Đề kiểm tra cuối kì II môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật Lớp 10 - Mã đề 172 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

doc 3 trang Tài Hòa 17/05/2024 1080
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật Lớp 10 - Mã đề 172 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_giao_duc_kinh_te_va_phap_luat_lop.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật Lớp 10 - Mã đề 172 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

  1. Mã đề thi 172 SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề kiểm tra có 03 trang) Họ, tên thí sinh: Lớp: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Tất cả mọi cá nhân, tổ chức nếu vi phạm pháp pháp luật đều phải bị xử lý như nhau. Điều đó thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật? A. Tính dân chủ. B. Tính qui phạm phổ biến. C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính công khai. Câu 2: Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan A. công tác nhà nước ở địa phương. B. quyền lực nhà nước ở địa phương C. điều hành sản xuất ở địa phương. D. quản lí nhà nước ở địa phương. Câu 3: Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật A. quy định cho làm. B. quy định phải làm. C. không cho phép làm. D. cho phép làm. Câu 4: Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa thể hiện ở việc nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng A. thuyết phục. B. giáo dục. C. pháp luật. D. văn hóa. Câu 5: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 6: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực dân sự? A. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. B. Quyền nghiên cứu khoa học. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền bí mật thư tín, điện tín. Câu 7: Công dân vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị thông qua việc làm nào dưới đây? A. Tham khảo dịch vụ trực tuyến. B. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật. C. Đăng ký hiến máu nhân đạo. D. khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của pháp luật? A. pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lí xã hội. B. quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ. C. nhà nước quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật. D. pháp luật được đảm bảo bằng sức mạnh của nhà nước. Câu 9: Công dân thi hành pháp luật khi A. che giấu người nhập cảnh trái phép. B. đề nghị thay đổi nơi bỏ phiếu. C. nộp thuế đầy đủ theo quy định. D. từ chối khai báo tạm trú theo quy định. Câu 10: Xét về mặt tổ chức, cơ quan nào dưới đây không nằm trong cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân? A. Ban văn hóa – xã hội. B. Hội nông dân. C. Ban kinh tế. D. Ban pháp chế. Câu 11: Giáo dục và đào tạo không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? A. Phân hóa giàu nghèo. B. Đào tạo nhân lực. C. Nâng cao dân trí. D. Bồi dưỡng nhân tài. Trang 1/3 - Mã đề thi 172
  2. Câu 12: Đặc điểm nào của pháp luật là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người trong đời sống xã hội? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. Câu 13: Một trong những nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguyên tắc đảm bảo A. đa đảng đối lập. B. đa nguyên đa đảng. C. quyền lực phân chia các tầng lớp D. quyền lực thuộc về nhân dân Câu 14: Tổng thể các quy phạm pháp luật có mỗi liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau được sắp xếp thành các ngành luật, chế định pháp luật được gọi là A. quy phạm pháp luật. B. văn bản dưới luật. C. hệ thống tư pháp. D. hệ thống pháp luật. Câu 15: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. B. Bảo vệ quyền, lợi ích tuyệt đối của công dân. C. Cưỡng chế mọi nghĩa vụ của công dân. D. Bảo vệ mọi nhu cầu, lợi ích của công dân. Câu 16: Hiến pháp 2013 khẳng định, trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, các thành phần kinh tế đều A. không còn động lực phát triển. B. bình đẳng trước pháp luật. C. không có vai trò quan trọng. D. bị hạn chế phát triển. Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là đường lối đối ngoại của nước ta theo quy định của Hiến pháp? A. Can thiệp vào công việc nội bộ. B. Đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ. C. Chủ động và tích cực hội nhập. D. Hữu nghị, hợp tác và phát triển. Câu 18: Một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước là đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm A. Tổng bí thư Đảng. B. Bí thư Đoàn thanh niên. C. Chủ tịch Quốc hội. D. Phó chủ tịch nước. Câu 19: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây không tuân tuân theo Hiến pháp? A. Đi nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi. B. Đóng thuế đầy đủ. C. Tham gia bầu cử tại địa phương sinh sống. D. Tham gia vào các tệ nạn. Câu 20: Một trong những đặc điểm cơ bản của pháp luật thể hiện ở tính A. bảo mật nội bộ. B. xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. bao quát, định hướng tổng thể. D. chuyên chế độc quyền. Câu 21: Đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống pháp luật đó là A. quy phạm pháp luật. B. ngành luật. C. chế định pháp luật. D. hệ thống pháp luật. Câu 22: Theo quy định của pháp luật, việc Quốc hội tiến hành làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản áp dụng pháp luật là thể hiện chức năng nào dưới đây của Quốc hội? A. Giám sát. B. Lập pháp. C. Dung hòa. D. Lập hiến. Câu 23: Hội đồng nhân dân địa phương không quyết định vấn đề nào dưới đây của địa phương? A. Phát triển kinh tế - xã hội. B. Đảm bảo an ninh – trật tự. C. Chia tách địa giới hành chính. D. Công tác an sinh xã hội. Trang 2/3 - Mã đề thi 172
  3. Câu 24: Về văn hóa, Hiến pháp 2013 khẳng định mục đích, chính sách phát triển nền văn hóa ở Việt Nam là xây dựng và phát triển nền văn hóa A. tách biệt với thế giới bên ngoài. B. tiên tiến và hoàn toàn mới. C. tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. D. đậm đà bản sắc quốc tế. Câu 25: Một trong những nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguyên tắc A. pháp chế xã hội chủ nghĩa. B. pháp chế tư sản. C. dân chủ tư sản. D. dân chủ và quan liêu. Câu 26: Hiến pháp 2013 khẳng định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước thống nhất và A. có nhiều khu tự trị. B. có quyền xâm lược. C. chia cắt nhiều vùng. D. toàn vẹn lãnh thổ. Câu 27: Theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều có quyền được sở hữu tư nhân và quyền thừa kế là nội dung cơ bản của pháp luật về quyền con người trên lĩnh vực A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hóa. D. dân sự. Câu 28: Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do cơ quan nào quyết định? A. Chủ tịch nước. B. Ủy ban thường vụ Quốc hội. C. Quốc hội. D. Chính phủ. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (2 điểm): “Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, dùng để xác định cách thức tổ chức, thể chế chính trị, hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ các quyền công dân, quyền con người”. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy nêu một số quyền con người, quyền cơ bản của công dân trên lĩnh vực chính trị theo Hiến pháp 2013 mà em có thể vận dụng hoặc tham gia? Câu 2 (1 điểm): Khoản 1 Điều 168 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”. a. Hãy chỉ ra đặc trưng cơ bản của pháp luật được đề cập trong thông tin trên? b. Xét về mặt cấu trúc của hệ thống pháp luật, Điều 168 của Bộ Luật Hình sự được gọi là gì? Hãy chỉ ra các bộ phận cơ bản cấu thành hệ thống pháp luật Việt Nam? HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 172