Đề kiểm tra cuối kì II môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

doc 3 trang Tài Hòa 17/05/2024 1580
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_10_ma_de_132_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

  1. MÃ ĐỀ 132 SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 -2023 TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN MÔN : SINH - LỚP 10 ĐỀ . Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ( Đề kiểm tra có 03 trang) Họ và tên học sinh: SBD: PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Chọn đáp án đúng Câu 1: Vi sinh vật có đặc điểm gì mà chúng được sử dụng như các “nhà máy” sản xuất protein, kháng sinh, nhiên liệu sinh học ? A. Trao đổi chất nhanh. B. Sinh trưởng phát triển nhanh, sinh sản nhanh. C. Trao đổi chất mạnh mẽ, sinh trưởng nhanh, hệ gen đã được nghiên cứu kĩ. D. Sinh trưởng phát triển nhanh, sinh sản nhanh, phân bố rộng. Câu 2: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là: A. Nhân đôi NST. B. Tiếp hợp giữa2 NST kép trong từng cặp tương đồng. C. Phân li NST về hai cực của tế bào. D. Co xoắn và tháo xoắn NST. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân? A. NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các NST kép. B. Có sự phân chia nhân. C. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo. D. Có sự phân chia của tế bào chất. Câu 4: Chu kỳ tế bào nào ở người có thời gian ngắn nhất A. Tế bào phôi B. Tế bào gan C. Tế bào ruột D. Tế bào cơ Câu 5: Hình thức sống của virus là : A. Sống tự do. B. Sống hoại sinh. C. Sống cộng sinh. D. Sống kí sinh bắt buộc. Câu 6: Sản phẩm của quá trình phân giải protein là gì? A. Nucleotide. B. Glucose. C. Acid béo. D. Amino acid. Câu 7: Ở người và động vật, phương thức lây truyền bệnh do virus từ cơ thể này sang cơ thể khác qua 2 phương thức là A. lây truyền ngang và lây truyền dọc. B. lây truyền qua đường tiêu hóa và lây truyền qua đường máu. C. lây truyền qua đường hô hấp và lây truyền qua đường tiêu hóa. D. lây truyền qua vết trầy xước trên cơ thể và lây truyền qua quan hệ tình dục. Câu 8: Khi nói về đặc điểm của vi sinh vật, phát biểu nào sau đây là sai? A. Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, phân bố rộng. B. Hấp thụ nhanh nhưng chuyển hóa chất dinh dưỡng chậm. C. Sinh trưởng nhanh, phân bố rộng. D. Cơ thể cấu tạo đơn bào. Câu 9: Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trông có ý nghĩa gì? A. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng cho năng suất cao. B. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng mới. C. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường. Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. D. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Câu 10: Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là: A. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền C. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào D. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài Câu 11: Thời gian của một chu kỳ tếbào được xác định bằng thời gian: A. quá trình chính thức trong một lần nguyên phân B. giữa hai lần nguyên phân liên tiếp C. quá trình nguyên phân D. kì trung gian Câu 12: Cừu Dolly được tạo nên từ nhân bản vô tính mang đặc điểm giống với A. cừu cho nhân. B. cừu cho trứng. C. cừu cho nhân và cho trứng. D. cừu mẹ. Câu 13: Tốc độ phân chia tế bào của quần thể vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường dinh dưỡng lỏng, hệ kín đạt cực đại ở pha nào? A. Pha cân bằng B. Pha suy vong C. Pha tiềm phát D. Pha lũy thừa Câu 14: Bệnh ung thư là ví dụ về A. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể B. Chu kì tế bào diễn ra ổn định C. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi D. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo của vi sinh vật? A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi. B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ. C. Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào. D. Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào. Câu 16: Công nghệ tế bào là A. kích thích sự tăng trưởng của tế bào trong cơ thể sống. B. dùng hoocmon điều khiển sự sinh sản của cơ thể. C. nuôi dưỡng tế bào và mô trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. D. dùng hóa chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào. Câu 17: Phát biểu đúng về thông tin giữa các tế bào là A. Các tế bào tiết ra các phân tử vào khoang gian bào và truyền đến các tế bào xung quanh gọi là truyền tin cận tiết. B. Các tế bào thực vật truyền tin cận tiết qua cầu sinh chất. C. Các tế bào tiết ra tín hiệu và truyền tới các tế bào đích ở xa gọi là truyền tin cận tiết. D. Các tế bào động vật truyền tin cận tiết qua mối nối. Câu 18: Thành phần cơ bản cấu tạo nên virus gồm: A. Vỏ prôtêin và lõi nucleic axid. B. Lõi nucleic axid và gai glycoprotein. C. Vỏ capsid gai glycoprotein. D. Nucleocapsid và prôtêin. Câu 19: Vi sinh vật có vai trò gì trong quá trình sản xuất nước tương? A. phân giải protein trong cá. B. phân giải protein trong đậu tương. C. tổng hợp protein trong cá. D. tổng hợp protein trong đậu tương. Câu 20: Ứng dụng của công nghệ tế bào là A. nhân bản vô tính. B. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng. Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. C. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng, nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống, nhân bản vô tính. D. nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống. Câu 21: Những chất có hoạt tính sinh học nào sau đây được sử dụng làm thuốc trong chăm sóc sức khỏe con người? (1). Chất kháng sinh. (2). Enzyme. (3). Chất kích thích sinh trưởng. (4) Chất ức chế sinh trưởng. (5) Ethanol sinh học. A. (1), (2), (3),(4). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (3) Câu 22: Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự A. S, G1, G2, nguyên phân. B. G1, G2, S, nguyên phân. C. G1, S, G2, nguyên phân . D. G2, G1, S, nguyên phân. Câu 23: Trong giảm phân I, NST kép tồn tại ở A. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối B. Kì trung gian. C. Kì đầu. D. Kì sau. Câu 24: Điền vào chỗ trống: “Thông tin giữa các tế bào là sự truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác thông qua để tạo ra các đáp ứng nhất định”. A. các tế bào máu. B. phân tử tín hiệu. C. dòng máu tuần hoàn. D. kênh nối giữa các tế bào. Câu 25: Một người bị nhiễm SARS-CoV-2 hắt hơi làm các giọt tiết bắn ra và lây lan sang những người xung quanh khi họ hít phải. Đây là kiểu lây lan qua con đường nào? A. Đường tiêu hóa. B. Đường hô hấp. C. Đường bài tiết. D. Đường tình dục. Câu 26: Con người thường chủ động kích hoạt miễn dịch đặc hiệu của cơ thể bằng cách A. vệ sinh cơ thể sạch sẽ. B. vệ sinh môi trường sạch sẽ. C. tiêm vaccine. D. hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Câu 27: Điều quan trọng nhất khiến virus chỉ là dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc? A. Virus không có cấu trúc tế bào. B. Virus có cấu tạo quá đơn giản chỉ gồm nucleic acid và protein. C. Virus chỉ có thể nhân lên trong tế bào của vật chủ. D. Virus có thể có hoặc không có vỏ ngoài. Câu 28: Cho các đặc điểm sau: 1. Số lượng tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi. 2. Chất độc tích lũy quá nhiều. 3. Số lượng vi khuẩn đạt cực đại và không đổi. 4. Số lượng vi khuẩn tăng lên rất nhanh. Pha cân bằng gồm các đặc điểm nào? A. 1, 2. B. 1, 3. C. 1, 4. D. 2, 3. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1.(1 điểm) Hiện tượng các cặp NST tương đồng tiếp hợp với nhau trong kì đầu I của giảm phân có ý nghĩa gì? Câu 2.(1 điểm) Một bạn học sinh nói: “Vi sinh vật có hại vì chúng gây bệnh cho con người, vì vậy cần kìm hãm và tiêu diệt chúng”. Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Giải thích? Câu 3.(0.5 điểm) Tại sao mỗi loại virus chỉ gây bệnh ở một hoặc một số loài sinh vật nhất định? Cho ví dụ? Câu 4.(0.5 điểm) Số lượng tế bào của một quần thể vi khuẩn trong tự nhiên có tăng mãi không? Vì sao? HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 132