Đề kiểm tra cuối kì II môn Hóa 10 - Đề 2 - Nguyễn Thuận Phát

pdf 7 trang hatrang 7940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II môn Hóa 10 - Đề 2 - Nguyễn Thuận Phát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_hoa_10_de_2_nguyen_thuan_phat.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Hóa 10 - Đề 2 - Nguyễn Thuận Phát

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – HÓA 10 (Đề 2) Điểm Lời phê Tên: . Lớp: 10/ . . I. Trắc Nghiệm (7 điểm) Câu 1. Đặc điểm chung của nhóm halogen là: A. Đều là chất khí ở điều kiện thường B. Đều tác dụng mãnh liệt với nước C. Đều có tính oxi hóa mạnh D. Chỉ có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam kim loại R trong H2SO4 đặc ,nóng dư thu được 3,36 lit SO2(đktc). Kim loại R là: A. Cu B. Zn C. Mg D. Fe Câu 3. Tính chất đặc biệt của axit H2SO4 đặc là tác dụng được với các chất ở phương án nào sau đây A. Ba(NO3)2, BaCl2, Ba(OH)2 B. MgO, CuO, Al2O3 C. Na, Mg, Zn D. Cu, C, S Câu 4. Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai ? A. H2SO4 đặc là chất hút nước mạnh B. H2SO4 đặc dễ gây bỏng nặng C. H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất của axít mạnh D. Khi pha loãng dung dịch axit sunfuric, chỉ được cho từ từ nước vào axit. Câu 5. Nhận định nào sau đây đúng ? A. H2SO4 đặc, nguội tác dụng mãnh liệt với Al; Fe; Cr B. Có thể loại bỏ khí CO2 (lọc lấy SO2 tinh khiết) trong hỗn hợp khí gồm CO2 và SO2 khi sục hỗn hợp này qua dung dịch Ca(OH)2 C. Để nhận biết H2S và muối sunfua, người ta dùng dung dịch muối của chì và đồng D. Cho khí SO2 tác dụng với dung dịch NaOH với tỉ lệ mol bất kì đều cho ra đồng thời 2 loại muối. Câu 6. Phản ứng nào sau đây không xảy ra? A. F2 + H2O  HF + HFO B. Cl2 + H2O  HCl + HClO t o C. Br2 + H2O  HBr + HBrO D. 2Au + 3F2  2AuF3 Câu 7. Nhóm chất nào sau đây chỉ có tính oxi hóa? A. O2, Cl2, S B. O3, F2, H2SO4 đặc C. H2O2, HCl, SO3 D. FeSO4, KMnO4, S Trang 1 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  2. Câu 8. Cho sơ đồ phản ứng sau: . Cặp khí X và Y lần lượt là: A. H2S; hơi S B. H2S; SO2 C. H2S; SO3 D. H2S; CO2 Câu 9. Hãy chỉ ra câu phát biểu không chính xác. A. Trong tất cả các hợp chất, Flo chỉ có số oxi hóa -1 B. Trong tất cả các hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hóa là -1 C. Tính oxi hóa của halogen giảm dần từ Flo đến Iôt. D. Trong hợp chất với hiđro và kim loại, các halogen luôn thể hiện số oxi hóa là -1 Câu 10. Trong muối NaBr có lẫn NaI. Để loại bỏ tạp chất, người ta có thể : A. Nung nóng hỗn hợp. B. Cho dung dịch hỗn hợp các muối tác dụng với dung dịch Cl2 dư, sau đó cô cạn dung dịch. C. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch brom, sau đó cô cạn dung dịch D. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch AgNO3 Câu 11. Hòa tan hoàn toàn 14,7g hỗn hợp Mg, Zn, Al bằng HCl thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 25,0 B. 26,0 C. 30,0 D. 36,0 Câu 12. Cho 3,68g hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10% thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là: A. 101,48g B. 101,68g C. 97,8g D. 88,2g Câu 13. Hấp thụ hoàn toàn 12,8g khí SO2 vào 500ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam chất tan. Giá trị của m là: A. 35,6 B. 25,2 C. 29,2 D. 20,8 Câu 14. Công thức của clorua vôi là: A. CaCl2 B. CaOCl2 C. Ca(OH)2 D. CaO Câu 15. Nước Gia-ven có tính tẩy màu là do: 1 A. Cl trong NaClO có tính oxi hóa mạnh B. hỗn hợp NaCl và NaClO có tính oxi hóa mạnh C. có clo trong dung dịch D. Có ion Na+ trong dung dịch Câu 16. Thuốc tử dung nhất nhận biết các lọ dung dịch: KF, BaCl2, NaBr, NaI là: A. H2SO4 B. Quỳ tím C. Phenolphtalein D. AgNO3 Trang 2 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  3. Câu 17. Công thức phân tử của Hiđro peclorit là: A. HClO B. HClO4 C. HClO3 D. HClO2 Câu 18. Các phương trình phản ứng nào sau đây chứng minh S có tính khử? t o t o (1) S + Na  Na2S (2) S + Fe  FeS t o (3) SO2 + Cl2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl (4) H2S + O2  SO2 + H2O 3 A. (1); (2) B. (2); (3) C. (3); 2(4) D. (4); (1) Câu 19. Cho các nhận định sau: I> Lưu huỳnh khi phản ứng với các kim loại đều cần nung nóng II> Phản ứng giữa SO2 và NaOH không phải là phản ứng oxi hóa khử với bất kì tỉ lệ mol nào 2 III> H2SO4 đặc nóng oxi hóa sắt thành Fe IV> H2S vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa V> Để điều chế khí SO2 trong công nghiệp, người ta đốt quặng pirit sắt FeS2 Số nhận định sai là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 20. Trong các phản ứng sau đây, hãy chỉ ra phản ứng không đúng ? A. H2S + Pb(NO3)2 PbS + 2HNO3. B. 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O C. H2S + 4H2O + 4Br2 H2SO4 + 8HBr. D. H2S + 2NaCl Na2S + 2HCl. Câu 21. H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất nào dưới đây? A. Fe3O4; BaCl2; Al; Cu(OH)2; Na2CO3 B. CaCO3; NaOH; Cu; MgO; Al C. Al(OH)3; Na2SO3; Zn; Fe; CuS D. Zn(OH)2; BaCO3; Ag; NH3; Pb Câu 22. Thuốc thử duy nhất để nhận biết các lọ dung dịch sau: MgCl2, NaCl, H2SO4, NaOH, Ba(NO3)2 là: A. AgNO3 B. BaCl2 C. Quỳ tím D. HCl Câu 23. Đun nóng 11,6g hỗn hợp gồm Fe và S với tỉ lệ mol tương ứng là 3:2 (không có không khí) thu được chất rắn X. Cho X hòa tan hết vào trong dung dịch HCl loãng thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là: A. 1,12 B. 3,36 C. 2,24 D. 4,48 Câu 24. Cho m gam nhôm tác dụng với Cl2 dư, sau phản ứng thu được 40,05g muối. Giá trị m là: A. 2,7 B. 5,4 C. 8,1 D. 10,8 Trang 3 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  4. Câu 25. Cho 26,6 gam hỗn hợp KCl và NaCl hòa tan vào nước để được 500 gam dung dịch. Cho dung dịch trên tác dụng vừa đủ với AgNO3 thì thu được 57,4 gam kết tủa. Thành phần phần trăm theo khối lượng của KCl và NaCl trong hỗn hợp đầu là A. 34,00% và 66,00%. B. 56,02% và 43,98%. C. 60,00% và 40,00%. D. 70,00% và 30,00%. Câu 26. Để trung hòa hết 200g dung dịch HX ( X là halogen) nồng độ 14,6% người ta phải dùng 250 ml dung dịch NaOH 3,2M. Dung dịch axit đã dùng là: A. HF (F=19) B. HI (I=127) C. HCl (Cl=35,5) D. HBr (Br=80) Câu 27. Cho hỗn hợp X dạng bột gồm Al, Fe, Cu. Hòa tan 23,4g X bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 15,12 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Mặt khác, cho 23,4g X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong hỗn hợp là: A. 41,03% B. 21,07% C. 37,63% D. 50% Câu 28. Khí nào sau đây có thể được làm khô bằng H2SO4 đặc ? A. CO2 B. H2S C. SO2 D. NH3 II. Tự Luận (3 điểm) Câu 29. Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi phản ứng sau (1 điểm): (1) (2) (3) (4) FeS2  SO2  S  H2S  H2SO4 Câu 30. Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư; sau phản ứng thu được 6,72 lít khí SO2 ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Mặt khác, khi cho X vào dung dịch HCl loãng, dư thì thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Tính giá trị m. (2 điểm) (Cho NTK các chất: Cu=64; Zn=65; Fe=56; Al=27; Mg=24; Na=23; K=39; Ag= 108; H=1; O=16; Cl=35,5; S=32) BÀI LÀM I. Trắc Nghiệm: Điểm trắc nghiệm: /7đ 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. Trang 4 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  5. II. Tự Luận: Điểm tự luận: ./3đ Trang 5 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  6. Trang 6 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  7. Trang 7 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát