Đề kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

docx 9 trang hatrang 24/08/2022 8760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ KTĐK CUỐI NĂM HỌC 2020 – 2021 TRẦN QUANG KHẢI BÁO DANH Môn: TIẾNG VIỆT (viết) - LỚP 4 Ngày / 5/ 2021 Họ tên: . (Thời gian: 55 phút) Giám thị 1 Giám thị 2 Lớp: .  Điểm Nhận xét Giám khảo 1 Giám khảo 2 /5 điểm I. CHÍNH TẢ (Nghe - viết) Thời gian: 15 phút Phần ghi lỗi
  2. /5 điểm II. TẬP LÀM VĂN Thời gian: 40 phút Đề bài: Thế giới động vật thật phong phú và đa dạng. Em hãy tả một con vật mà em có dịp quan sát và yêu thích. Bài làm Phần ghi lỗi
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ KTĐK CUỐI NĂM HỌC 2020 – 2021 TRẦN QUANG KHẢI BÁO DANH Môn: TIẾNG VIỆT (ĐTT) - LỚP 4 Ngày / 5/ 2021 Họ tên: . (Thời gian: 1 phút) Giám thị 1 Giám thị 2 Lớp: .  Điểm Nhận xét Giám khảo 1 Giám khảo 2 I. ĐỌC THÀNH TIẾNG Thời gian: 1 phút Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu. 1. Trăng ơi từ đâu đến? (Năm khổ thơ cuối, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 107, 108) 2. Ăng-co Vát (Đoạn từ “Ăng-co Vát cổ đại.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 123) 3. Vương quốc vắng nụ cười (Đoạn từ “Ngày xửa ngày xưa mái nhà.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2 - trang 132) 4. Con chim chiền chiện (Cả bài, sách Tiếng Việt 4, tập 2 - trang 148)
  4. BÀI ĐỌC THẦM QUÊ TÔI MÙA COVID Quê tôi đang yên đang lành, con vi rút quái ác corona lại bùng phát, tiếp tục làm đảo lộn cuộc sống của người dân quê tôi. Mấy ngày này, mẹ tôi hoảng hốt và lo lắng. Tôi động viên, mẹ và bà con mình hết sức bình tĩnh. Mọi người trong làng phải nhắc nhau không tụ tập đông người, nhớ rửa tay bằng xà phòng, thường xuyên đeo khẩu trang nơi công cộng, giữ khoảng cách khi tiếp xúc và nhớ khai báo y tế. Ở quê tôi, những ngày giãn cách xã hội lại bắt đầu. Các bác sĩ tham gia công tác chống dịch bệnh. Trong khu cách ly, nhiều nhân viên y tế đã kiệt sức. Người thầy thuốc là “những chiến binh áo trắng” trong cuộc chiến chống dịch. Họ đã xa gia đình để chiến đấu với Covid-19, đối diện với hiểm nguy, giúp cho người dân quê tôi sớm có cuộc sống yên bình. Tâm trạng căng thẳng, lo lắng vẫn cứ bao trùm cả làng quê, phố phường.Trong lúc này, tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng của nhân dân là vô cùng to lớn. Từ trong sâu thẳm trái tim mình, tôi luôn ước ao cho “dông bão” sớm qua đi, để người dân quê tôi tiếp tục hành trình mới đầy tươi sáng cho hôm nay và cho cả mai sau. Sưu tầm trên Internet
  5. TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ KTĐK CUỐI NĂM HỌC 2021 – 2022 TRẦN QUANG KHẢI BÁO DANH Môn: TIẾNG VIỆT (ĐT) - LỚP 4 Ngày / 5/ 2022 Họ tên: (Thời gian: 25 phút) Giám thị 1 Giám thị 2 Lớp:  Điểm Nhận xét Giám khảo 1 Giám khảo 2 II. ĐỌC THẦM Thời gian: 25 phút Em đọc thầm bài “Quê tôi mùa Covid 19” rồi làm các bài tập sau: Khoanh tròn vào ý đúng câu 1 và câu 2 Câu1: (0.5đ) Điều gì làm đảo lộn cuộc sống ở quê hương tác giả :M1 a . hạn hán kéo dài nhiều ngày b . bùng phát dịch corona c . mất mùa vì dông bão d . bùng phát dịch sốt xuất huyết Câu 2: (0.5đ) Em hiểu “Nhữngchiến binh áo trắng” là ai?M2 a . Những người dân ở nơi có dịch Covid 19 b . Những người dân tập trung trong trong khu cách li. c . Những bác sĩ, y tá tham gia chống dịch Covid 19 d . Những anh bộ đội, dân quân tham gia chống dịch. Câu 3: (0.5đ) Khi quê nhà bùng phát dịch Covid 19, mọi người thực hiện 5K là phải làm những việc gì?M1 Câu 4: (0.5đ) Khi quê hương bùng phát dịch Covid 19, nhân dân ta đã thể hiện tinh thần gì ?M1 .
  6. Câu 5: (0.5đ) Qua bài đọc thầm, em có mong ước gì cho nơi em đang sống? M4 Câu 6: (0.5đ) Em hãy thêm bộ phận trạng ngữ thích hợp cho câu văn sau: tôi động viên mẹ và bà con mình hết sức bình tĩnh.M1 Câu 7: (0.5đ) Em hãy chuyển câu sau thành câu cảm.M2 Mấy ngày này, mẹ tôi hoảng hốt và lo lắng. . Câu 8: (0.5đ) Tìm trong bài đọc thầm và ghi lại một câu văn có bộ phận trạng ngữ chỉ nơi chốn? M3 Câu 9: (0.5đ) Nối câu ở cột A với kiểu câu tương ứng ở cột B M2 A B Mấy ngày này, mẹ tôi hốt hoảng và lo lắng. • • Ai làm gì? Người thầy thuốc là “những chiến binh áo trắng” • • Ai thế nào? trong cuộc chiến chống dịch. Các bác sĩ tham gia công tác chống dịch bệnh • • Ai là gì? Câu 10: (0.5đ) Em hãy đặt câu khiến để nói với các bạn trong mùa dịch Covid này. M3 . ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT 4
  7. KTĐK CUỐI NĂM HỌC 2021 – 2022 I. ĐỌC THẦM (5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm 1. b 2. c 3. không tụ tập đông người, nhớ rửa tay bằng xà phòng, bằng nước sát khuẩn, thường xuyên đeo khẩu trang nơi công cộng, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, khai báo y tế 4. tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng của nhân dân là vô cùng to lớn. 5. Học sinh tự diễn đạt theo bằng lời của mình. 6. Học sinh thêm trạng ngữ 7. Học sinh chuyển đổi câu 8. Ở quê tôi, những ngày giãn cách xã hội lại bắt đầu. 9. B Mấy ngày này, mẹ tôi hốt hoảng và lo lắng. • • Ai làm gì? • Người thầy thuốc là “những chiến binh áo trắng” • • Ai thế nào? trong cuộc chiến chống dịch. Các bác sĩ tham gia công tác chống dịch bệnh • • Ai là gì? Học sinh nối đúng cả 3 ý được 0,5 điểm. 10. Học sinh đặt được câu khiến đúng yêu cầu được 0,5 điểm. II. CHÍNH TẢ (5 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm. III. TẬP LÀM VĂN (5 điểm) 1. YÊU CẦU:
  8. a. Thể loại: Miêu tả (con vật) b. Nội dung: Học sinh viết được bài văn tả một con vật mà em có dịp quan sát và yêu thích. Các chi tiết miêu tả phải phù hợp với đặc điểm của con vật, thể hiện rõ kĩ năng quan sát, miêu tả, lời văn sinh động, tự nhiên. c. Hình thức: - Bố cục rõ ràng, cân đối, đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. - Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, biết dùng từ gợi tả, từ ngữ sinh động. - Diễn đạt thành câu lưu loát. - Trình bày bài làm rõ ràng, sạch sẽ. 2. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 4,5 - 5: Bài làm hay, lời văn sinh động, giàu cảm xúc, thể hiện rõ kĩ năng quan sát, chọn lọc chi tiết làm nổi bật đặc điểm của con vật. Hành văn tự nhiên, câu văn mạch lạc, trôi chảy, lỗi chung không đáng kể. - Điểm 3,5 - 4: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung. - Điểm 2,5 - 3: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, viết văn dưới dạng liệt kê các ý, câu văn chưa gọn gàng, ý lủng củng, nội dung sơ sài hoặc dàn trãi, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung. - Điểm 1,5 - 2: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, bố cục chưa đầy đủ, sắp xếp ý còn lộn xộn, diễn đạt lủng củng, vụng về, dùng từ không chính xác. - Điểm 0,5 - 1: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang. Lưu ý: Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm bài văn tả con vật. Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo. 1. Trăng ơi từ đâu đến? (Năm khổ thơ cuối, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 107, 108)
  9. 2. Ăng-co Vát (Đoạn từ “Ăng-co Vát cổ đại.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 123) 3. Vương quốc vắng nụ cười (Đoạn từ “Ngày xửa ngày xưa mái nhà.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2 - trang 132) 4. Con chim chiền chiện (Cả bài, sách Tiếng Việt 4, tập 2 - trang 148)