Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Đề 3 - Hoàng Viết Tiến

docx 4 trang Phương Ly 06/07/2023 3160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Đề 3 - Hoàng Viết Tiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_de_3_hoang_v.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Đề 3 - Hoàng Viết Tiến

  1. Thầy Hoàng Viết Tiến – Dạy Kèm Theo Nhóm - 0369.28.88.28 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT . MÔN HÓA HỌC Lớp 10 Ho, tên thí sinh: Lớp: SBD : Phòng: ĐỀ 3 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Cho 1,405 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, ZnO, MgO tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl 0,1M. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là : A. 2,78 g B. 3,405g C. 3,85g D. 2,45g Câu 2: Clo có thể phản ứng được với các chất trong dãy nào sau đây ? A. Cu, CuO, Ca(OH)2, AgNO3 B. NaBr(dd), NaI(dd), NaOH(dd) C. ZnO, Na2SO4, Ba(OH)2 D. Fe, Cu, O2, H2 Câu 3: Khi cho từng chất KMnO4, MnO2, KClO3, K2Cr2O7 có cùng số mol tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư thì chất cho lượng khí clo ít nhất là : A. KMnO4 B. MnO2. C. K2Cr2O7 D. KClO3 Câu 4: Để điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm người ta chọn cách : A. Cho KCl tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng B. Cho NaCl khan tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng C. Cho KCl tác dụng với dung dịch KMnO4 có mặt H2SO4 loãng D. Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng Câu 5: Trong các chất dưới đây, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là A. HF B. HCl. C. HBr. . D. HI. Câu 6: Phản ứng (quá trình) nào sau đây là phản ứng (quá trình) thu nhiệt? A. Nước hoá rắn. B. Quá trình chạy của con người. C. Khi CH4 đốt ở trong lò. D. Hoà tan KBr vào nước làm cho nước trở nên lạnh Câu 7: Nhiệt suất thường được chọn ở điều kiện chuẩn là ? A. 20oC. B. 25oC C. 24oC. D. 22oC. Câu 8: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+. C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+ Câu 9: Cho các phản ứng : 1. Cl2 + 2NaBr→ 2NaCl + Br2 2. Cu + Cl2 → CuCl2 3. Cl2 + Ca(OH)2→ CaOCl2 + H2O 4. Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3 5. 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O 6. 2KClO3 → 2KCl + 3O2 Số phản ứng Chlorine chỉ đóng vai trò làm chất oxi hóa là: A. 4. B. 5 C. 3 D. 6 1
  2. Thầy Hoàng Viết Tiến – Dạy Kèm Theo Nhóm - 0369.28.88.28 Câu 10: Cho phản ứng: 2CO (g) + O2 (g) ⟶ 2CO2 (g). Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu tăng nồng độ CO gấp 3 lần A. tăng gấp 3 lần. B. tăng gấp 6 lần. C. tăng gấp 9 lần D. giảm 3 lần. Câu 11: Tốc độ phản ứng của một phản ứng hóa học là A. đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nồng độ của chất phản ứng trong một đơn vị thời gian B. đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nồng độ của chất sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian C. đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi tốc độ chuyển động của chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian D. đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nồng độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. Câu 12: Cho ba mẫu đá vô (100% CaCO3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng bột mịn vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường) . Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng? A. t3 t2 t1 B. t2 t1 t3 . C. t1 t2 t3 . D. t1 t2 t3 . Câu 13: Cho dung dịch HCl (đặc, dư) tác dụng hoàn toàn với 1 mol mỗi chất sau: Fe, KClO3, KMnO4, Ca(HCO3)2. Trường hợp sinh ra khí có thể tích lớn nhất (ở cùng điều kiện) là A. Fe B. KClO3 C. KMnO4 D. Ca(HCO3)2 Câu 14: Để hoà tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp gồm kim loại R (chỉ có hóa trị II) và oxit của nó cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại R là A. Ba B. Be C. Mg D. Ca Câu 15: Hoà tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước được dung dịch A. Sục khí clo dư vào dung dịch A. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch, thu được 58,5 gam muối khan. Khối lượng NaCl có trong hỗn hợp X là : A. 17,55 gamB. 29,25 gam.C. 58,5 gam D. 29,52 gam Câu 16: Với phản ứng đơn giản: aA + bB ⟶ sản phẩm, tốc độ phản ứng được tính theo công thức a b A. v = kC AC B. B. v = kCACB C. v = CaACbB D. v = abCACB Câu 17: Phát biểu nào sau đây sai? A. Nồng độ các chất phản ứng càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn B. Áp suất của các chất ở thể khí càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn C. Diện tích bề mặt càng nhỏ, tốc độ phản ứng càng lớn. D. Nhiệt độ càng cao, tốc độ phản ứng càng lớn Câu 18: Với phản ứng có γ=2. Nếu nhiệt độ tăng từ 30°C lên 70°C thì tốc độ phản ứng A. tăng gấp 4 lần B. tăng gấp 8 lần C. giảm 4 lần D. tăng gấp 16 lần. Câu 19: Cho phương trình hóa học (a, b, c, d, e, g là các hệ số nguyên tối giản). aKMnO4 + bHCl  cKCl + dMnCl2 + eCl2 + gH2O 2
  3. Thầy Hoàng Viết Tiến – Dạy Kèm Theo Nhóm - 0369.28.88.28 Tỉ lệ b: e là A. 8: 1 B. 16: 5.C. 8: 3 D. 12: 5 Câu 20: Cho phương trình nhiệt hoá học sau: H2(g) + I2(g) → 2HI(g) Phát biểu nào sau đây về sự trao đổi năng lượng của phản ứng trên là đúng? A. Phản ứng giải phóng nhiệt lượng 11,3 kJ khi 2 mol HI được tạo thành. B. Tổng nhiệt phá vỡ liên kết của chất phản ứng lớn hơn nhiệt toả ra khi tạo thành sản phẩm C. Năng lượng chứa trong H2 và I2 cao hơn trong HI. D. Phản ứng xảy ra với tốc độ chậm. Câu 21: Hợp chất nào sau đây chứa hai loại nguyên tử Iron (Fe) với số oxi hoá +2 và +3. A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Fe(OH)3 Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 2,84 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại nhóm IIA và thuộc hai chu kì liên tiếp trong BTH bằng dung dịch HCl thu được dung dịch X và 672 ml CO2 (đkc). Xác định công thức của hai muối cacbonat và % số mol của muối có phân tử khối lớn hơn? A. MgCO3 và CaCO3 ;66,67% B. MgCO3 và CaCO3; 33,33% C. CaCO3 và SrCO3; 40% D. SrCO3 và BaCO3: 60% Câu 23: Chia 22,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na, Ca thành 2 phần bằng nhau : • Phần 1 cho tác dụng hết với O2 thu được 15,8 gam hỗn hợp 3 oxit. • Phần 2 cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,5M thu được a mL H2 . Tính V ? A. 600 B. 400. C. 300. D. 150. Câu 24: Dẫn hai luồng khí clo đi qua hai dung dịch KOH: dung dich thứ nhất loãng và nguội, dung dịch thứ hai đậm đặc đun nóng 1000C. Nếu lượng muối KCl sinh ra trong hai dung dịch bằng nhau thì tỉ lệ thể tích khí clo đi qua dung dịch thứ nhất và dung dịch thứ hai là: A. 5/3 B. 2/3. C. 3/5. D. 1/3. Câu 25: Nồi áp suất dùng để ninh, hầm thức ăn có thể làm nóng nước tới nhiệt độ 120°C so với 100°C khi dùng nồi thường. Trong quá trình hầm xương thường diễn ra nhiều phản ứng hóa học, ví dụ quá trình thủy phân collagen thành gelatin. Hãy cho biết tốc độ của phản ứng thủy phân collagen thành gelatin thay đổi như thế nào khi sử dụng nồi áp suất thay cho nồi thường. A. Không thay đổi B. Giảm 4 lần C. Ít nhất tăng 4 lần. D. Ít nhất giảm 16 lần Câu 26: Thực hiện phản ứng sau trong bình kín: H2 (k) + Br2 (k) → 2HBr (k). Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,072 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,048 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là: A. 8.10 4 mol/(l.s)B. 6.10 4 mol/(l.s)C. 4.10 4 mol/(l.s)D. 2.10 4 mol/(l.s). Câu 27: Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là 3
  4. Thầy Hoàng Viết Tiến – Dạy Kèm Theo Nhóm - 0369.28.88.28 A. 4,0.10-4 mol/(l.s). B. 7,5.10-4 mol/(l.s). C. 1,0.10-4 mol/(l.s). D. 5,0.10-4 mol/(l.s). Câu 28 : Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng trung hòa sau: HCl(aq) + NaOH(aq) → NaCl(aq) + H2O(l) ∆H = -57,3 kJ. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Cho 1 mol HCl tác dụng với NaOH dư tỏa nhiệt lượng là 57,3 kJ. B. Cho HCl dư tác dụng với 1 mol NaOH toả nhiệt lượng là 57,3 kJ. C. Cho 1 mol HCl tác dụng với 1 mol NaOH tỏa nhiệt lượng là 57,3 kJ. D. Cho 2 mol HCl tác dụng với NaOH dư tỏa nhiệt lượng là 57,3 kJ II. Tự Luận: Câu 1: Mỗi quá trình sau đây là ảnh hưởng của: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác? a. Cho nhiều vôi vào nước sẽ làm nước tăng nhiệt độ nhanh hơn. b. Cho thực phẩm vào tủ lạnh sẽ làm chậm quá trình phân huỷ. c. khi làm sữa chua người ta thường cho thêm men Lac-tic. d. Khi làm muối ăn người ta phải nghiền muối thành những hạt tinh thể nhỏ. e. Đây là cơ chế của nồi ấp suất hiện nay, với việc tăng áp suất trong nồi sẽ làm chín thức ăn nhanh gấp nhiều lần. Câu 2: Viết các phương trình phản ứng sau ( ghi rõ điều kiện nếu có) a. Br2 + Al b. HCl + K2Cr2O7 0 c. Cl2 + dung dịch KOH ở 70 C d. F2 + H2O e. HF + SiO2 Câu 3: Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố halogen ở hai chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 57,34 gam kết tủa. Xác định hai nguyên tố X ,Y? Câu 4: Cho 29,4 gam K2Cr2O7 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 600ml dung dịch KOH 2M (ở nhiệt độ thường). a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. b) Tính thể tích khí thu được ở điều kiện tiêu chuẩn c) Xác định nồng độ mol của những chất có trong dung dịch sau phản ứng ( thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) 4