Đề kiểm tra cuối kì I môn Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023

docx 3 trang Tài Hòa 17/05/2024 820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_lich_su_lop_11_ma_de_101_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 03 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Lớp: . . Mã đề 101 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 CÂU, 7 điểm) Câu 1. Tổng thống Ru-dơ-ven đã dùng biện pháp gì để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng 1929 - 1933? A. Cắt giảm chi phí quân sự. B. Thực hiện Chính sách mới. C. Kêu gọi sự hỗ trợ của nước ngoài. D. Đẩy mạnh xâm lược các nước. Câu 2. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là A. do mâu thuẫn về thuộc địa. B. Thái tử Áo-Hung bị ám sát năm 1914 C. do mâu thuẫn về văn hóa. D. do mâu thuẫn về kinh tế. Câu 3. Đâu là một trong những vấn đề chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại A. sự ra đời và phát triển của CNXH. B. mâu thuẫn giữa CNTB và CNXH. C. sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế, của chủ nghĩa xã hội khoa học. D. sự ra đời và phát triển của CNTB. Câu 4. Chế độ chính trị của Nga sau Cách mạng 1905-1907 là gì? A. Chế độ quân chủ lập hiến. B. Chế độ dân chủ. C. Chế độ Cộng hòa. D. Chế độ quân chủ chuyên chế. Câu 5. “NEP” là cụm từ viết tắt của A. các kế hoạch năm năm của Liên xô từ năm 1921 đến 1941. B. Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết. C. Chính sách kinh tế mới. D. chính sách cộng sản thời chiến. Câu 6. Chính sách xây dựng nền kinh tế của chính quyền phát xít Đức là A. tập trung, mệnh lệnh, đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá. B. tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. C. tập trung, mệnh lệnh, hiện đại hoá nước Đức. D. tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cần dân sự. Câu 7. Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, các nước tư bản đua nhau xâm lược các nước Á, Phi, Mỹ Latinh nhằm A. đánh đổ chế độ phong kiến lạc hậu. B. tranh giành thị trường và thuộc địa. C. chuẩn bị chiến tranh thế giới. D. truyền bá văn minh phương Tây. Câu 8. Tại sao năm 1868 Nhật Bản phải tiến hành cải cách? A. Để duy trì chế độ phong kiến. B. Để tiêu diệt tướng quân. C. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến. D. Để thoát khỏi một nước phong kiến lạc hậu. Câu 9. Chủ trương chính của Đảng Quốc xã ở Đức là A. dân chủ hoá bộ máy nhà nước. B. phát xít hoá bộ máy nhà nước. C. hợp nhất các tổ chức Đảng ở Đức. D. thoả hiệp với Đảng Cộng sản Đức Câu 10. Nước nào sau đây đã thực hiện Đạo luật phục hưng công nghiệp để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933? A. Italia. B. Pháp. C. Mĩ. D. Anh. Câu 11. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, giới cầm quyền nước nào sau đây chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước? A. Pháp. B. Nhật Bản. C. Mĩ. D. Anh. Câu 12. Chính sách nào được Nhật Bản coi là chìa khóa để tiến lên chủ nghĩa tư bản?
  2. A. Giáo dục. B. Quân sự. C. Chính trị. D. Kinh tế. Câu 13. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Vich-to Huy-gô là A. “Đừng động vào tôi”. B. “Chiến tranh và Hoà bình”. C. “Những người khốn khổ. D. “Nhật kí người điên”. Câu 14. Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX chủ yếu vì A. vấn đề sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh mới. B. vấn đề thuộc địa. C. mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại. D. chiến lược phát triển kinh tế. Câu 15. Năm 1916, Đức mở chiến dịch tấn công Véc-đoong nhằm A. kết thúc chiến tranh. B. gây thiệt hại nặng cho Pháp. C. gây thiệt hại nặng cho Pháp để kết thúc chiến tranh. D. tiêu diệt quân chủ lực của Pháp. Câu 16. Tập Thơ Dâng từng đoạt giải Nô-ben năm 1913 là tác phẩm tiêu biểu của A. Mac-ti. B. Ta-go. C. Ri-dan. D. Lỗ Tấn. Câu 17. Một trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. hệ thống Bec lin – Toyko. B. hệ thống Pari – Vec xai. C. hệ thống Vec xai – Rô ma. D. hệ thống Vec xai – Oasinh tơn. Câu 18. Vì sao Mĩ không tham gia vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất từ đầu? A. Không muốn mất lòng cả hai bên. B. Buôn bán vũ khí cho cả hai bên. C. Không biết ủng hộ bên nào. D. Không thích tham gia chiến tranh. Câu 19. Sự kiện mở đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)? A. Ngày 01 - 08 - 1914, Đức tuyên chiến với Nga. B. Ngày 28 - 07 - 1914, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi. C. Đêm 03 - 08- 1914, Đức vòng qua Bỉ rồi đánh vào Pháp. D. Ngày 04 - 08 - 1914, Anh tuyên chiến với Đức. Câu 20. Đảng Quốc đại ở Ấn Độ là chính đảng của giai cấp nào? A. Tư sản. B. Công nhân. C. Nông dân. D. Địa chủ. Câu 21. Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở nước Nga có tính chất nào sau đây? A. Cách mạng dân tộc dân chủ. B. Cách mạng dân chủ nhân dân. C. Cách mạng tư sản kiểu cũ. D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 22. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa cơ bản của thành tựu văn hóa buổi đầu thời cận đại? A. Góp phần làm thay đổi đời sống tinh thần của con người B. Tạo sự đa dạng về văn hóa C. Lên án tố cáo chế độ phong kiến. D. Nâng cao trình độ văn hóa của con người. Câu 23. Đạo luật nào quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của tổng thống Ru-dơ-ven? A. Thị trường chứng khoán. B. Ngân hàng. C. Phục hưng công nghiệp. D. Điều chỉnh nông nghiệp. Câu 24. Nội dung nào dưới đây không phải là chủ trương của Đảng Quốc xã ở Đức? A. Dân chủ hoá bộ máy nhà nước. B. Chống chủ nghĩa cộng sản. C. Kích động chủ nghĩa phục thù. D. Thiết lập chế độ độc tài. Câu 25. Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong giai đoạn (1918-1939) là A. Nước nhỏ phục tùng nước lớn. B. Luôn luôn được duy trì. C. Giúp đỡ lẫn nhau. D. Tạm thời và mỏng manh. Câu 26. Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là? A. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt hơn. B. Giai cấp tư sản không muốn Nga hoàng tồn tại. C. Nga hoàng đưa nước Nga tham gia vào chiến tranh. D. Nga hoàng bất lực trong giải quyết mâu thuẫn. Câu 27. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), đời sống của giai cấp công nhân các nước tư bản như thế nào? A. Sống trong những căn nhà ổ chuột.
  3. B. Bị tăng giờ làm, tiền lương giảm. C. Hàng chục triệu người thất nghiệp. D. Bị bóc lột tàn bạo. Câu 28. Nhiệm vụ cơ bản của Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở nước Nga là gì? A. Chống bọn phản động trong nước. B. Lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng. C. Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời và chế độ phong kiến. D. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu, 3điểm). Câu 1 (2 điểm): Quá trình phát xít hóa ở Đức và Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX, có điểm gì giống và khác nhau? Câu 2 (1 điểm): Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam như thế nào? HẾT