Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

docx 13 trang Tài Hòa 17/05/2024 1380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_ngu_van_lop_12_co_dap_an_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

  1. BẢNG MÔ TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - MÔN NGỮ VĂN 12 Mức độ nhận thức % Tổng Tổng Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng điểm T Kĩ cao T năng Thời Thời Thời Thời Số Thời Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ gian gian gian gian câu gian (%) (%) (%) (%) (phút) (phút) (phút) (phút) hỏi (phút) 1 Đọc 15 10 10 5 5 5 4 20 30 hiểu 2 Viết 5 5 5 5 5 5 5 5 1 20 20 đoạn văn nghị luận xã hội 3 Viết 20 10 15 10 10 20 5 10 1 50 50 bài văn nghị luận văn học Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 6 90 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ 70 30 100 chung
  2. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - MÔN NGỮ VĂN 12 TT Nội Đơn vị Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung kiến kĩ năng cần kiểm tra, nhận thức kiến thức/kĩ đánh giá Vận Nhận Thông Vận thức/ năng dụng biết hiểu dụng kĩ năng cao 1 ĐỌC Truyện Nhận biết: 2 1 1 0 4 HIỂU hiện đại - Nhận diện được ngôi Việt Nam kể, đề tài, cốt truyện, chi từ sau tiết, sự việc tiêu biểu. , Cách mạng - Xác định phương thức tháng biểu đạt hệ thống nhân Tám năm vật, biện pháp nghệ 1945 đến thuật, của văn bản/đoạn hết thế kỉ trích. XX Thông hiểu: (Ngữ liệu - Hiểu những đặc sắc về ngoài sách nội dung và nghệ thuật giáo khoa) của văn bản/đoạn trích: chủ đề tư tưởng, ý nghĩa của các chi tiết, sự việc tiêu biểu, ý nghĩa của hình tượng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, bút pháp nghệ thuật, - Hiểu một số đặc điểm của truyện ngắn hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX được thể hiện trong văn bản/đoạn trích. Vận dụng: - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích truyện ngắn hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. - Bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn
  3. TT Nội Đơn vị Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung kiến kĩ năng cần kiểm tra, nhận thức kiến thức/kĩ đánh giá Vận Nhận Thông Vận thức/ năng dụng biết hiểu dụng kĩ năng cao bản/đoạn trích. - Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân. 2 VIẾT Nghị luận Nhận biết: 1* ĐOẠN về tư - Xác định được tư VĂN tưởng, đạo tưởng đạo lí cần bàn NGHỊ lí luận. LUẬN XÃ HỘI - Xác định được cách thức trình bày đoạn (khoảng văn. 150 chữ) Thông hiểu: - Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục. Nghị luận Nhận biết: về một - Nhận diện hiện hiện tượng tượng đời sống cần đời sống
  4. TT Nội Đơn vị Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung kiến kĩ năng cần kiểm tra, nhận thức kiến thức/kĩ đánh giá Vận Nhận Thông Vận thức/ năng dụng biết hiểu dụng kĩ năng cao nghị luận. - Xác định được cách thức trình bày đoạn văn. Thông hiểu: - Hiểu được thực trạng/nguyên nhân/ các mặt lợi - hại, đúng - sai của hiện tượng đời sống. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về hiện tượng đời sống. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục. 3 VIẾT Nghị luận Nhận biết: 1 * BÀI về một tác - Xác định kiểu bài VĂN phẩm, một nghị luận, vấn đề cần NGHỊ đoạn trích nghị luận. LUẬN văn xuôi: VĂN - Giới thiệu tác giả, Hồn tác phẩm. HỌC Trương Ba, da - Nhớ được cốt truyện, hàng thịt nhân vật; xác định (trích, Lưu được chi tiết, sự việc
  5. TT Nội Đơn vị Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung kiến kĩ năng cần kiểm tra, nhận thức kiến thức/kĩ đánh giá Vận Nhận Thông Vận thức/ năng dụng biết hiểu dụng kĩ năng cao Quang tiêu biểu, Vũ) Thông hiểu: - Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện hiện đại: vấn đề số phận con người, cảm hứng anh hùng ca và cảm hứng thế sự, tình yêu quê hương đất nước; nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, bút pháp trần thuật mới mẻ. - Lí giải một số đặc điểm cơ bản của truyện hiện đại Việt Nam được thể hiện trong văn bản/đoạn trích. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của truyện hiện đại Việt Nam. - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: - So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong
  6. TT Nội Đơn vị Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung kiến kĩ năng cần kiểm tra, nhận thức kiến thức/kĩ đánh giá Vận Nhận Thông Vận thức/ năng dụng biết hiểu dụng kĩ năng cao diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 6 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100
  7. SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn: Ngữ văn lớp 12 Năm học: 2022 -2023 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh Số báo danh: Lớp I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Trong mỗi chú bé đều âm ỉ giấc mơ bay lên. Tôi cũng thấy thế. Em chắc vẫn còn nuôi giấc mơ đó. Nhưng khi lớn lên, đôi khi những tầng mây thâm thấp thôi cũng khiến ta như bị che khuất tầm nhìn. Tệ hơn, những tầng mây sũng nước thậm chí có thể che khuất cả những giấc mơ, đè nén khát vọng của mỗi người. Một ngày mây mù có thể khiến ta yếu ớt và bi lụy. Một chút thất bại cũng như mây mù kéo đến, có thể làm em rút vào tổ kén u uất, bi quan. Ai đó nói rằng cách tốt nhất để hóa giải khó khăn là đi xuyên qua nó. Đi xuyên qua mây mù bằng giấc mơ phi công gìn giữ từ thơ bé. Đi xuyên qua gian khó bằng lòng lạc quan. Đi xuyên qua u mê bằng khao khát hướng đến trí tuệ, thông sáng. Đi xuyên qua thất bại bằng sự điềm đạm trưởng thành. Vì triệu năm đã là như thế, cuộc đời có hôm nắng đẹp, có ngày mưa dầm, có tuần mây đen như đè nặng, có khoảnh khắc u ám tối dạ, rỗng đầu, nhưng Mặt Trời vẫn mọc mỗi sớm mai. Không phải ai cũng có thể trở thành phi công lái Airbus hay Boeing đúng y như giấc mơ tuổi nhỏ. Nhưng ai cũng có thể học cách giữ cho mình giấc mơ bay xuyên qua những tầng mây, đón nắng rọi sáng tâm hồn khiến nụ cười luôn nở trên môi mỗi người. (Bay xuyên những tầng mây, Hà Nhân, NXB Văn học, 2016, tr.98) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn trích? Câu 2. Theo đoạn trích, làm thế nào để hóa giải những khó khăn trong cuộc sống? Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng cách tốt nhất để hóa giải khó khăn là đi xuyên qua nó? Câu 4. Điều anh/chị tâm đắc nhất từ đoạn trích trên là gì? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của ước mơ đối với tuổi trẻ. Câu 2. (5.0 điểm) Xác hàng thịt: (bắt đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác Hồn Trương Ba: A, mày biết nói kia à? Vô lí, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mày chỉ là xác thịt âm u đui mù Xác hàng thịt: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả linh hồn cao khiết của ông đấy! Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc! Xác hàng thịt: Có thật thế không? Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt, Xác hàng thịt: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: Khi ông ở bên nhà tôi Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại Đêm hôm đó, suýt nữa thì Hồn Trương Ba: Im đi! Đấy là mày chứ, chân tay mày, hơi thở của mày Xác hàng thịt: Thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với chính thân thể mình nhỉ! Tôi chỉ trách là sao đêm ấy ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của ! Này, nhưng ta nên thành thật với nhau một chút: Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi và đủ các thứ thú vị khác không
  8. làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao? Để thỏa mãn thôi, chẳng lẽ ông không tham dự vào chút đỉnh gì? Nào hãy thành thật trả lời! Hồn Trương Ba: Ta ta đã bảo mày im đi! Xác hàng thịt: Rõ ràng là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được! Hai ta đã hòa với nhau làm một rồi! Hồn Trương Ba: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn! (Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.144 – 145) Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong đoạn trích trên. Từ đó rút ra ý nghĩa triết lí mà tác giả gửi gắm. Hết
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN 12 Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0.75 2 Theo đoạn trích, để hóa giải những khó khăn là đi xuyên qua nó. Đi xuyên qua mây mù bằng giấc mơ phi công giữ gìn từ thơ bé. Đi 0,75 xuyên qua gian khó bằng lòng lạc quan. Đi xuyên qua u mê bằng khao khát hướng đến trí tuệ, thông sáng. Đi xuyên qua thất bại bằng sự điềm đạm trưởng thành. 3 Tác giả cho rằng cách tốt nhất để hóa giải khó khăn là đi xuyên qua 1.0 nó. Bởi khi ta có đủ dũng cảm dám đối mặt với thử thách, không né tránh, không nản lòng, tìm cách khắc phục, giải quyết khó khăn, con người sẽ vững vàng, trưởng thành, rèn luyện bản lĩnh và thành công. 4 Thí sinh có thể trả lời theo suy nghĩ, quan điểm của cá nhân nhưng cần lí giải một cách lôgic, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. 0.5 Gợi ý: - Không ngừng nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng cho bản thân trong mọi hoàn cảnh vì ước mơ giúp con người sống có ý nghĩa, có lí tưởng, có khát vọng và hoài bão - Trong cuộc sống, con người có lúc gặp phải khó khăn, thử thách, thất bại, thậm chí là mất mát nhưng nếu con người có bản lĩnh và kiên trì sẽ vượt qua tất cả II Làm văn 1 Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai 2.0 trò của ước mơ đối với tuổi trẻ. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ 0.25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, song hành hoặc móc xích. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.25 Vai trò của ước mơ đối với tuổi trẻ. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập 1.0 luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của ước mơ đối với tuổi trẻ. Có thể triển khai theo hướng sau: *Giải thích: Ước mơ là những điều tốt đẹp trong tương lai mà con người luôn hướng tới, mong muốn, khao khát đạt được nó. * Bàn luận (phân tích, chứng minh): Ước mơ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, đặc biệt là với tuổi trẻ: - Giúp các bạn trẻ định hướng tương lai, sống có mục đích, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, thử thách để đạt được thành công. - Giúp người trẻ tạo động lực sống có ý nghĩa với tập thể, xã hội, cộng đồng. - Để thực hiện được ước mơ, con người cần trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng cần thiết. Đồng thời cũng cần cả lòng kiên trì và ý chí để thực hiện và theo đuổi ước mơ. - Phê phán những người sống không có ước mơ, hoài bão, lí tưởng * Bài học nhận thức và hành động: Tuổi trẻ cần sống có ước mơ, hoài bão để thiết lập một tương lai tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội.
  10. d. Sáng tạo 0.25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0.25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 2 Xác hàng thịt: (bắt đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông 5.0 Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác Hồn Trương Ba: A, mày biết nói kia à? Vô lí, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mày chỉ là xác thịt âm u đui mù Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn! (Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.144 – 145) Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong đoạn trích trên. Từ đó rút ra ý nghĩa triết lí mà tác giả gửi gắm. 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi 0.25 (có ý phụ) Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt qua đoạn trích trên và rút ra ý nghĩa triết lí được gửi gắm qua màn đối thoại đó. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận 0.5 - Lưu Quang Vũ được coi là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại; đóng góp thiết thực vào công cuộc đổi mới đất nước và góp phần đem đến cho sân khấu Việt Nam đương đại một sức sống mới; qua đó khẳng định khát vọng hoàn thiện cách sống, hoàn thiện con người. - Một trong những vở kịch để lại tiếng vang trong sự nghiệp sáng tác của ông là tác phẩm: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”; - Nêu vấn đề cần nghị luận: Trong vở kịch, Hồn Trương Ba khi đối thoại với Xác đã thể hiện sâu sắc bi kịch của nhân vật, thể hiện rõ thông điệp về khát vọng được sống là chính mình và sự đấu tranh chống lại cái dung tục để hoàn thiện nhân cách. * Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt và 3,0 rút ra ý nghĩa - Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh của cuộc đối thoại Trương Ba là một ông lão làm vườn, hiền lành, nhân hậu và có tài chơi cờ rất giỏi với những nước cờ rất khoáng hoạt và trí tuệ. Do sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu, Trương Ba bị bắt chết nhầm. Để sửa sai, Đế Thích đã cho Trương Ba được sống lại trong xác của anh hàng thịt. Trương Ba dần thay đổi, trở nên tầm thường, thô lỗ nhận thấy sự thay đổi đó, ông đau khổ, tuyệt vọng và vô cùng chán nản, muốn thoát khỏi tình cảnh sống nhờ, sống gửi để được sống là chính
  11. mình. Từ mong muốn đó, hồn Trương Ba đã tách ra khỏi xác hàng thịt và cả hai có một cuộc tranh luận vô cùng căng thẳng. - Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt: + Mở đầu màn đối thoại, hồn Trương Ba đã lớn tiếng mắng mỏ xác hàng thịt với thái độ đầy tức giận và khinh thường, nhằm phủ định hoàn toàn sự tồn tại của thể xác: “Vô lí! Mày không thể biết nói không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u đui mù, chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!”. Từ chỗ hồn kiên quyết không công nhận sự tồn tại của thân xác, coi khinh xác chỉ thứ vô nghĩa, hồn Trương Ba buộc phải thừa nhận sự tồn tại của xác nhưng gán cho nó gắn với những thứ tầm thường, thấp kém: “Nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt, ”. Lời thoại dài, giọng điệu mạnh mẽ, cách xưng hô “Ta – mày” càng khẳng định thái độ coi thường, khinh bỉ, căm ghét của Hồn đối với xác - loại thấp kém so với sự cao quý của tâm hồn. Cho nên, tất cả những hành động tầm thường như sự rung động trước cô vợ người hàng thịt hay sự xao xuyến trước các món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, đều là của sự thỏa mãn thèm khát của xác: “Đó là mày chứ, chân tay mày, hơi thở mày, ”. + Không chỉ khẳng định sự cao quý của mình trước xác, hồn còn khẳng định cho xác thấy sự tồn tại độc lập, nguyên vẹn, thẳng thắn của mình, không hề bị thể xác vấy bẩn, tha hóa: “Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn ”. Hồn vẫn ngụy biện rằng dù ở trong thân xác của xác hàng thịt dung tục nhưng hồn vẫn giữ được sự trong sạch của mình, không vì hoàn cảnh tầm thường mà trở thành thô thiển, phàm tục. Tuy nhiên, trước những lí lẽ và dẫn chứng của xác, hồn cũng đã vô cùng đau khổ, không thể che giấu được sự xấu hổ và tìm cách chạy trốn: “Im đi! . Ta đã bảo mày im đi!”. + Ban đầu, xác nhạo báng gọi hồn là “cái linh hồn mờ nhạt” và khẳng định sự tồn tại của mình: “Xác thịt có tiếng nói đấy! có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả linh hồn cao khiết” của hồn. Xác đưa ra những bằng chứng về sức mạnh sai khiến ghê gớm, lấn át cả linh hồn cao khiết mà hồn cũng phải thừa nhận, bằng thái độ ngạo nghễ, thách thức, giễu cợt và cách xưng hô ngang hàng “tôi – ông”. Đó là cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn lại”, đêm hôm đó suýt nữa thì ; đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây hồn cho là “phàm”: tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, Đó còn là cái lần ông tát thằng con “toé máu mồm máu mũi”, , cơn giận có thêm sức mạnh đôi tay. Xác cũng cười nhạo cái lí lẽ mà hồn đưa ra để ngụy biện: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn, ”. Xác chỉ rõ cho hồn thấy sự tha hóa của hồn khi ở trong xác, hồn Trương Ba đã bị xác sai khiến, lấn át và thậm chí đã thay đổi hoàn toàn, đã trở thành con người khác, không còn có đời sống riêng, trong sạch như hồn đã khẳng định. + Trong màn đối thoại với xác hàng thịt, hồn Trương Ba từ thế chủ động ban đầu đã dần trở nên yếu thế, đuối lí và bị dồn vào thế bị động, lời thoại ngắn dần, chỉ còn là những lời kêu, tiếng than đầy đau khổ, nhát gừng: “Nhưng nhưng ”. Cuối cùng, hồn đành bần thần nhập lại vào xác trong sự ngậm ngùi, tuyệt vọng. Còn xác hàng thịt, luôn ở thế chủ động, lấn lướt hồn, xảo quyệt an ủi, dụ dỗ hồn thỏa
  12. hiệp, chiều theo những đòi hỏi của mình. -Ý nghĩa của màn đối thoại + Hai hình tượng hồn và xác mang ý nghĩa ẩn dụ. Hồn biểu tượng cho khát vọng, lí tưởng sống thanh cao, trong sạch, cho những gì đẹp đẽ bên trong con người; còn xác là biểu tượng cho sự dung tục, tầm thường, những nhu cầu bản năng của con người. + Màn đối thoại giữa hồn và xác gửi gắm nhiều thông điệp có ý nghĩa triết lí: . Phản ánh bi kịch sống không được là chính mình của Trương Ba. Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng đó là cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chung với cái dung tục và bị cái dung tục đồng hóa. . Đặt ra vấn đề: con người sống là chính mình, phải có sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác. . Cảnh báo khi con người phải sống cùng với cái dung tục thì tất yếu sẽ bị nó ngự trị, lấn át và tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người. * Đánh giá, mở rộng liên hệ - Cuộc đối thoại giữa hồn và xác chính là xung đột diễn ra trong bản thân nhân vật, hai phần trong một con người. Giữa xác hàng thịt và hồn Trương Ba có sự đối lập giữa nhiều yếu tố như tốt - xấu, thanh cao - phàm tục, bản năng - lí trí - Qua đây, Lưu Quang Vũ muốn khẳng định: không gì hạnh phúc bằng khi được sống đúng là mình, sống với những gì mình đã có. Như thế cuộc đời sẽ thanh thản, nhẹ nhàng và ý nghĩa biết bao. Cuộc sống chỉ có giá trị khi con người được trở về đúng bản chất của mình, được sống trong một cơ thể thống nhất. Quá trình đấu tranh cũng như cân bằng giữa hai mặt này đòi hỏi mỗi một người phải trung thực, vừa phải nghiêm khắc với bản thân, thậm chí còn cần đến cả bản lĩnh và lòng dũng cảm. 4. Sáng tạo 0.5 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu Tổng điểm 10,0