Đề kiểm tra định kì giữa học kì II năm học 2022-2023 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Trần Thị Hoàng Hà (Có đáp án)

doc 8 trang Phương Ly 05/07/2023 8541
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kì II năm học 2022-2023 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Trần Thị Hoàng Hà (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_ii_nam_hoc_2022_2023_mon_tie.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì giữa học kì II năm học 2022-2023 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Trần Thị Hoàng Hà (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC TỔ 4 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II - LỚP 4 Năm học: 2022-2023 Môn: TIẾNG VIỆT (phần đọc hiểu) T Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng T Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu văn bản: - Xác định được hình Số câu 2 2 1 1 4 2 ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. 1 - Hiểu nội dung của đoạn, Số điểm 1 2 0.5 0.5 3 1 bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. - Giải thích được chi tiết Câu số 1; 2 3;4 5 6 trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. - Nhận xét được hình ảnh nhân vật hoặc chi tiết Tỉ lệ 14,28 28.57 0,71 0,71 42.85 14,28 % % % % % % trong bài đọc; biết liên hệ (%) những điều đọc được với bản thân và thực tế. 2 Kiến thức Tiếng Việt: Số câu 2 2 2 2 + Dấu gạch ngang + Câu khiến + Kiểu câu kể “Ai là gì?” Số điểm 2 1 2 1 + MRVT: Cái đẹp Câu số 7;8 9; 10 28.57 14,28 28.67 14,28 Tỉ lệ % % % % Số câu 4 2 3 1 6 4 Tổng số câu Số điểm 3 2 1.5 0.5 5 2 71,42 28.56 Tỉ lệ 42.85% 28.57% 14.98% 0.71% % % oOo Người ra đề Tổ trưởng duyệt BGH duyệt
  2. TRƯỜNG TH Thứ ngày tháng 3 năm 2023 Họ và tên HS: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II Lớp: 4 Năm học: 2022 – 2023 Môn: TIẾNG VIỆT (Đọc hiểu) Thời gian: 30 phút Điểm Nhận xét, đánh giá của thầy (cô) giáo I. Đọc thầm bài tập đọc sau: Buổi học đầu tiên Năm nay, lớp 4A có cô giáo mới. Buổi đầu tiên làm quen với lớp, cô giáo yêu cầu: - Các em hãy giới thiệu đôi nét về bản thân và gia đình mình. Cả lớp sôi động hẳn lên, bạn nào cũng hào hứng: - Thưa cô, em tên là Hồng. Bố mẹ em là công nhân nhà máy điện ạ. - Thưa cô, em tên là Sơn. Bố em là bộ đội biên phòng, mẹ em là giáo viên ạ. Đến lượt Hà, cũng như các bạn, em kể rất tự hào: - Thưa cô, em tên là Hà. Bố mẹ em đều làm nghề quét rác ạ. Trong lớp bỗng rộ lên những tiếng cười. Hà ngơ ngác nhìn quanh, rồi như hiểu ra, mặt em đỏ bừng, rơm rớm nước mắt. Cô giáo bước đến bên Hà, âu yếm đặt tay lên vai em: - Cám ơn bố mẹ em, những người lao động đã giữ cho thành phố của chúng ta luôn sạch đẹp. Không có nghề nào là tầm thường, chỉ có những kẻ lười biếng, vô công rồi nghề mới đáng xấu hổ. Không khí im lặng bao trùm lớp học. Những bạn lúc trước cười to nhất giờ cúi mặt ngượng ngùng Một bạn rụt rè đứng dậy: - Thưa cô, chúng em thật có lỗi. Chúng em xin lỗi cô, xin lỗi bạn Hà. - Thùy Dung - II. Trả lời các câu hỏi dưới đây: Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. Câu 1: Buổi đầu tiên làm quen với lớp, cô giáo đã yêu cầu các bạn làm gì? A. Giới thiệu đôi nét về bản thân và gia đình mình B. Dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ C. Ngồi học trật tự, nghe cô giáo giảng bài Câu 2: Bố mẹ của bạn Hà làm nghề gì? A. Công nhân B. Giáo viên C. Quét rác
  3. Câu 3: Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình? A. Vì các bạn không thích nghề quét rác B. Vì các bạn thấy bạn Hà rất tự hào về nghề nghiệp của bố mẹ mình C. Vì các bạn đó nghĩ rằng bố mẹ bạn Hà làm nghề quét rác, không đáng được kính trọng như những nghề mà bố mẹ các bạn ấy làm Câu 4: Vì sao cô giáo lại bước đến, âu yếm đặt tay lên vai bạn Hà và nói lời cám ơn? A. Vì cô giáo thấy bạn Hà rơm rớm nước mắt B. Vì cô giáo muốn cho tất cả các bạn trong lớp biết nghề nào cũng cao quý và đáng được trân trọng như nhau C. Vì cô giáo thấy bố mẹ bạn Hà đã giữ gìn cho thành phố luôn sạch đẹp Câu 5: Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì? Câu 6: Trên đường đi học về, em nghe thấy mấy bạn cùng lớp đang chạy theo cười đùa và nhại lại tiếng của một người bán hàng rong. Em sẽ làm gì trong tình huống đó? Câu 7: Câu “Bố mẹ em là công nhân nhà máy điện.” là câu kể kiểu: A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? Câu 8: Từ ngữ nào dưới đây thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách con người? A. Xinh xắn B. Thùy mị C. Tươi tắn Câu 9: Chuyển câu sau thành câu khiến: Các em giới thiệu đôi nét về bản thân mình. Câu 10: Viết lại câu văn sau và thêm dấu gạch ngang sao cho phù hợp: Bố mẹ em những người lao công đã giữ cho thành phố của chúng ta luôn sạch đẹp. oOo
  4. TRƯỜNG TH KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II Môn: TIẾNG VIỆT (Phần viết) Thời gian: 60 phút I.Chính tả: (Nghe - viết ) (20 phút) Bài: Sầu riêng Đoạn từ: Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm tháng tư, tháng năm ta. (Tiếng việt 4, tập 2, trang 76) Sầu riêng Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta. Mai Văn Tạo II. Tập làm văn: (40 phút) Đề bài: Em hãy tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, ) mà em yêu thích. oOo
  5. TRƯỜNG TH ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II TỔ 4 Năm học: 2022 – 2023 Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc tiếng) Thời gian: 40 phút HS bốc thăm 1 trong 7 phiếu sau. Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi theo yêu cầu trong phiếu: Phiếu 1 Bài: “Bốn anh tài”-Tiếp theo- đoạn: “Bốn anh em tìm đến chỗ yêu tinh ở để bắt yêu tinh đấy” (SGKTV4 – T2 trang 13) ? Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào? Phiếu 2 Bài: “Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa”, đoạn: “Năm 1946 xe tăng và lô cốt của giặc” (SGKTV4 – T2 trang 21). ? Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến? Phiếu 3 Bài: “Sầu riêng” đoạn “ Sầu riêng là loại trái quý đến kì lạ”. (SGKTV4 – T2 trang 34). ? Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? Phiếu 4 Bài: “Hoa học trò”, đoạn “Nhưng hoa càng đỏ mà bất ngờ vậy?” (SGKTV4 – T2 trang 43). ? Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò? Phiếu 5 Bài: “Khuất phục tên cướp biển”, đoạn “ Cơn tức giận của tên cướp làu bàu trong cổ họng” (SGKTV4 – T2 trang 67). ? Câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển? Phiếu 6 Bài: “Thắng biển” , đoạn “Mặt trời lên cao dần Một cuộc vật lộn diễn ra” SGKTV4 –T2 trang 76). ? Tìm các từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển? Phiếu 7 Bài: “Dù sao trái đất vẫn quay!” đoạn: “Chưa đầy một thế kỉ sau gần bảy chục tuổi” (SGKTV4 – T2 trang 85). ? Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì? oOo
  6. TRƯỜNG TH TỔ 4 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2022 – 2023 Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc hiểu) Thời gian: 30 phút Câu Điểm Đáp án Câu 1 0.5 A Câu 2 0.5 C Câu 3 1 C Câu 4 1 B Tùy vào mức độ diễn đạt của HS, có thể cho 0.5 – 0.25 điểm * Gợi ý: Câu 5 0,5 + Cần phải thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động + Tất cả những người lao động chân chính làm những công việc khác nhau đều đáng được tôn trọng như nhau. + Tùy vào mức độ diễn đạt của HS, có thể cho 0.5 – 0.25 điểm * Gợi ý: Em sẽ không làm theo các bạn, em sẽ khuyên các Câu 6 0.5 bạn không được cười đùa, nhại lại, không trêu chọc người bán hàng rong vì đó cũng là một nghề chân chính, cần phải tôn trọng. Câu 7 1 C Câu 8 1 B HS đặt câu theo yêu cầu, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu câu thì đạt điểm tối đa. Nếu không viết hoa hoặc thiếu dấu câu thì trừ 0.25 điểm. *Ví dụ: Câu 9 0.5 - Các em hãy giới thiệu đôi nét về bản thân mình đi! - Các em hãy giới thiệu đôi nét về bản thân mình. - Các em giới thiệu đôi nét về bản thân mình đi nào! - HS đặt đúng vị trí của dấu gạch ngang, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu câu thì đạt điểm tối đa. Nếu không viết hoa Câu 10 0.5 hoặc thiếu dấu câu thì trừ 0.25 điểm. Đáp án: Bố mẹ em - những người lao công - đã giữ cho thành phố của chúng ta luôn sạch đẹp. oOo
  7. TRƯỜNG TH TỔ 4 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc tiếng) 1. Hướng dẫn đánh giá đọc đoạn văn. - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu 85 tiếng/phút, giọng đọc có 1 điểm biểu cảm; - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ 1 điểm (không đọc sai quá 5 tiếng) - Trả lời được câu hỏi 1 điểm - HS đọc đảm bảo yêu cầu và trả lời được câu hỏi thì đạt tối đa 3 điểm - Tùy theo tốc độ đọc và mức độ sai sót về từ, tiếng, cách nghỉ hơi, có thể cho các mức điểm: 2,5 – 2.25 – 2 – 1,75 – 1,75 – 1,5 . cho phù hợp 2. Đáp án câu hỏi Phiếu 1 Bài: “Bốn anh tài”-Tiếp theo- đoạn: “Bốn anh em tìm đến chỗ yêu tinh ở để bắt yêu tinh đấy” (SGKTV4 – T2 trang 13) ? Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào? - Anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót. Bà nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ Phiếu 2 Bài: “Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa”, đoạn: “Năm 1946 xe tăng và lô cốt của giặc” (SGKTV4 – T2 trang 21). ? Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến? - Ông cùng anh em chế tạo ra những loại vũ khí có sức công phá lớn: súng ba- dô -ca, súng không giật để tiêu diệt xe tăng và lô cốt giặc. Phiếu 3 Bài: “Sầu riêng” đoạn “ Sầu riêng là loại trái quý đến kì lạ”. (SGKTV4 – T2 trang 34). ? Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? - Sầu riêng là đặc sản của Miền Nam. Phiếu 4 Bài: “Hoa học trò”, đoạn “Nhưng hoa càng đỏ mà bất ngờ vậy?” (SGKTV4 – T2 trang 43). ? Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò ? - Vì hoa phượng gắn với tuổi thơ - tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường với những kỉ niệm sâu sắc. Phiếu 5 Bài: “Khuất phục tên cướp biển”, đoạn “ Cơn tức giận của tên cướp làu bàu trong cổ họng” (SGKTV4 – T2 trang 67). ? Câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển? - Câu: Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ bị nhốt trong chuồng. Phiếu 6 Bài: “Thắng biển” , đoạn “Mặt trời lên cao dần Một cuộc vật lộn diễn ra” SGKTV4 –T2 trang 76). ? Tìm các từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển? - Gió bắt đầu mạnh – nước biển càng dữ - biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé. Phiếu 7 Bài: “Dù sao trái đất vẫn quay!” đoạn: “Chưa đầy một thế kỉ sau gần bảy chục tuổi” (SGKTV4 – T2 trang 85). ? Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì? Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích cổ vũ cho ý kiến của Cô - péc - ních.
  8. TRƯỜNG TH TỔ 4 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2022– 2023 Môn: TIẾNG VIỆT (Phần viết) Thời gian: 60 phút I.Chính tả ( nghe - viết ) (2điểm) Bài: Sầu riêng Đoạn từ: Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm tháng tư, tháng năm ta. (Tiếng việt 4 tập 2, trang 76) - HS sinh viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng hình thức đoạn văn thì đạt điểm tối đa: 2 điểm - HS mắc 4 lỗi âm, vần: trừ: 0.5 điểm - HS sai 8 lỗi dấu thanh trừ: 0.5 điểm - Các lỗi giống nhau thì tính một lỗi. - HS viết chữ chưa rõ ràng, trình bày chưa đúng quy định, chưa sạch đẹp trừ 0.25 điểm toàn bài. II. Tập làm văn (8 điểm) Đề bài: Em hãy tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, ) mà em yêu thích. - Mở bài: Giới thiệu được cây cần tả 1 điểm - Thân bài: Tả bao quát về: Rễ, thân,cành, lá, hoa, quả 2 điểm Những đặc điểm chi tiết nổi bật của cái cây đó. 1 điểm - Kết bài: Nêu được lợi ích của cây, tình cảm của người tả với 1 điểm cây. - Kết cấu bài văn Bài văn đủ kết cấu 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). 1 điểm - Dùng từ, đặt câu Có khả năng chọn lọc ý, sắp xếp các ý lô-gíc, tả theo 0.5 điểm trình tự. - Sáng tạo Bài viết có sáng tạo, biết sử dụng hiệu quả các biện 1 điểm pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, trong văn miêu tả. Chữ viết, chính tả Trình bày rõ ràng sạch đẹp, viết đúng chính tả 0.5 điểm (không quá 10 lỗi). * Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 7.75 - 7.5 -7 - 6.75 - 6.5 - 6 cho phù hợp. Người ra đề Trần Thị Hoàng Hà