh học là A. một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp với hóa học và phân tích. Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. B. một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu sinh học, khoa học máy tính và thống kê. C. một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu nông nghiệp và các kĩ thuật hiện đại. D. một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu sinh học với kĩ thuật hóa học và lý học. Câu 12: Chất nào sau đây không phải là polymer? A. Glycogen. B. Sucrose. C. Cellulose. D. Tinh bột. Câu 13: Đâu là ứng dụng của sinh học trong chăm sóc sức khỏe con người? A. Tạo ra các loại thuốc mới và vaccine phòng bệnh. B. Tạo ra chế phẩm sinh học xử lý rác thải. C. Chế biến các sản phẩm lên men như sữa chua, rượu, bia. D. Tạo ra nhiều giống cây trồng mới. Câu 14: Học thuyết tế bào không có nội dung nào sau đây? A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. B. Tế bào chứa DNA, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình phân chia. C. Sự chuyển hóa vật chất diễn ra ở bên ngoài tế bào nhưng sự chuyển hóa năng lượng lại diễn ra ở trong tế bào. D. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước. Câu 15: Thuốc thử để nhận biết sự có mặt của protein trong dung dịch là A. CuSO4. B. Sudan III. C. HCl. D. NaOH. Câu 16: Loại thực phẩm nào sau đây có chứa nhiều sucrose? A. Cà chua, bông cải xanh. B. Thịt, cá, trứng. C. Sữa, sữa chua. D. Mía, củ cải đường. Câu 17: Đâu không phải là phương pháp chính được sử dụng trong học tập môn Sinh học? A. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm. B. Phương pháp thực nghiệm khoa học. C. Phương pháp cách thức hóa. D. Phương pháp quan sát. Câu 18: Khi cho iodine vào các ống nghiệm sau đây, ống nào sẽ xuất hiện màu xanh tím? A. Ống chứa nước thịt. B. Ống chứa hồ tinh bột đang đun sôi. C. Ống chứa dịch nghiền của củ khoai tây. D. Ống chứa mỡ động vật. Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống? A. Các phân tử, bào quan chỉ thực hiện được các chức năng sống khi là những yếu tố cấu thành tế bào. B. Cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề. C. Tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống. D. Các cá thể cùng loài cùng phân bố trong khu vực nhất định hình thành nên quần xã sinh vật. Câu 20: Lactose, một loại đường trong sữa, bao gồm một phân tử glucose liên kết với một phân tử galactose. Đường lactose thuộc loại A. monosaccharide. B. hexose. C. polysaccharide. D. disaccharide. Câu 21: Phospholipid có thể hình thành hai lớp của màng vì chúng A. nhẹ hơn nước. B. không tan trong nước. C. lưỡng tính (một phần mang tính acid, một phần mang tính base). D. lưỡng cực (một phần ưa nước, một phần kị nước). Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. Câu 22: Đặc điểm chung nào của cấp độ tổ chức sống thể hiện mối quan hệ tương tác qua lại giữa sinh vật và môi trường? A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Là hệ thống mở. C. Có khả năng tự điều chỉnh. D. Có khả năng liên tục tiến hóa. Câu 23: Mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào. Điều này chứng minh nhận định nào sau đây? A. Tế bào là đơn vị điều tiết của cơ thể. B. Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể. C. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. D. Tế bào là đơn vị bảo vệ của cơ thể. Câu 24: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là A. sinh học phân tử, sinh học tế bào, di truyền học và sinh học tiến hóa. B. cấu trúc, chức năng của sinh vật. C. công nghệ sinh học. D. thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm, và con người. Câu 25: “Đàn voi sống trong một khu rừng” thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây? A. Cá thể. B. Quần xã – Hệ sinh thái C. Quần thể. D. Sinh quyển. Câu 26: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của thế giới sống? A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Hệ thống khép kín và tự điều chỉnh. C. Hệ thống mở và luôn ổn định. D. Không có sự thay đổi vật chất di truyền. Câu 27: Cấp độ tổ chức sống có vai trò là đơn vị cấu tạo và chức năng cơ sở của mọi sinh vật là A. mô. B. tế bào. C. cơ quan. D. cơ thể. Câu 28: Ngành nghề liên quan tới sinh học nào dưới đây không thuộc lĩnh vực sản xuất? A. Ngành điều dưỡng. B. Ngành sản xuất thuốc chữa bệnh. C. Ngành chế biến thực phẩm. D. Ngành chăn nuôi. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu 1: (1 điểm) Một học sinh đang chuẩn bị cho cuộc thi chạy marathon trong Trường. Để có nguồn năng lượng nhanh nhất, học sinh này nên ăn thức ăn có chứa nhiều chất nào? Vì sao? Câu 2: (1 điểm) Một học sinh đưa ra nhận định:” Muốn cung cấp đủ nước cho cơ thể hoạt động chỉ cần uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày”. Em có ý kiến gì về nhận định của bạn? Câu 3: (1 điểm) Một phân tử DNA có 3000 nucleotide, trong đó có 3600 liên kết hydrogen. a. Tính số lượng từng loại nucleotide của phân tử DNA đó. b. Tính chiều dài và khối lượng của phân tử DNA đó. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 132