Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn 12
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_ngu_van_12.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn 12
- Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 12 Ngày kiểm tra: 28/12/2021 TIẾT 52-53 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I I. MỤC ĐÍCH - Kiểm tra, đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh qua ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, trong đó chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức về Tiếng Việt, Làm văn ( NLVH) và kiến thức văn học (đặc biệt là về các tác giả, tác phẩm trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 12 (Chương trình cơ bản). 2. Kĩ năng: Học sinh có thể hình thành các kĩ năng sau: + Kĩ năng thu thập, lựa chọn và xử lí thông tin liên quan đến văn bản + Kĩ năng xây dựng cấu trúc, dàn ý, viết đoạn, viết bài văn NLVH. + Kĩ năng trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản 3. Thái độ: Tích cực, chủ động trong việc vận dụng kiến thức. kĩ năng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề bài II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: Tự luận III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA a) Ma trận MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 12; THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút Mức độ nhận thức % Nhận Thông Vận dụng Tổng Tổng Vận dụng biết hiểu cao điểm Thờ Thời TT Kĩ năng i Thời Thời Thời gian Tỉ Số gia Tỉ lệ gian Tỉ lệ gian Tỉ lệ gian (phút) lệ câu n (%) (phút (%) (phút (%) (phút (%) hỏi (ph ) ) ) út) 1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 4 20 30 2 Viết đoạn văn 5 5 5 5 5 5 5 5 1 20 20 nghị luận xã hội
- Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 12 3 Viết bài văn 20 10 15 10 10 20 5 10 1 50 50 nghị luận văn học Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 6 90 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý: - Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận. - Cách cho điểm mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án - Hướng dẫn chấm. b) Đặc tả ( có bản kèm theo) c) Đề, đáp án và hướng dẫn chấm SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT BÙI DỤC TÀI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề. ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:- Những người xuất sắc và thành công trên thế giới phần lớn đều là những người sớm nhận ra thế mạnh cũng như đam mê của mình, và kiên trì đến cùng để mài giũa thế mạnh, theo đuổi đam mê Như vậy, mục tiêu lớn nhất của đời người là sống đúng với tiềm năng của bản thân. Nhưng nếu chỉ ngồi yên, thì tiềm năng không thể nào trở thành tài năng. Ngôi sao trong ta sẽ lụi tàn theo năm tháng. Nếu không hành động, thì ta không thể nào có được cuộc sống viên mãn theo đúng khả năng của mình. Nếu không nỗ lực, thì những tố chất bên trong mỗi người chúng ta sẽ không thể nào hé lộ, mãi mãi tiềm ẩn phí hoài. Nuôi dưỡng ngôi sao trong mình, vun trồng những tiềm năng tố chất. Để một ngày nào đó, tỏa sáng rực rỡ. Cuộc đời là một bộ phim mà trong đó ai cũng phải đóng một vai trò nào đó. Vậy sao không tỏa sáng trong vở diễn đời mình? "Có ba thứ cực kỳ cứng: thép, kim cương và tự thấu hiểu bản thân". Làm thế nào để hiểu được chính mình là câu hỏi lớn nhất của nhiều người trẻ. Người không trẻ chưa hẳn đã hiểu chính mình, nhưng họ nhiều khi đã ngừng đặt câu hỏi. Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển, để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước. Việc này không phải một sớm một chiều mà có thể xong được. Tôi chưa thấy ai một sáng thức dậy bỗng nhận ra rằng bây giờ mình đã hiểu mình là ai. Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt. Ai cũng có những thế mạnh, sở trường. Điều quan trọng là mình hiểu được mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, biết được mình thích gì, muốn gì, mình phù hợp với cái gì để rồi
- Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 12 từ đó mài giũa bản thân theo nó. Để bắt đầu tìm hiểu chính mình, điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác, ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình. (Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn) Câu 1(0,75 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2(0,75 điểm): Theo tác giả, những người xuất sắc và thành công trên thế giới phần lớn là những người như thế nào? Câu 3(1,0 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Có ba thứ cực kì cứng: thép, kim cương và tự thấu hiểu bản thân”? Câu 4(0,5 điểm): Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về quan điểm “phải sống đúng là chính mình”. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (TríchViệt Bắc–Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.111) Hết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 12 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời đúng phương thức biểu đạt nghị luận: không cho điểm 2 -Theo tác giả, những người xuất sắc và thành công trên thế giới phần 0,75
- Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 12 lớn đều là những người sớm nhận ra thế mạnh cũng như đam mê của mình, và kiên trì đến cùng để mài giũa thế mạnh, theo đuổi đam mê Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không nguyên văn mà diễn lại ý: 0,25 điểm - Học sinh trả lời sai: 0 điểm. 3 Câu nói: “Có ba thứ cực kì cứng: thép, kim cương và tự thấu hiểu 1,0 bản thân” có ý nghĩa: - Việc thấu hiểu bản thân không phải là điều đơn giản mà đó là cả một hành trình dài, đầy khó khăn - Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa, sự quý giá của việc thấu hiểu bản thân để rèn giũa mình, để có thể thành công trong cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý: 1,0 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý : 0,5 điểm. 4 - HS nêu được một thông điệp hợp lý, có ý nghĩa rút ra từ đoạn trích 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được thông điệp: 0,5 điểm - Học sinh nêu thông điệp có liên quan đến đoạn trích nhưng không rõ ràng: 0,25 điểm - Học sinh không nêu được thông điệp hoặc nêu thông điệp không liên quan đến đoạn trích: 0 điểm II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn về quan điểm “sống là chính mình” 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Quan điểm “sống là chính mình” và ý nghĩa của quan điểm sống đó c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về quan điểm “sống là chính mình” và ý nghĩa của quan điểm sống đó đối với mỗi con người. Có thể triển khai theo hướng: - Sống là chính mình: mỗi người có những đặc điểm riêng, điểm mạnh, điểm yếu khác nhau , từ đó có những định hướng, ước mơ, mục tiêu khác nhau. Chúng ta hãy luôn tự tin vào bản thân mình, sống hết mình, luôn là chính mình. - Biểu hiện của người sống luôn là chính mình: + Tự tin vào khả năng của mình, hài lòng với ngoại hình của bản thân, không để ý cuộc sống của người khác rồi so bì với mình. + Có mục tiêu, kế hoạch, ước mơ và biết phấn đấu, cố gắng, giữ vững lập trường vì mục tiêu đó. + Không bị tác động từ bên ngoài, có ý kiến, quan điểm riêng và có ý thức bảo vệ quan điểm của mình. - Ý nghĩa của việc sống luôn là chính mình: + Mỗi người sống là chính mình tạo ra những cá tính khác biệt, những màu sắc khác nhau.
- Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 12 + Người luôn là chính mình là người có lập trường kiên định, từ đó chúng ta có thêm động lực, niềm tin để thực hiện kế hoạch mình đề ra. + Mỗi người khi không là chính mình thì chỉ là cuộc sống vay mượn từ người khác, tạm bợ, vô định. Chính vì thế, việc luôn là chính mình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. + Tuy nhiên, chúng ta cũng cần có sự tiếp thu những cái hay, cái tốt của người khác để hoàn thiện mình. (Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống là chính mình, tự tin về bản thân mình và đạt được nhiều thành công để minh họa cho bài làm của mình) - Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người tự ti vào bản thân, không tin tưởng bản thân mình, luôn chỉ nhìn thấy nhược điểm của mình và sống trong sự chìm đắm, ao ước được như người khác, Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Phân tích nội dung và nghệ thuật đoạn thơ Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm
- Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 12 bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn thơ (0,25 điểm) 0,5 * Cảm nhận về đoạn thơ 2,5 - Những câu thơ trong bức tranh tứ bình là lời của người ra đi gửi đến người ở lại. Hai câu thơ đầu của đoạn thơ là lời ướm hỏi của người ra đi để từ đó khẳng định tình cảm, giãi bày tâm tư, nỗi nhớ về 0,25 thiên nhiên và con người Việt Bắc. - Bức tranh mùa đông 0,5 + “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”: sử dụng bút pháp chấm phá: nổi bật trên nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối (màu đỏ hoa chuối gợi liên tưởng đến hình ảnh ngọn đuốc xua đi cái lạnh của của núi rừng mùa đông) + “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”: hình ảnh tia nắng ánh lên từ con dao gài thắt lưng gợi dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao của người lao động, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống. - Bức tranh mùa xuân 0,5 + “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”: màu trắng tinh khôi của hoa mơ tràn ngập không gian núi rừng, thiên nhiên tràn đầy nhựa sống khi xuân về. + Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “chuốt từng sợi giang”: hành động chăm chút, tỉ mỉ với từng thành quả lao động của mình. - Bức tranh mùa hạ + “Ve kêu rừng phách đổ vàng”: toàn bộ khung cảnh thiên nhiên như 0,5 đột ngột chuyển sang sắc vàng qua động từ “đổ”. Có thể liên tưởng màu vàng hòa quyện với tiếng ve kêu tưng bừng, đầy sức sống; Cũng có thể chính tiếng ve đã đánh thức rừng phách nở hoa. + “Nhớ cô em gái hái măng một mình”: “cô em gái” - cách gọi thể hiện sự trân trọng, yêu thương của tác giả với con người Việt Bắc, hình ảnh cô gái hái măng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của con người Việt Bắc. - Bức tranh mùa thu + “Rừng thu trăng rọi hòa bình”: ánh trăng nhẹ nhàng chiếu sáng núi 0,5 rừng Việt Bắc, đó là ánh sáng của “hòa bình”, niềm vui và tự do. + Con người say sưa cất tiếng hát, mộc mạc, chân thành, có tấm lòng thủy chung, nặng ân tình. * Đánh giá chung: - Nêu cảm nhận chung về bức tranh tứ bình: Nghệ thuật tứ bình tạo sự cân đối hài hòa và có tác dụng khắc họa toàn diện vẻ đẹp của đối 0,25 tượng, bốn bức tranh trên tôn lên giá trị của nhau, không thể tách riêng, chúng là bức tranh tuyệt sắc có sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của con người và thiên nhiên. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Phân tích chung chung, chưa rõ các vẻ đẹp của bức tranh tứ bình: 0,75 điểm - 1,25 điểm.
- Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 12 - Phân tích chung chung, không rõ yêu cầu đề: 0,25 điểm - 0,5 điểm. (Lưu ý: GV chỉ cho điểm tối đa ở vẻ đẹp của 4 bức tranh khi HS có kết hợp giữa nội dung và nghệ thuật. Nếu HS tách phần nghệ thuật riêng thì GV linh hoạt khi cho điểm nhưng đảm bảo trong tổng điểm) * Đánh giá 0,5 - Đoạn thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc trong sự hòa quyện, đan cài vào nhau; khẳng định nỗi nhớ, tình cảm sâu đậm của người về xuôi - Đoạn thơ thể hiện những nét nghệ thuật đặc sắc của phong cách thơ Tố Hữu: tính dân tộc đậm đà (thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp với cặp đại từ nhân xưng “mình” – “ta” trong văn học dân gian, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh thơ gần gũi, giọng thơ thiết tha ) - Đoạn thơ góp khúc ca trữ tình tha thiết để tạo nên bài tình ca Việt Bắc trữ tình và hùng tráng về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được 3 ý: 0,5 điểm - Học sinh trình bày được 2 ý: 0,25 điểm d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ Tố Hữu; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm: I + II 10,0 Hết HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC 1. Hướng dẫn học bài cũ - Nắm những đặc điểm về nội dung và nghệ thuậtcủa các tác phẩm đã học 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị bài Trả bài kiểm tra học kì 1 + Lập dàn ý đề văn
- Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 12 + Xem lại phần đọc hiểu, đoạn văn nghị luận xã hội, các lỗi thường gặp trong văn nghị luận- sửa lỗi